Soạn Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc

Xuất bản: 14/12/2022 - Cập nhật: 15/12/2022 - Tác giả:

Soạn Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc với nội dung chính bài học, gợi ý viết trang 112-115 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 KNTT.

Soạn văn 7 Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc

Yêu cầu đối với bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã học

- Giới thiệu được nahna vật trong tác phẩm văn học: lai lịch, hoàn cảnh, tình huống xuất hiện và những ấn tượng đặc biệt ban đầu.

- Chỉ ra được đặc điểm, tính cách nhân vật qua bằng chứng cụ thể về ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, tâm trạng của nhân vật được miêu tả trong tác phẩm.

- Nhận xét, đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn, biện pháp nghệ thuật, cách sử dụng hoặc nhấn mạnh những chi tiết làm rõ đặc điểm nahna vật.

- Nêu được ý nghĩa của hình tượng nhân vật trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm hoặc quan niệm sống của tác giả.

Quy trình viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã học

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài Quan tâm đến những đặc điểm nổi bật, sự độc đáo hoặc những phẩm chất tích cực của nhân vật vì cách chọn nhân vật để phân tích phản ánh quan niệm, suy nghĩ của người viết

b. Tìm ý

Em có thể tìm ý bằng cách đặt ra và trả lời các câu hỏi sau:

- Nhân vật xuất hiện trong cuốn sách, tác phẩm nào?

- Vì sao em yêu thích nhân vật? Điều gì khiến em quyết định lựa chọn nhân vật này?

- Nhân vật có những đặc điểm nào nổi bật? Những đặc điểm đó cho thấy điều gì về phẩm chất, giá trị của nhân vật?

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn có gì đặc sắc?

- Nhân vật gợi em liên tưởng, suy nghĩ và rút ra bài học gì?

c. Lập dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu nhân vật và nêu ngắn gọn ấn tượng ban cầu của em về nhân vật.

- Thân bài:

+ Bối cảnh và những mối quan hệ lam nổi bật đặc điểm nhân vật.

+ Những đặc điểm nổi bật của nhân vật thể hiện qua các bằng chứng trong tác phẩm.

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: cách sử dụng chi tiết, ngôn ngữ, biện pháp nghệ thuật.

+ Ý nghĩa của hình tượng nhân vật

- Kết bài: Nêu những bài học, suy nghĩ, ấn tượng sâu sắc mà nhân vật để lại trong tâm trí em.

2. Viết bài

Khi thực hành viết bài văn phân tích nhân vật yêu thích, em cần chú ý vai trò của cac phần:

Mở bài, thân bài và kết bài. Có thể tách phần thân bài thành các đoạn theo các ý chính đã dự kiến. Sử dụng chi tiết, bằng chứng làm rõ đặc điểm nhân vật theo hai cách: tóm tắt hoặc trích nguyên văn.

3. Chỉnh sửa bài viết

Đọc lại bài viết để tự kiểm tra dựa trên những gợi ý sau:

- Tên nhân vật, tên sách, tên tác giả và các chi tiết liên quan có chính xác không?

- Bằng chứng cho các đặc điểm của nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện đã đủ và phù hợp chưa?

- Có lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, tổ chức đoạn văn hay không?

Phân tích bài viết tham khảo

- Tên bài viết: Hoàng tử bé: trò chuyện để thấu hiểu và yêu thương

- Giới thiệu nhân vật: Hoàng tử bé là nhân vật của nhà văn Ăng-toan đơ Xanh-tư Ê-xu-pe-ri, đã trở thành người bạn của rất nhiều bạn nhỏ.

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật:

+ Hoàng tử bé được miêu tả bằng một bức vẽ minh họa trong tác phẩm: “một cậu bé thật khác thường”

+ Theo tác giả, bức vẽ không bằng một nửa sự quyến rũ của người mẫu

+ Hoàng tử bé xuất hiện bất ngờ, tự nhiên bằng giọng nói nhỏ nhẹ, kì lạ

- Đặc điểm nhân vật:

+ Cậu bé luôn cố gắng để trò chuyện với tất cả

+ Cậu không ngừng tìm kiếm để lắng nghe, thì thầm, chia sẻ

- Ý nghĩa hình tượng nhân vật trong việc thể hiện chủ đề:

+ Hoàng tử bé chính là biểu tượng cho tình yêu thương, lòng vị tha và khát khao được sẻ chia, thấu hiểu.

Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc

Đề tài: Phân tích nhân vật Dế Mèn trong Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”

Dế Mèn phiêu lưu ký” là một tác phẩm nổi tiếng dành cho thiếu nhi. Nổi bật trong truyện là Dế Mèn được nhà văn Tô Hoài khắc họa vô cùng chân thực và sinh động.

Dế Mèn chỉ vì thói kiêu căng, ngạo mạn của mình đã khiến cho Dế Choắt - người bạn hàng xóm yếu ớt phải chết oan uổng. Mở đầu đoạn trích, nhà văn đã khắc họa đặc điểm ngoại hình của Dế Mèn. Chàng ta hiện lên với một thân hình cường tráng, khỏe mạnh. Với đôi càng mẫm bóng, chiếc cánh ngày xưa chỉ như chiếc áo ghi lê ngắn tủn tới ngang mông thì nay dài như một chiếc áo khoác choàng ngoài. Cái đầu to nổi lên từng tảng trông rất oai vệ. Hàm răng đen nhánh sắc nhọn nhai cỏ cứ “ngoàm ngoạp” như một chiếc máy sản xuất, nên Dế Mèn càng lớn nhanh. Những bước đi bách bộ, cả người rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Chốc chốc dế ta lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Dế Mèn kiêu căng nghĩ mình là nhất nê dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm: quát mắng chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó… Có thể thấy rằng nhà văn Tô Hoài đã vô cùng tinh tế trong việc nhân vật Dế Mèn.

Nhưng một tình huống xảy ra khiến cho Dế Mèn không còn kiêu căng, ngạo mạn nữa. Dế Choắt - người bạn hàng xóm thường vị Dế Mèn giễu cợt vì vẻ ngoài ốm yếu còi cọc, quanh năm mắc bệnh hen suyễn động tí là thở dốc, mệt mỏi. Người Dế Choắt dài lêu nghêu như một người nghiện ma túy, trông thật xấu xí vô cùng. Nếu Dế Choắt luôn tôn trọng, thậm chí coi Dế Mèn là bậc đàn anh. Thì Dế Mèn lại thiếu tình thương sự cảm thông với bạn mình. Dế Choắt nhờ Dế Mèn đào một cái hang thông sang nhà, để phòng lúc hoạn nạn có chỗ thoát thân. Nhưng Dế Mèn lại lên giọng giễu cợt bạn rồi bỏ về. Một hôm, Dế Choắt và Dế Mèn đứng trước cửa hang của mình nhìn thấy chị Cốc đang tìm tôm tép kiếm ăn. Dế Mèn nổi hứng muốn chọc tức chị Cốc mặc Dế Choắt can ngăn. Cuối cùng, Dế Choắt phải chịu tội thay Dế Mèn, bị chị Cốc mổ cho đến chết. Nghe tiếng kêu thảm thiết của Dế Choắt, Dế Mèn kinh hãi nhưng cũng không dám ra cứu. Chờ tới lúc nghe ngóng tiếng bước chân chị Cốc đi xa rồi mới dám mò sang hang Dế Choắt xem tình hình thì thấy Dế Choắt nằm thoi thóp sắp chết rồi. Chỉ lúc này, Dế Mèn mới ân hận, nhận ra được sai lầm của mình.

Xem thêm

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời bộ câu hỏi trong Soạn Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học yêu thích trong cuốn sách đã đọc trang 112 SGK Ngữ văn 7 tập 2 KNTT. Hy vọng với trọn bộ Soạn văn 7 Kết nối tri thức do Đọc tài liệu biên soạn sẽ giúp các em học tốt môn Ngữ Văn!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM