Soạn thực hành tiếng Việt trang 13 - tập 2 văn 6 - Kết nối tri thức

Xuất bản: 16/07/2021 - Cập nhật: 20/07/2021 - Tác giả:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13 Kết nối tri thức SGK Ngữ văn 6 tập 2, hướng dẫn trả lời các câu hỏi thực hành ngắn gọn.

Đọc tài liệu tổng hợp kiến thức và gợi ý trả lời các câu hỏi soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13 Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống cho các em học sinh tham khảo.

Soạn Thực hành tiếng Việt trang 13 tập 2 lớp 6 Kết nối tri thức

Đọc tài liệu giúp các em soạn văn 6 Kết nối tri thức bài thực hành tiếng Việt trang 13 tập 2 với các nội dung về dấu câu, nghĩa của từ và biện pháp tu từ.

Nhận biết công dụng của dấu chấm phẩy

Đọc câu sau để nhận biết công dụng của dấu chấm phấy: Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mốt mớm mồi cho con; én anh chị rập rờn bay đôi; én ra ràng chấp chới vỗ cánh bên ria hốc đá.

Đây là một câu ghép được tạo thành từ ba vế câu. Giữa đi, về, mải mốt, mớm mồi trong vế câu thứ nhất đã có dấu phẩy nên ranh giới giữa ba vế trong câu ghép cần được đánh dấu bằng dấu chấm phẩy.

Dấu câu

Câu 1. Tìm và cho biết công dụng của dấu chấm phảy trong đoạn văn sau:

Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cơn bão, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thuỷ Tỉnh.

Trả lời

- Các câu có sử dụng dấu chấm phẩy là:

+ Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.

+ Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.

- Tác dụng: Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép.

Câu 2. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có dùng dấu chấm phẩy.

Trả lời

Đến Huế, thật là may mắn khi được nghe những điệu hò, điệu lí ngay trong một con thuyền bồng bềnh trên sông Hương. Huế là quê hương của hò đối đáp, hò giã gạo, hò xay lúa, hò ru em,… ; Huế cũng là nơi có nhiều điệu lí: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, vàrất nhiều làn điệu dân ca khác như nam bình, nam ai, nam xuân, tương tư khúc, … Trong âm điệu của ca Huế, có biết bao nhiêu là ý tình của người dân cố đô. Có bài sôi nổi, tươi vui; có bài bâng khuâng, tha thiết; lại cũng có bài nghe như tiếc thương, ai oán,… Có lẽ vì thế mà có người nói rằng, đến Huế mà không nghe ca Huế thì cũng là chưa biết gì về Huế.

Nghĩa của từ

Câu 3. Trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, nhân vật Thuỷ tinh còn được gọi là Thần Nước. Trong tiếng Việt, nhiều từ có yếu tố thuỷ có nghĩa là nước. Tìm một số từ có yếu tố thuỷ được dùng theo nghĩa như vậy và giải thích ngắn gọn nghĩa của những từ đó.

Trả lời

- Thủy sinh: các loại sinh vật sống ở trong nước.

- Thủy quái: quái vật sống dưới nước.

- Thuỷ điện: nguồn điện được tạo ra từ sử dụng sức nước.

Câu 4. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau: hô mưa gọi gió, oán nặng thù sâu. Trong mỗi thành ngữ, các từ ngữ được sắp xếp theo kiểu đan xen: hô - gọi, mưa - gió, oán - thù, nặng - sâu. Hãy tìm thêm một số thành ngữ được tạo nên bằng cách đan xen các từ ngữ theo cách tương tự.

Trả lời

- Giải thích nghĩa của các thành ngữ:

+ Hô mưa gọi gió: người có sức mạnh siêu nhiên, có thể làm được những điều kì diệu, to lớn như là điều khiển thiên nhiên.

+ Oán nặng thù sâu: sự hận thù sâu sắc, khắc cốt ghi tâm, ghi nhớ ở trong lòng, không bao giờ quên được.

- Trong mỗi thành ngữ, các từ ngữ được sắp xếp theo kiểu đan xen: hô - gọi, mưa - gió, oán - thù, nặng - sâu. Thành ngữ được tạo nên bằng cách đan xen các từ ngữ theo cách tương tự đó là: Góp gió thành bão, ăn gió nằm sương, dãi nắng dầm mưa, đội trời đạp đất, chân cứng đá mềm, ăn to nói lớn, …

Biện pháp tu từ

Câu 5. Tìm những câu văn có sử dụng biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ trong văn bản Sơn Tinh Thủy Tinh (Huỳnh Lý kể) và nêu tác dụng của biện pháp tu từ này.

Trả lời 

- “Một người là chúa miền non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể Vua Hùng”.

=> nhấn mạnh sự ngang tài ngang sức, mỗi người đều thế mạnh riêng của Sơn Tinh, Thủy Tinh.

- “Một người ở vùng núi Tản Viên, có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. … Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.”

=> Liệt kê các phép lạ của Sơn Tinh và Thủy Tinh, nhấn mạnh sự mạnh mẽ, dứt khoát, hiệu nghiệm tức thì.

- “Nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.”

=> Liệt kê những sự vật bị ngập trong nước, nhấn mạnh việc nước ngập mọi nơi, lần lượt, tăng tiến (từ xa đến gần, từ ngoài vào trong), qua đó thể hiện sức mạnh, sự tức giận của Thủy Tinh.

-/-

Với toàn bộ tài liệu hướng dẫn soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 13 Kết nối tri thức, hi vọng các em sẽ chuẩn bị bài học tốt nhất trước khi tới lớp. Chúc các em học tốt môn Ngữ văn 6.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM