Soạn văn 7 Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
* Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ:
- Giới thiệu được bài thơ và tác giả. Nêu được ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.
- Diễn tả được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật, đặc biệt chú ý tác dụng của thể thơ bốn chữ hoặc năm chữ trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ.
- Khái quát được cảm xúc về bài thơ.
Các bước viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
1. Trước khi viết
a. Lựa chọn bài thơ
Có thể chọn bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ viết về những đề tài như tình cảm gia đình, tình yêu con người, thiên nhiên, quê hương, đất nước,..
b. Tìm ý
Em hãy thực hiện những thao tác sau đây để tìm ý:
- Đọc bài thơ nhiều lần để có được cảm nhận chung về bài thơ.
- Nêu cảm xúc của em về những nét đặc sắc trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật (thể thơ, vần, nhịp, yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,...) của bài thơ.
- Ghi lại cảm xúc chung của em về bài thơ.
c. Lập dàn ý
Sau khi đã tìm được các ý, em hãy lập dàn ý theo gợi ý sau:
- Mở đoạn: Giới thiệu tác giả và bài thơ, nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.
- Thân đoạn: Nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Kết đoạn: Khái quát cảm xúc về bài thơ.
2. Viết bài
Dựa vào dàn ý đã lập, em viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Trong quá trình viết, hãy lưu ý:
- Đoạn văn cần có đầy đủ ba phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn.
- Các câu trong đoạn tập trung thể hiện nội dung chính của đoạn.
- Lựa chọn từ ngữ phù hợp để thể hiện cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Trình bày đúng hình thức đoạn văn.
3. Chỉnh sửa bài viết
Hãy rà soát bài viết của em theo những yêu cầu ở cột trái và gợi ý chỉnh sửa ở cột phải:
Phân tích bài viết tham khảo
- Giới thiệu về bài thơ và tác giả: Từ đầu.. sau một trận chiến ác liệt.
- Nêu ấn tượng, cảm xúc chung về nét đặc sắc nổi bật nhất của bài thơ:
+ Câu chuyện đã làm rung động sâu xa tâm hồn người đọc.
- Diễn tả cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
+ Sự hi sinh của anh được nhà thơ miêu tả rất xúc động
+ Hình ảnh thơ bình dị
+ Biện pháp tu từ so sánh…
- Khái quát cảm xúc về bài thơ: như một khúc đồng dao thấm đượm cảm xúc tự hào, ngợi ca, chứa chan lòng biết ơn thế hệ cha anh.
Thực hành viết theo các bước
1. Trước khi viết
a. Lựa chọn bài thơ
Có thể chọn bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ viết về những đề tài như tình cảm gia đình, tình yêu con người, thiên nhiên, quê hương, đất nước,..
b. Tìm ý
- Đọc bài thơ nhiều lần để có được cảm nhận chung về bài thơ.
- Nêu cảm xúc của em về những nét đặc sắc trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật (thể thơ, vần, nhịp, yếu tố tự sự, yếu tố miêu tả, hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ,...) của bài thơ.
- Ghi lại cảm xúc chung của em về bài thơ.
c. Lập dàn ý
- Mở đoạn: Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ.
- Thân đoạn: Nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Kết đoạn: Khái quát cảm xúc về bài thơ.
2. Viết bài
Dựa vào dàn ý đã lập, em viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Trong quá trình viết, hãy lưu ý:
- Đoạn văn cần có đầy đủ ba phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn.
- Các câu trong đoạn tập trung thể hiện nội dung chính của đoạn.
- Lựa chọn từ ngữ phù hợp để thể hiện cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
- Trình bày đúng hình thức đoạn văn.
3. Chỉnh sửa
Hãy rà soát bài viết của em theo những yêu cầu ở cột trái và gợi ý chỉnh sửa ở cột phải.
Yêu cầu | Gợi ý chỉnh sửa |
Giới thiệu được tác giả và bài thơ; nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ. | Nếu còn thiếu, hãy bổ sung. |
Diễn tả được những cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. | Đối chiếu với mục tìm ý xem đoạn văn đã nêu được cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ chưa. Nếu còn thiếu hoặc diễn đạt chưa rõ, chưa phù hợp, hãy bổ sung, điều chỉnh. |
Khái quát được cảm xúc về bài thơ. | Đọc lại câu văn cuối đoạn, kiểm tra xem đã khái quát được cảm xúc về bài thơ chưa. Hãy bổ sung nếu còn thiếu. |
Đảm bảo yêu cầu về chính tả và diễn đạt. | Rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,... và chỉnh sửa nếu phát hiện lỗi. |
Bài viết mẫu
Bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh là một bài thơ nói về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình bà cháu trong bài thơ, nói rộng hơn là tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước. Người cháu ra đi chiến đấu vì lòng yêu Tổ quốc. "Tổ quốc" là một từ thật thiêng liêng nhưng cũng hết sức trừu tượng. "Tổ quốc" có trong mình "xóm làng thân thuộc". "Tổ quốc" có trong mình những kỉ niệm với bà, giản dị như tiếng gà cục tác. Như vậy, có thể nói "Tổ quốc" thiêng liêng, trừu tượng nhưng cũng thật giản dị, gần gũi. Bài thơ Tiếng gà trưa đã nói về tình cảm và kỉ niệm đẹp đẽ của người cháu với bà của mình. Chính vì tình cảm, kỉ niệm đó mà người cháu "chiến đấu hôm nay". Tình cảm đã khiến người ta có sức mạnh để bảo vệ những điều bình dị mà thiêng liêng. Đó là điều được gợi ra trong tôi sau khi đọc bài thơ.
Xem thêm
- Soạn bài Đồng dao mùa xuân
- Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 42 tập 1 KNTT
- Soạn bài Gặp lá cơm nếp
- Soạn bài Trở gió lớp 7 Kết nối tri thức
- Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 47 tập 1 KNTT
- Soạn bài Tập làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ
- Soạn Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học
- Soạn bài Củng cố, mở rộng lớp 7 trang 55
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời bộ câu hỏi trong Soạn Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ trang 50 - 53 SGK Ngữ văn 7 tập 1 KNTT. Hy vọng với trọn bộ Soạn văn 7 Kết nối tri thức do Đọc tài liệu biên soạn sẽ giúp các em học tốt môn Ngữ Văn!