Soạn Thực hành Tiếng Việt bài 10 Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo

Xuất bản: 15/12/2021 - Tác giả:

Soạn Thực hành Tiếng Việt bài 10 Ngữ văn lớp 6 tập 2 Chân trời sáng tạo giúp các em trả lời câu hỏi trang 88 (dấu chấm phẩy).

Chủ đề: Soạn văn 6 Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn soạn văn 6 bài Thực hành Tiếng Việt trang 88 thuộc bài 10 bộ sách Chân trời sáng tạo (Ngữ văn 6 tập 2) được Đọc tài liệu biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục.

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt bài 10 Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo

Dưới đây là gợi ý trả lời các câu hỏi trang 88, 89 của bài học:

Câu hỏi

Câu 1. Hãy nêu công dụng của dấu chấm phẩy trong đoạn trích sau

Năm 1972, Đại hội đồng Liên hiệp quốc quyết định chọn ngày 5 tháng 6 hằng năm là Ngày Môi trường thế giới. Mục đích của Ngày Môi trường thế giới là giúp mọi người nhận ra tầm quan trọng của môi trường và khuyên khích các hành động bảo vệ môi trường. Trong ngày này, rất nhiều hoạt động diễn ra: kí kết các hiệp ước về bảo vệ môi trường; diễu hành kêu gọi bảo vệ môi trường; trồng cây xanh; triển lãm tranh, ảnh về môi trường; thi tìm hiểu về môi trường; khuyến khích tải chế rác thải.

(Ngày Môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ, nhóm biên soạn tổng hợp từ báo Tuổi trẻ, Nhân dân, trang web của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Trả lời:

- Dấu chấm phẩy trong đoạn ở: "....kí kết các hiệp ước về bảo vệ môi trường; diễu hành kêu gọi bảo vệ môi trường; trồng cây xanh; triển lãm tranh, ảnh về môi trường; thi tìm hiểu về môi trường; khuyến khích tải chế rác thải."

- Tác dụng của dấu chấm phẩy là ngắt quãng các hoạt động bảo vệ môi trường được người viết đưa ra.

Câu 2. Có thể thay dấu phẩy trong đoạn văn dưới đây bằng dấu châm phẩy được không? Vì sao?

Trái Đất đã cho chúng ta và muôn loài môi trường sống: những cánh rừng rậm bạt ngàn, những cánh đồng có xanh mướt, những dòng sông trong xanh thơ mộng, những núi non hùng vĩ, những đại dương bao la huyện bí,...

(Theo Trịnh Xuân Thuận, Nguồn gốc - nỗi hoài niệm về những thuở ban đầu, Phạm Văn Thiều - Ngô Vũ dịch, NXB Trẻ, 2006)

Trả lời:

- Không thể thay thế dấu phẩy bằng dấu chấm phẩy vì đây là phép liệt kê đơn giản dùng trong câu có cấu tạo phức tạp, dùng để ngăn cách những khoảng dừng lớn.

Câu 3. Em hãy đọc lại các văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro, Trái Đất - Mẹ của muôn loài và cho biết:

a. Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nào đã được sử dụng?

b. Các hình ảnh được dùng trong Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro có tác dụng minh hoạ cho những nội dung nào của văn bản này?

Trả lời:

- Trong các văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro, Trái Đất - Mẹ của muôn loài thì các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng là: các hình ảnh minh họa, ngày tháng số liệu.

- Các hình ảnh được dùng trong Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro có tác dụng minh hoạ cho nghi thức cúng Thần Lúa của họ.

Viết ngắn

Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150-200 chữ) giới thiệu về một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích trong đó có sử dụng dấu chấm phẩy.

Bài làm tham khảo

Đoạn văn tả cảnh biển có sử dụng dấu chấm phẩy:   Trong những khung cảnh thiên nhiên mà em được chứng kiến thì em thích nhất là cảnh biển. Mỗi lần ngắm biển ta sẽ cảm nhận được những cảnh sắc tuyệt vời: từng bãi cát trắng vàng giòn được ánh nắng chiếu rọi; mặt biển trong xanh kéo dài tới tận chân trời; từng con sóng trắng ào ạt vỗ vào bờ; những đoàn thuyền đánh cá nối đuôi nhau trở về. Và có lẽ cảnh biển lúc bình minh luôn mang đến cho em cảm giác tươi mới và tràn trề sức sống nhất. Khi ánh nắng bình minh dịu nhẹ chiếu xuống mặt biển, mặt biển trong xanh, từng đàn hải âu bay lượn và ngư dân đánh cá trở về. Biển nhuộm màu vàng rực rỡ khi hoàng hôn buông xuống. Và đến chiều tối thì biển chỉ còn lại là màu đen. Cảnh biển lúc nào cũng như một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ. Nó thực đẹp và mang đến cho em cảm giác bình yên, hạnh phúc.

-/-

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn soạn Thực hành Tiếng Việt bài 10 Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo. Chúc các em học tốt!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM