Soạn bài Luyện nói kể chuyện

Xuất bản: 21/09/2020 - Cập nhật: 22/10/2020 - Tác giả: Hiền Phạm

Soạn bài Luyện nói kể chuyện lớp 6 trang 77 SGK Ngữ văn 6 tập 1, hướng dẫn trả lời câu hỏi soạn văn 6 bài Luyện nói kể chuyện trang 77 SGK Ngữ văn 6 tập 1.

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Luyện nói kể chuyện lớp 6 do Đọc Tài Liệu biên soạn gồm 2 phần: kiến thức cơ bản và dàn ý chi tiết một số đề bài mẫu trang 77 SGK Ngữ văn 6 tập 1. Hi vọng qua bài soạn này, các em sẽ hiểu được cơ bản về ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự, biết cách diễn đạt miệng một câu chuyện đời thường.

Cùng tham khảo...

Soạn bài Luyện nói kể chuyện lớp 6

Soạn bài Luyện nói kể chuyện chi tiết

I. Chuẩn bị

Lập dàn bài theo một trong những đề sau:

a) Tự giới thiệu về bản thân.

b) Giới thiệu người bạn mà em quý mến.

c) Kể về gia đình mình.

d) Kể về một ngày hoạt động của mình.

Gợi ý:

Đề 1 trang 77 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Tự giới thiệu về bản thân.

a) Mở bài: Lời chào và lý do mà em muốn giới thiệu bản thân mình

b) Thân bài:

– Giới thiệu tên, tuổi, học sinh lớp nào, trường nào? Gia đình gồm những ai? (có thể để phần này làm mở bài).

– Sở thích của em là hát, múa…

– Sở đoản: nấu ăn.

– Môn học yêu thích là môn toán, ngữ văn.

– Ước mơ của em

c) Kết bài: Lời kết khi giới thiệu xong (nêu lại mục đích muốn giới thiệu bản thân mình).

Đề 2 trang 77 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Giới thiệu về người bạn thân mà em yêu quý.

a) Mở bài:

– Bạn em tên là gì, quê quán địa chỉ ở đâu?

– Lời chào và lý do kể về người bạn này của em.

b) Thân bài:

– Lý do thích bạn ấy?

– Bạn ấy có những phẩm chất gì?

– Ngoại hình của bạn như thế nào?

– Bạn là người như thế nào đối với mọi người?

– Ước mơ tương lai của bạn thế nào?

c) Kết bài: Nhấn mạnh lý do yêu quý bạn ấy và khẳng định đó là bạn thân của tôi.

Đề 3 trang 77 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Kể về gia đình mình.

a) Mở bài:

– Gia đình em ở đâu?

– Gồm có mấy người?

b) Thân bài:

– Nói về nghề nghiệp của bố, mẹ?

– Tính cách của bố, ẹm?

– Anh chị đang làm gì?

– Công việc ra sao?

- Gia đình em yêu thương và đùm bọc nhau như thế nào?

c) Kết bài: Khẳng định gia đình mình rất hạnh phúc

Đề 4 trang 77 SGK Ngữ văn 6 tập 1

Kể về ngày hoạt động của mình.

a) Mở bài: Thời gian diễn ra hoạt động đó, tại sao bạn tham gia vào hoạt động đó?

b) Thân bài:

– Hoạt động đó diễn ra ở đâu.

– Mục đích của bạn khi tham gia hoạt động này?

c) Kết bài: Hoạt động đó để lại rất nhiều bài học quý giá như thế nào?

II. Soạn bài Luyện nói kể chuyện: Luyện nói trên lớp

Tham khảo một số bài nói mẫu sau đây:

1. Tự giới thiệu về mình

Thưa các bạn,

Tôi tên là Trịnh Xuân Minh, học sinh lớp 6A, Trường THCS Yên Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Nhà tôi ở số..., tổ..., phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy. Gia đình tôi có bố, mẹ, em gái và tôi.

Tôi rất thích học Toán, Lý, Hoá và xem phim hoạt hình. Tôi muốn sau này lớn lên trở thành một chú công an để truy lùng bọn tội phạm, bảo đảm yên vui cho khu phố. Hằng ngày tôi thường đạp xe đến trường và đi đón em gái học lớp Hai. Tôi rất yêu em gái tôi. Em có hai bím tóc rất xinh, khi nói chuyện hai cái bím hay lúc lắc. Tôi thích ngăn nắp, trật tự. Bố tôi thường dạy thế. Tôi không thích các bạn gái hay ăn ô mai ở trong lớp. Tuy vậy, lúc nào tôi cũng muốn trở thành bạn tốt của các bạn.

Cảm ơn các bạn đã lắng nghe.

2. Giới thiệu về mình và gia đình 

Chào các bạn,

Xin giới thiệu với các bạn, tôi tên là Tạ Ngọc Ánh, nhà ở ... học lớp 6A, Trường THCS Yên Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Tôi thích hát, vẽ, làm toán và xem phim hoạt hình. Tôi thích loại phim như Hãy đợi đấy, Pô-ke-mon. Tôi thích được giống như Pi-ca-chu vì Picachu xinh đẹp và giỏi. Tôi thích sô-cô-la, ô mai và không thích ổi. Công việc ở nhà của tôi là: quét nhà, rửa bát, rửa ấm chén và chăm sóc cây. Bố tôi trồng nhiều cây đẹp và quý. Tôi thích chơi với các bạn gái, nhất là những bạn mập. Tôi thích mặc đồng phục, thích ngày chủ nhật, vì chủ nhật được chơi thoải mái, không phải học bài. Tôi muốn sau này trở thành cô giáo dạy vẽ, dạy các em nhỏ vẽ tranh. Em gái tôi là Tạ Thu Hằng, đang học mẫu giáo.

Bố mẹ tôi làm ở công ty sữa E-lin. Bố mẹ tôi rất yêu hai chị em tôi. Ngày nghỉ bố tôi thường đưa hai chị em đi ăn kem tươi.

(Ghi theo lời của hai học sinh lớp 6, Trường THCS Yên Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội)

Xem thêm:

Tóm tắt kiến thức lí thuyếtLuyện nói kể chuyện

Yêu cầu cơ bản khi trình bày:

* Về hình thức:

- Đối với người nói:

+ Kết hợp cử chỉ, điệu bộ, có lời dẫn, bộc lộ tình cảm khi kể.

+ Tự tin, tự nhiên, đang hoàng, mắt nhìn vào mọi người, tác phong đàng hoàng, tự tin.

+ Xác định vị trí đứng nói phù hợp.

+ Cách nói phải trôi chảy diễn cảm, phù hợp với sự việc (có thể kết hợp với nét mặt, điệu bộ).

+ Lời kể phải mạch lạc, rõ ràng, trong sáng, cần phần biệt văn nói và đọc.

+ Phát âm chuẩn chính tả

+ Nói đúng nội dung, yêu cầu đề

- Đối với người nghe:

+ Lĩnh hội được nội dung phần trình bày nói của bạn.

+ Có ý kiến nhận xét, đánh giá bài nói của bạn.

+ Bổ sung thêm nội dung mà bài trình bày của bạn chưa đủ (nếu cần)

* Về nội dung:

- Phải đầy đủ, mạch lạc.

- Các ý phải được sắp xếp hợp lý.

- Bám sát dàn ý để trình bày.

-/-

Phần soạn bài Luyện nói kể chuyện ngữ văn 6 trên đây giúp các chuẩn bị trước kiến thức ở nhà và rèn luyện được các kỹ năng luyện nói. Mặt khác để ôn tập kĩ năng này tốt hơn các em đừng bỏ qua bài học Luyện nói kể chuyện (tiếp theo) nhé!

    Soạn bài luyện nói kể chuyện lớp 6
    Hướng dẫn soạn bài Luyện nói kể chuyện chi tiết nhất

    Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
    Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
    Hủy

    TẢI VỀ

    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM