Soạn lịch sử 7 bài 18 Chân trời sáng tạo

Xuất bản: 13/09/2022 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn lịch sử 7 bài 18 Chân trời sáng tạo - Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400 - 1407), gợi ý trả lời toàn bộ nội dung câu hỏi trang 77 - 80 SGK Lịch sử 7 CTST

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời các câu hỏi soạn sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400 - 1407), giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp một cách đầy đủ nhất.

Soạn lịch sử lớp 7 bài 18 Chân trời sáng tạo

Tài liệu giải bài tập lịch sử 7 bài 18 Chân trời sáng tạo chi tiết:

Mở đầu bài học

Khi cầm trên tay những tờ tiền giấy hay lúc xem các bộ phim sử Việt, được thấy những khẩu pháo thần công nã đạn... chắc ít em biết rằng, những phát minh đó đã có ở nước ta cách đây hơn sáu thế kỉ, dưới triều đại nhà Hồ.

1. Nhà Hồ thành lập

Câu hỏi trang 77 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Nhà Hồ được thành lập như thế nào?

Trả lời:

- Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu, không chăm lo phát triển kinh tế, nạn mất mùa xảy ra liên tiếp, đời sống nhân dân cực khổ, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp cả nước.

- Trước tình hình đó, năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên làm vua, lập ra nhà Hồ, đổi tên nước là Đại Ngu (có nghĩa là niềm vui lớn).

2. Cải cách của Hồ Quý Ly

Câu hỏi 1 trang 78 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Nêu những nội dung chính trong cải cách của Hồ Quý Ly.

Trả lời:

Những nội dung chính trong cải cách của Hồ Quý Ly:

- Về chính trị - hành chính:

+ Thống nhất bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương. Đặt chức An phủ sứ ở các lộ để quản mọi việc trong phủ, châu, huyện.

+ Thông qua thi cử, tuyển chọn người đỗ đạt, bổ nhiệm làm quan.

+ Dời đô về thành An Tôn.

- Về kinh tế - tài chính:

+ Ban hành tiền giấy.

+ Ban hành chính sách hạn nô và hạn điền.

+ Ban hành chính sách thuế mới.

- Về quân sự - quốc phòng:

+ Chỉnh đốn lại quân đội, xây dựng tuyến phòng thủ, xây thành Đa Bang, thành An Tôn,...

+ Chú trọng chế tạo nhiều vũ khí mới: súng thần cơ, cổ lâu thuyền,...

- Về văn hoá - giáo dục:

+ Chấn chỉnh lại Phật giáo, đề cao Nho giáo thực dụng.

+ Dùng chữ Nôm để chấn hưng văn hóa dân tộc. Dịch sách chữ Hán sang chữ Nôm, khuyến khích sáng tác bằng thơ chữ Nôm.

Câu hỏi 2 trang 79 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Những cải cách của Hồ Quý Ly đã tác động thế nào đến xã hội đương thời? Tham khảo thêm tư liệu 18.4 cho câu trả lời của em.

Tư liệu 18.4 trang 79 SGK Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Tác động đến xã hội đương thời từ những cải cách của Hồ Quý Ly:

- Loại bỏ bớt những quý tộc bất tài, bổ sung đội ngũ Nho sĩ mới, có thực tài vào bộ máy nhà nước.

- Hạn chế được nạn tập trung ruộng đất và tăng cường sức mạnh quân sự của đất nước.

- Văn hóa - giáo dục có nhiều điểm tiến bộ, mang tính dân tộc rõ nét.

3. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1406 - 1407)

a) Cuộc xâm lược của quân Minh và thất bại của nhà Hồ

Câu hỏi trang 79 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Mô tả những nét chính về cuộc kháng chiến của nhà Hồ chống quân xâm lược Minh.

Trả lời:

- Tháng 11 - 1406, lấy cớ “phù Trần, diệt Hồ”, hơn 20 vạn quân Minh tiến vào nước ta.

- Tháng 1 - 1470, nhiều trận chiến ác liệt giữa quân nhà Hồ và quân Minh ở thành Đa Bang, cuối cùng thành Đa Bang thất thủ. Đông Đô cũng bị chiếm.

- Tháng 6 - 1407, Hồ Quý Ly và các con bị bắt.

- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ hoàn toàn thất bại.

b) Nguyên nhân thất bại

Câu hỏi trang 80 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST

- Vì sao cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng?

- Em có suy nghĩ gì về câu nói của Hồ Nguyên Trừng: "Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo"?

Trả lời:

* Nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ

- Những chính sách của nhà Hồ không được nhân dân ủng hộ.

- Nhà Hồ không đề ra được đường lối kháng chiến đúng đắn, quá chú trọng xây dựng phòng tuyến quân sự và lực lượng quân đội chính quy.

* Suy nghĩ về câu nói của Hồ Nguyên Trừng: "Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo"

Lời Hồ Nguyên Trừng phản ánh điểm yếu chết người của nhà Hồ lúc đó là không được lòng dân, đã trở thành lời cảnh tỉnh bất hủ trong lịch sử về thái độ vương triều đối với dân. Sau này, sử thần Ngô Sĩ Liên khen rằng “Mệnh trời là ở lòng dân. Câu nói của Trừng hiểu được điều cốt yếu đó”. Điều quan trọng nhất để kháng chiến thắng lợi đó là được sự ủng hộ của nhân dân, nếu lòng dân không theo thì có đánh cũng thất bại.

Luyện tập - vận dụng

Câu hỏi 1 trang 80 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST: Hoàn thành sơ đồ tư duy về những chính sách cải cách của Hồ Quý Ly.

Trả lời:

Sơ đồ tư duy về những chính sách cải cách của Hồ Quý Ly

Câu hỏi 2 trang 80 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST: Lập niên biểu những sự kiện tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ.

Trả lời:

Niên biểu những sự kiện tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ:

Thời gianDiễn biến
11/1406Lấy cớ "phù Trần, diệt Hồ", hơn 20 vạn quân Minh tiến vào nước ta, nhà Hồ thất bại ở biên giới, lui về Đa Bang cố thủ.
1/1407Nhiều trận chiến ác liệt diễn ra, thành Đa Bang thất thủ, Đông Đô cũng bị chiếm, nhà Hồ rút về cố thủ ở Tây Đô.
6/1407Hồ Quý Ly và các con bị bắt, cuộc kháng chiến của nhà Hồ hoàn toàn thất bại.

Câu hỏi 3 trang 80 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST: Năm 2011, tổ chức UNESCO đã công nhận một công trình kiến trúc thời nhà Hồ là Di sản văn hóa Thế giới. Theo em, đó là công trình nào? Trong vai một hướng dẫn viên du lịch, em hãy viết một bài giới thiệu về công trình đó.

Trả lời:

Năm 2011, tổ chức UNESCO đã công nhận thành nhà Hồ là Di sản văn hóa Thế giới.

Thành nhà Hồ là di tích lịch sử được xây dưới triều Trần, đây là một trong những tòa thành lũy bằng đá hiếm hoi còn sót lại trên thế giới và cũng là điểm du lịch rất được yêu thích tại Thanh Hoá.

Thành khi xưa có tên là thành Tây Đô, được vua Trần Nhân Tông giao cho quyền thần Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397. Đến năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi vua, lấy quốc hiệu là Đại Ngu. Thành nhà Hồ chính thức trở thành kinh đô của triều đại mới. Thành nhà Hồ được xây dựng chỉ trong vòng 3 tháng, sau đó được tiếp tục hoàn thiện cho đến năm 1402. Nơi này có địa thế khá hiểm trở với núi non dựng đứng, sông nước bao quanh, vừa có ý nghĩa chiến lược trong phòng thủ quân sự, vừa phát huy được ưu thế giao thông đường thủy.

Thành gồm có 4 khu chính. Thứ nhất là Thành nội, có hình chữ nhật dài 870,5m theo chiều Bắc - Nam và 883,5m chiều Đông - Tây. Bốn cổng thành Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là tiền - hậu - tả - hữu. Các cổng của thành nội đều xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi, các phiến đá được xây dựng đặc biệt lớn. Thành nhà Hồ có trình độ kỹ thuật xây vòm đá rất cao. Các phiến đá nặng hàng chục tấn được ráp với nhau một cách tự nhiên, không chất kết dính mà vẫn còn tồn tại sau 600 năm.

Thứ hai là hào thành. Hào thành rộng khoảng hơn 90m với phần đáy rộng 52m, sâu hơn 6.5m. Để giữ độ chắc chắn cho Hào thành, người xưa đã dùng đá hộc, đá dăm lót ở phía dưới. Phía trước Hào thành là La thành. La thành hiện tại là tòa thành đất cao 6m, bề mặt rộng 9.2m, mặt ngoài dốc đứng, phía trong thoai thoải, mỗi bậc cao 1.5m, một số vị trí có lát thêm sỏi để gia cố. Toàn bộ La thành xây dựng dựa theo địa hình tự nhiên, tạo nên bức tường thiên nhiên hùng vĩ, có chức năng bảo vệ tòa thành và phòng chống lũ lụt.

Cuối cùng là Đàn tế Nam giao. Đàn tế Nam giao được xây dựng ở phía Nam thành nhà Hồ, phía bên trong của La thành với diện tích là 35.000m2. Đàn tế được chia làm nhiều tầng, trong đó tầng đàn trung tâm cao 21.7m. Chân đàn cao khoảng 10.5m. Phần đàn tế trung tâm bao gồm ba vòng tường bao bọc lẫn nhau.

Thành nhà Hồ là điểm du lịch lý tưởng, nơi du khách vừa có thể tận hưởng bầu không khí trong lành, thoáng đãng, yên tĩnh, vừa được tìm hiểu thêm về lịch sử Việt Nam. Ghé thăm nơi này, bạn như được quay ngược thời gian, trở về thời xa xưa, được tận mắt nhìn thấy, chạm tay vào những phiến đá để cảm nhận vẻ đẹp tiềm ẩn và huyền bí của thành nhà Hồ.

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung soạn sử 7 bài 18 Chân trời sáng tạo: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400 - 1407) do Đọc Tài Liệu biên soạn, tổng hợp. Các em có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM