Soạn Thực hành Tiếng Việt bài 6 Ngữ Văn 6 tập 2 (Cánh Diều)

Xuất bản: 14/07/2021 - Cập nhật: 18/10/2021 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn Thực hành Tiếng Việt bài 6 trang 16 Ngữ Văn 6 tập 2 (Cánh Diều) chi tiết, cụ thể giúp các em chuẩn bị tốt bài trước khi lên lớp.

Chủ đề: Soạn văn 6 sách Cánh Diều

Soạn Thực hành Tiếng Việt bài 6 Cánh Diều Ngữ Văn 6 tập 2

Hướng dẫn soạn văn 6 Thực hành Tiếng Việt bài 6 trang 16 Ngữ văn 6 tập 2 Cánh Diều. Đọc tài liệu tổng hợp kiến thức và gợi ý trả lời các câu hỏi để các em học sinh tham khảo.

Câu 1 trang 16 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều

Câu hỏi: Xếp các từ sau đây vào hai nhóm: từ ghép, từ láy.

mẫm bóng, hủn hoắn, lợi hại, phành phạch, giòn giã

Gợi ý:

- Từ ghép: mẫm bóng, lợi hại.

- Từ láy: hủn hoắn, phành phạch, giòn giã.

Câu 2 trang 16 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều

Câu hỏi: Các từ mẫm bóng, hủn hoẳn là sáng tạo của nhà văn Tô Hoài. Qua các từ đó, em hình dung như thế nào về ngoại hình của nhân vật Dễ Mèn?

Gợi ý:

Em có thể hình dung về ngoại hình của nhân vật Dế Mèn:

- Mẫm bóng: đôi càng mập mạp, cứng, khỏe khoắn.

- Hủn hoẳn: đôi cánh ngắn ngủn khác hẳn với đôi cánh bây giờ của Dế Mèn (dài đến chấm đuôi)

Câu 3 trang 16 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều

Câu hỏi: Các thành ngữ "chết ngay đuôi, vái cả sáu tay" mà nhà văn Tô Hoài sáng tạo ra trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên có điểm gì khác những thành ngữ đã có sẵn như "chết thẳng cẳng, vái cả hai tay"? Theo em, thành ngữ nào phù hợp hơn đề nói về loài dế?

Gợi ý:

- Thành ngữ "chết ngay đuôi, vái cả sáu tay " sử dụng các bộ phận đuôi và sáu tay thay vì các bộ phận cẳng và hai tay ở thành ngữ "chết thẳng cẳng, vái cả hai tay"

- Thành ngữ "chết ngay đuôi, vái cả sáu tay"  phù hợp với loài dế hơn, vì loài dế khác với con người, đặc tính của chúng là có đuôi và có 6 chân

Câu 4 trang 16 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều

Câu hỏi: Tìm chủ ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây:

a) Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng đần và nhọn hoắt. (Tô Hoài)

b) Những gã xốc nổi thường làm cử chỉ ngông cuồng là tài ba. (Tô Hoài)

c) Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng hiện ra trước mắt em bé. (Cô bé bán diêm)

Gợi ý:

Chủ ngữ là cụm danh từ trong các câu trên là:

a) Những cái vuốt ở chân, ở khoeo

b) Những gã xốc nổi

c) Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng

Câu 5 trang 16 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều

Câu hỏi: Xác định danh từ trung tâm và các thành tố phụ trong từng cụm danh từ làm chủ ngữ nói trên. Nêu tác dụng của việc mở rộng chủ ngữ.

Gợi ý:

Thành phần trước

Thành phần trung tâmThành phần sau
nhữngcái vuốtở chân, ở khoeo
nhữngxốc nổi
hàng ngànngọn nếnsáng rực, lấp lánh trên cành cây xanh tươi
rất nhiềubức tranhmàu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng

- Tác dụng: phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan và biểu thị tình cảm, thái độ của người viết (người nói)

Câu 6 trang 16 Ngữ Văn 6 tập 2 Cánh Diều

Câu hỏi: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 — 7 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên hoặc Ông lão đánh cá và con cá vàng, trong đoạn văn có sử dụng chủ ngữ là cụm từ. Xác định chủ ngữ là cụm từ trong đoạn văn đó.

Gợi ý: Miêu tả nhân vật Dế Mèn

Truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” là một tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Ngay phần mở đầu, bằng cái nhìn tinh tế, trí tưởng tượng phong phú, kĩ lưỡng của mình, nhà văn Tô Hoài đã tái hiện chân dung của một chàng dế thanh niên thật đẹp và sinh động: thân hình cường tráng, đôi càng mẫm bóng, những vuốt ở chân và ở khoeo cứng và nhọn hoắt “chỉ cần lia qua là những ngọn cỏ đã ngã rạp xuống”…

Dế Mèn luôn tự tin về bản thân mình, mỗi bước đi của cậu trở nên “trịnh trọng, khoan thai”, cho ra cái dáng điệu của “con nhà võ”. Không chỉ dừng lại ở việc miêu tả hình dáng bên ngoài của Dế Mèn, nhà văn còn đi sâu vào tính cách của chú dế này, cho người đọc cảm nhận một chú dế nhỏ bé cũng có những nét tính cách khác nhau. Dế Mèn là một chú dế tự tin, yêu đời và luôn tự hào về bản thân mình, luôn hãnh diện với bà con hàng xóm về ngoại hình và sức mạnh của mình. Nhưng chính từ sự tự hào và tự tin thái quá của tuổi trẻ mà Dế Mèn lại trở thành kiểu tự cao, tự đắc, kiêu căng và xốc nổi.

Dế Mèn đem cái sức mạnh của mình đi để chòng ghẹo hàng xóm chứ không phải là giúp đỡ, hàng xóm chỉ là nhường nhịn không thèm chấp với Mèn nhưng chú lại nghĩ đó là họ sợ mình, không ai dám đối đầu với mình. Chính vì thế sự ảo tưởng ngông cuồng của Dế Mèn lại càng được đà đẩy lên cao, bản thân tự cho mình là “một tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”. Rồi chính bản tính kiêu căng, hống hách và ngông cuồng ấy của Dế Mèn đã để lại cho chú dế một bài học nhớ đời, bài học đắt giá ấy đã đánh đổi bằng cả mạng sống của anh bạn hàng xóm là Dế Choắt.

Bằng nghệ thuật miêu tả tài tình và bút pháp nhân hóa so sánh điêu luyện, nhà văn Tô Hoài đã cho người đọc thấy được chân dung sống động về một chú dế, bên cạnh đó còn rút ra những bài học sâu sắc trong cuộc sống, đó là phải luôn biết khiêm tốn, giúp đỡ người khác và khi mắc lỗi phải biết sửa chữa lỗi lầm.

Tham khảo thêm:

~/~

Hi vọng với phần hướng dẫn chi tiết soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 6 trang 96 Ngữ Văn 6 tập 2 (Cánh Diều) trên đây sẽ giúp các em nắm bài học tốt hơn. Chúc các em học tốt!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM