Soạn sử 7 bài 3 Chân trời sáng tạo : Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại

Xuất bản: 07/09/2022 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn Lịch sử 7 bài 3 Chân trời sáng tạo thông qua gợi ý hướng dẫn trả lời toàn bộ nội dung câu hỏi trang 17 - 19 SGK Lịch sử 7 CTST về sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại.

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời các câu hỏi soạn sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 3: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại, giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp một cách đầy đủ nhất.

Soạn lịch sử lớp 7 bài 3 Chân trời sáng tạo

Tài liệu giải bài tập lịch sử 7 bài 3 Chân trời sáng tạo chi tiết:

Mở đầu bài học

Sau các cuộc phát kiến địa lí, các quý tộc và thương nhân Tây Âu giàu lên một cách nhanh chóng, nhờ đó nền sản xuất hàng hóa và thương mại của Tây Âu ngày càng phát triển. Từ đó dẫn đến xã hội Tây Âu phân hóa sâu sắc.

Cùng với sự hình thành của các giai cấp mới - tư sản và vô sản, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã nảy sinh trong lòng xã hội phong kiến.

1. Những biến đổi trong xã hội Tây Âu

Câu hỏi trang 17 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Nêu những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu trung đại. Dựa vào các tư liệu 3.1 và 3.2 để có thêm thông tin cho câu trả lời của em.

Hình 3.1 trang 17 SGK Lịch sử 7 bài 3 Chân trời sáng tạo

Hình 3.2 trang 17 SGK Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo bài 3

Trả lời:

Những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu trung đại:

- Về kinh tế:

+ Thương nhân và quý tộc ngày càng giàu lên nhanh chóng, tích lũy được một số vốn ban đầu

+ Nền sản xuất hàng hóa và thương mại ngày càng phát triển

+ Nhiều cảng biển trở nên sầm uất

+ Các xưởng sản xuất với quy mô lớn, công ty thương mại và những trang trại rộng lớn ra đời.

- Về xã hội:

+ Tầng lớp thương nhân, chủ xưởng, ngân hàng ngày càng giàu lên, chi phối toàn bộ xã hội. Họ có quyền công dân, giàu có và xa hoa.

+ Đại đa số dân thành thị, từ thợ thủ công, người làm thuê đến người ăn xin hay nông dân mất đất, không có quyền công dân, nghèo đói và bị bần cùng hóa.

2. Sự nảy sinh quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu

Câu hỏi trang 18 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Em hãy nêu những biểu hiện về sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản trong lòng xã hội phong kiến ở Tây Âu.

Trả lời:

Những biểu hiện về sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản trong lòng xã hội phong kiến ở Tây Âu:

- Trong nông nghiệp:

+ Chủ đất ở nông thôn cũng chuyển sang kinh doanh tư bản chủ nghĩa, lập đồn điền, trang trại lớn, thuê mướn nhân công, trở thành tư sản nông nghiệp.

+ Nông dân mất đất, vào làm thuê trong các đồn điền, trang trại, trở thành công nhân nông nghiệp.

- Trong công nghiệp:

+ Từ thế kỉ XVI, trong các thành thị Tây Âu, tổ chức phường hội dần được thay thế bằng các công trường thủ công.

+ Quan hệ giữa chủ và thợ được thay thế bằng quan hệ giữa chủ xưởng (tư sản) và người lao động (vô sản).

- Trong thương nghiệp:

+ Thương nhân, chủ ngân hàng trở thành những nhà tư bản có thế lực.

+ Các công ty thương mại ra đời, thúc đẩy buôn bán giữa các quốc gia.

=> Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã nảy sinh với sự hình thành của các giai cấp mới - tư sản và vô sản.

Luyện tập - vận dụng

Câu hỏi 1 trang 19 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST: Em hãy kể tên những giai cấp mới trong xã hội Tây Âu. Địa vị của các giai cấp này trong xã hội như thế nào?

Trả lời:

Những giai cấp mới trong xã hội Tây Âu là: tư sản và vô sản

Địa vị của các giai cấp này trong xã hội:

- Giai cấp tư sản: là những người có địa vị, có quyền công dân, giàu có và xa hoa

- Giai cấp vô sản: không có quyền công dân, nghèo đói và bần cùng hóa.

Câu hỏi 2 trang 19 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST: 

Tìm hiểu thêm về sự thay đổi trong cuộc sống của dân nghèo thành thị và người nông dân trong xã hội Tây Âu sau các cuộc phát kiến địa lí. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 15 dòng nói về sự thay đổi đó.

Trả lời:

Học sinh trình bày quan điểm cá nhân của mình, có thể tham khảo nội dung sau:

Sau các cuộc phát kiến địa lí, bên cạnh những hệ quả tích cực, nó còn dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa thực dân và nạn cướp bóc thuộc địa và nạn buôn bán nô lệ da đen khiến cuộc sống của dân nghèo thành thị và người nông dân trong xã hội Tây Âu trở nên vô cùng khổ cực. Tầng lớp quý tộc, thương nhân Tây Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên của các nước thuộc địa. Họ còn dùng bạo lực để cướp đoạt ruộng đất của nông dân. Ruộng đất của nông dân bị biến thành đồng cỏ chăn cừu phục vụ cho sản xuất len dạ. Nông dân bị mất ruộng đất chỉ còn con đường đi làm thuê, bán sức lao động cho những ông chủ giàu có. Đối với thợ thủ công ở thành thị, do rủi ro, do vay nặng lãi, do thuế khoá,... đã mất tư liệu sản xuẩt và phải đi làm thuê. Một số dân nghèo phải đi lang thang, đi ăn xin sống qua ngày. Nếu ai đi lang thang mà còn khoẻ mạnh sẽ bị bắt và bị phạt nặng. Tất cả bọn họ đều không có quyền công dân, nghèo đói và bị bần cùng hoá, bị bóc lột sức lao động nặng nề.

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung soạn sử 7 bài 3 Chân trời sáng tạo : Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại do Đọc Tài Liệu biên soạn, tổng hợp. Các em có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM