Chủ đề: Soạn văn 6 sách Cánh Diều
Soạn Thực hành Tiếng Việt bài 9 Cánh Diều Ngữ Văn 6 tập 2
Hướng dẫn soạn văn 6 Thực hành Tiếng Việt bài 9 trang 75 - 76 Ngữ văn 6 tập 2 Cánh Diều. Đọc tài liệu tổng hợp kiến thức và gợi ý trả lời các câu hỏi để các em học sinh tham khảo.
Câu 1 trang 75 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều
Câu hỏi: Trong những câu dưới đây cụm từ ngày hôm nay ở câu nào là trạng ngữ? Vì sao?
a) Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Hồ Chí Minh)
b) Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đều vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp. (Hồ Chí Minh)
Gợi ý:
- Cụm từ "ngày hôm nay" là trạng ngữ trong câu b) Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đều vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp. (Hồ Chí Minh)
- Vì cụm từ này ngăn cách bằng dấu phẩy với các thành phần khác của câu
Câu 2 trang 75 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều
Câu hỏi: Tìm 3 trạng ngữ chỉ thời gian trong truyện bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh). Nêu tác dụng liên kết câu của một trong các trạng ngữ đó.
Gợi ý:
- 3 trạng ngữ chỉ thời gian trong truyện bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh): một hôm, kể từ hôm đó, trước khi đi thi
- Trạng ngữ "một hôm" nhằm liên kết nội dung với đoạn văn trước đó.
Câu 3 trang 75 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều
Câu hỏi: Thử lược bỏ các trạng ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây và cho biết nghĩa của câu bị ảnh hưởng như thế nào. Từ đó, hãy rút ra nhận xét về vai trò của trạng ngữ đối với nghĩa của câu.
a)
Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng...
(Tô Hoài)
b)
Đó, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lông kinh. Trong tranh, một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh.
(Tạ Duy Anh)
c)
Con đường trải nhựa kẻ thẳng băng, sóng soài không bóng cây. Đã bao nhiêu năm tháng, mỗi ngày hai buổi , má đạp xe đi về trên con đường ấy.
(Phong Thu)
Gợi ý:
Nếu lược bỏ các trạng ngữ trong những câu thì:
a) làng quê toàn màu vàng...
→ Không xác định được thời gian khi nào làng quê toàn màu vàng.
b) Đó, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lông kinh. Một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh.
→ Không thấy được sự liên kết với câu trước và không xác định được vị trí mà có một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh.
c) Con đường trải nhựa kẻ thông băng, sông soài không bóng cây. Mà đạp xe đi về trên con đường ấy
→ Không thấy được sự liên kết với câu trước và không xác định được khoảng thời gian má đạp xe đi về trên con đường ấy.
Đây không phải thành phần bắt buộc trong câu nhưng trong giao tiếp nếu lược bỏ đi trạng ngữ thì câu sẽ bị thiếu thông tin, không liên kết được với những câu khác,…
Câu 4 trang 75 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều
Câu hỏi: So sánh vị trí của trạng ngữ trong những cặp câu dưới đây và cho biết vì sao tác giả lựa chọn cách diễn đạt ở câu a1 và câu b1
a1) Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, để biết chính xác hơn nữa, vua cho thử lại. ( Em bé thông minh)
a₂) Nghe chuyện, vua lấy làm mừng lắm. Nhưng, vua cho thử lại để biết chính xác hơn nữa.
b1) Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ. những cảnh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quai xoè hoa.
b₂) Đền Thượng nằm chót với trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cảnh bướm nhiều màu sắc bay đập đờn như đang múa quạt xoè hoa trước đền.
Gợi ý:
- Trạng ngữ ở câu a1) được đặt trước các thành phần chính trong câu còn trạng ngữ ở câu a2) được đặt sau các thành phần chính trong câu.
- Trạng ngữ ở câu b1) được đặt trước các thành phần chính trong câu còn trạng ngữ ở câu b2) được đặt sau các thành phần chính trong câu.
→ Tác giả sử dụng các diễn đạt ở a1) và b1) là do ở 2 câu này đã sử dụng trạng ngữ thay đặt đầu câu bổ sung ý nghĩa cho các thành phần còn lại trong câu, giúp người đọc hiểu rõ nội dung hơn và tạo điểm nhấn khiến câu văn hay hơn
Câu 5 trang 76 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều
Câu hỏi: Chọn một trong hai đề sau:
a) Viết đoạn văn kể lại một đoạn truyện đã học hoặc đã đọc, trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ thời gian có chức năng liên kết các câu trong đoạn
b) Viết đoạn văn trình văn suy nghĩ của em về một tác phẩm đã học đã đọc trong đó có sử dụng một số trạng ngữ chỉ vị trí để liên kết các câu trong đoạn
Gợi ý:
Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài hội hoạ, truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi cho thấy tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em. đã giúp cho người anh nhận ra những hạn chế ở chính mình. Từ đó có suy nghĩ và thái độ ứng xử đúng đắn, thắng được thói xấu ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác.
Người anh coi thường cô em gái Kiều Phương của mình nên đặt tên là Mèo vì mặt cô bé thường bị bôi bẩn. Rồi một hôm, người anh phát hiện cô em tự chế ra màu vẽ, nhưng vẫn dửng dưng vô tình. Khi tài năng hội hoạ của Kiều Phương được phát hiện và khẳng định, cả nhà yêu mến, quan tâm đến cô bé. Người anh uất ức cảm thấy mình bị đẩy ra ngoài vì bất tài. Khi lén xem những bức tranh em gái vẽ, cậu cũng phải công nhận là đẹp và có hồn. Được sự giới thiệu của hoạ sĩ Tiến Lê, Kiều Phương đi thi vẽ quốc tế và được giải nhất với bức tranh Anh trai tôi.
Ở nhà, khi xem tranh, cậu ta nhận xét một cách rất trẻ con nhưng cũng thật tinh tế: Con mèo vằn vào tranh, to hơn cả con hổ nhưng nét mặt lại vô cùng dễ mến. Có cảm tưởng nó biết mọi việc chúng tôi làm và lơ đi vì không chấp trẻ em.
Khi biết bức tranh dự thi được trao giải nhất, cô em gái sung sướng lao vào ôm cổ người anh trai, nhưng bị cậu ta viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ ra với thái độ lạnh lùng. Sự ghen tị, tức tối của người anh đến đây không còn kiềm chế được nữa mà bộc lộ ra bằng hành động.
Trong phút chốc, tâm trạng của cậu xáo động lạ lùng, từ ngỡ ngàng đến hãnh diện rồi xấu hổ khi xem bức tranh đạt giải nhất của em gái mình. Ngỡ ngàng vì không ngờ em gái lại vẽ mình. Còn hãnh diện vì cậu thấy mình hiện ra trong bức tranh với những nét đẹp hoàn hảo. Dòng chữ Anh trai tôi đề trên bức tranh như tiếng reo vui đầy tự hào của cô em gái về người anh của mình.
Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi của Tạ Duy Anh kể về một câu chuyện gần gũi với lứa tuổi thiếu niên trong đời sống hằng ngày, nhưng đã gợi ra những điều đáng suy ngẫm về mối quan hệ, thái độ, cách ứng xử giữa mọi người.
~/~
Hi vọng với phần hướng dẫn chi tiết soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 9 trang 75 Ngữ Văn 6 tập 2 (Cánh Diều) trên đây sẽ giúp các em nắm bài học tốt hơn. Chúc các em học tốt!