Soạn văn 7 Bàn về đọc sách CTST

Xuất bản: 13/12/2022 - Cập nhật: 19/12/2022 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn văn 7 Bàn về đọc sách (Chu Quang Tiềm), trả lời các câu hỏi đọc hiểu văn bản trang 9 - 11 SGK Ngữ văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo.

Đọc Tài Liệu cung cấp nội dung hướng dẫn chi tiết soạn bài Bàn về đọc sách, tham khảo cách trả lời các câu hỏi đọc hiểu văn bản Bàn về đọc sách trang 9 - 11 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo.

Soạn văn 7 Bàn về đọc sách trang 9 tập 2 Chân trời sáng tạo

Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

1. Tác giả Chu Quang Tiềm

- Chu Quang Tiềm (19/09/1897 - 06/03/1986) quê ở huyện Đông Thành, tỉnh An Huy, là một nhà mĩ học, nhà lí luận văn học hiện đại và là học giả nổi tiếng của Trung Quốc.

- Ông đã để lại cho văn hóa Trung Quốc nói riêng và nền văn hóa nhân loại nói chung nhiều công trình đặc sắc về văn hóa, văn nghệ. Những tác phẩm, tập sách của Chu Quang Tiềm thực sự là nguồn tài liệu phong phú, mang trong đó văn phong trong sáng và có sức ảnh hưởng sâu rộng đối với thế giới học thuật và văn nghệ.

- Một số tác phẩm tiêu biểu: "Tâm lí học văn nghệ", "Bàn về thơ", "Bàn về đọc sách"

2. Văn bản Bàn về đọc sách

- Văn bản Bàn về đọc sách được trích trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách”, Bắc Kinh (1995), Trần Đình Sử dịch.

- Bố cục văn bản gồm 3 phần:

+ Phần 1 (“Học vấn …Thế giới mới”): Tầm quan trọng của việc đọc sách.

+ Phần 2 (Tiếp đến “...tiêu hao lực lượng”): Những khó khăn, thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách hiện nay.

+ Phần 3 (còn lại): Bàn về phương pháp đọc sách.

- Tóm tắt nội dung chính: Văn bản “Bàn về đọc sách” nói về tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc nâng cao tri thức và tạo dựng giá trị con người. Đồng thời chỉ ra những cách đọc sách đúng, hiệu quả để khai thác tối đa ý nghĩa của những cuốn sách cho bạn đọc nhiều thế hệ.

Soạn bài Bàn về đọc sách ngắn nhất

Câu hỏi chuẩn bị đọc

Theo em, đọc sách có hiệu quả là mình đọc sách có tốc độ nhanh nhưng vẫn nắm và thâu tóm được những cái chủ yếu, cái cơ bản của vấn đề được trình bày trong quyển sách đó.

Trải nghiệm cùng văn bản

Trả lời các câu hỏi trang 10 SGK Ngữ văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo

Câu 1 Theo dõi:

Hai trở ngại trong việc đọc sách được nêu trong đoạn văn này là:

- Một là, sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.

- Hai là, sách nhiều khiến người đọc lạc hướng.

Suy ngẫm và phản hồi

Trả lời các câu hỏi trang 11 SGK Ngữ văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo

Câu 1: Văn bản trên viết nhằm mục đích nêu ra ý nghĩa của việc đọc sách từ đó cổ vũ tinh thần đọc sách của mọi người.

Câu 2:

Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được nêu trong văn bản:

Câu 2 trang 11 sgk Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Câu 3: Ở đoạn văn thứ hai, việc tác giả sắp xếp lí lẽ theo trình tự như vật giúp các ý kiến được trình bày phân định rõ ràng, giúp người đọc hiểu được vấn đề một cách mạch lạc.

Câu 4: Theo em, để tích lũy tri thức qua việc đọc sách, ta có cần lưu ý đến tốc độ đọc và số lượng sách được đọc. Vì đọc nhiều nhưng “đọng lại” ít thì cũng vô tác dụng. Cần chọn lọc những cuốn sách thực sự chất lượng, thực tế và giá trị để đọc, nghiền ngẫm và học thì việc đọc sách mới có ý nghĩa.

Câu 5:

- Tâm thế đọc: chủ động học hỏi.

- Không gian đọc: thoáng mát, yên tĩnh

- Xác định mục đích đọc và cách lựa chọn sách: mục đích đọc để học hỏi về một lĩnh vực: toán học, văn học…lựa chọn các đầu sách uy tín.

- Cách đọc, ghi chú: Đọc phân chia thời gian theo cương sách. Sau mỗi chương ghi lại những nội dung chính.

- Cách vận dụng những gì đã đọc vào đời sống.

Soạn văn 7 Bàn về đọc sách chi tiết

Chuẩn bị đọc trang 9 sgk Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Theo em, thế nào là đọc sách có hiệu quả?

Theo em, đọc sách có hiệu quả là sau khi đọc xong ta có thể lĩnh hội được những kiến thức trong sách vận dụng vào cuộc sống hay tiếp thêm tri thức cho bản thân và ứng dụng nó vào thực tế học tập, cuộc sống hàng ngày.

Câu 1 trang 10 sgk Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Hai trở ngại trong việc đọc sách được nêu trong đoạn văn này là?

Hai trở ngại trong việc đọc sách được nêu trong đoạn văn:

- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu: Ngày trước sách ít, “có người đọc đến bạc đầu mới hết một quyển kinh” nhưng đọc nghiền ngẫm nên đã thấm vào xương tủy. Ngày nay, những học giả trẻ đọc nhiều sách nhưng chỉ “lướt qua”, như vậy chỉ là “hư danh nông cạn”.

- Sách nhiều khiến người đọc lạc hướng: Trước một số lượng lớn sách sẽ khiến con người “tham nhiều mà không thực chất”, không phân biệt được những “tác phẩm cơ bản đích thực” với “những cuốn sách “vô thưởng vô phạt”.

Câu 1 trang 11 sgk Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Văn bản trên viết ra nhằm mục đích gì?

Văn bản Bàn về đọc sách viết ra nhằm mục đích khẳng định đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Đồng thời, từ việc đưa ra những sai lầm trong việc đọc sách để hướng tới cách đọc sách khoa học, hợp lí cho con người.

Câu 2 trang 11 sgk Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được nêu trong văn bản.

Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản Bàn về đọc sách

Câu 3 trang 11 sgk Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Ở đoạn văn thứ hai, việc tác giả sắp xếp các lí lẽ theo trình tự một là ..., hai là ... có tác dụng gì?

Ở đoạn văn thứ hai, việc tác giả sắp xếp các lý lẽ theo trình tự “một là…”, “hai là…” có tác dụng liệt kê các lí lẽ đúng trình tự và rõ ràng, giúp người đọc nhìn vào là hiểu đây là lí lẽ một, đây là lí lẽ hai, tránh gây nhầm lần.

Câu 4 trang 11 sgk Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Theo em, để tích lũy tri thức qua việc đọc sách, ta có cần lưu ý đến tốc độ đọc và số lượng sách được đọc không? Vì sao?

Để tích lũy tri thức qua việc đọc sách, theo em cần lưu ý đến tốc độ đọc và số lượng sách được đọc vì:

- Không phải đọc sách nhanh là tốt, đọc nhanh mà không đọng lại kiến thức nào thì không bằng đọc chậm mà suy nghĩ, nghiền ngẫm.

- Số lượng sách đọc được càng nhiều chưa chắc đã tốt được bằng đọc được ít. Đọc được ít mà hiểu được những thứ đã đọc vẫn tốt hơn là đọc được nhiều mà không hiểu được gì.

Câu 5 trang 11 sgk Ngữ văn 7 tập 2 CTST

Từ những ý tưởng trong văn bản, em hãy thiết kế một sản phẩm sáng tạo (bài đăng trang web, in-pho-gráp-phích (infographic), tờ rơi, sơ đồ tư duy để giới thiệu với các bạn phương pháp đọc sách hiệu quả, có thể gồm những nội dung sau:

- Tâm thế đọc

- Không gian đọc

- Xác định mục đích đọc và cách lựa chọn sách

- Cách đọc, ghi chú

- Cách vận dụng những gì đã đọc vào đời sống.

Câu 5 trang 11 sgk Ngữ văn 7 tập 2 CTST

-/-

Các bạn vừa tham khảo xong nội dung chi tiết soạn văn 7 Bàn về đọc sách SGK Chân trời sáng tạo. Hi vọng thông qua việc giải đáp các câu hỏi đọc hiểu cuối bài các em sẽ nắm được kiến thức cơ bản về văn bản Bàn về đọc sách một cách dễ dàng và ghi nhớ lâu hơn.

Xem thêm bài soạn liên quan:

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM