Soạn Lịch sử 6 bài 3 : Thời gian trong lịch sử (Kết nối tri thức)

Xuất bản: 12/07/2021 - Cập nhật: 13/09/2021 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn Lịch sử 6 bài 3 trang 14, gợi ý trả lời các câu hỏi kiến thức trong bài tìm hiểu về một số khái niệm về thời gian, cách tính thời gian trong lịch sử.

Hướng dẫn soạn bài 3 trang 14 sgk Lịch sử và địa lí 6 theo chương trình SGK mới bộ Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em tìm hiểu rõ hơn những khái niệm liên quan đến thời gian trong lịch sử, cách tính thời gian trong lịch sử của người xưa...

Mục tiêu cần đạt:

  • Hiểu và nhớ được một số khái niệm về thời gian như thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, trước Công nguyên,...
  • Biết được cách tính thời gian, đọc và ghi các mốc thời gian trong lịch sử

I. Trả lời câu hỏi phần kiến thức mới bài 3 sách Kết nối tri thức

1. Câu hỏi mở đầu

  • Hãy quan sát tờ lịch bên dưới và cho biết vì sao trên cùng một tờ lịch lại ghi hai ngày khác nhau?

Hinh 1. Mot to lich treo tuong

Hình 1. Một tờ lịch treo tường

2. Câu hỏi trang 14 Sử 6 sgk Kết nối tri thức

  • Tại sao phải xác định thời gian trong lịch sử? Con người thời xưa đã xác định thời gian bằng những cách nào?

Gợi ý trả lời:

Lí do phải xác định thời gian trong lịch sử là vì:

- Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ theo trình tự thời gian. Vì thế muốn hiểu và dựng lại lịch sử, cần xâu chuỗi, sắp xếp tất cả sự kiện theo đúng trình tự mà nó diễn ra.

- Việc xác định thời gian là một nguyên tắc cơ bản quan trọng trong việc tìm hiểu và học lịch sử.

Con người thời xưa đã xác định thời gian bằng những cách như: quan sát các hiện tượng tự nhiên lặp đi lặp lại (hoạt động của Mặt Trăng và Mặt Trời), dùng đồng hồ nước, đồng hồ cát,...

2. Câu hỏi trang 15 Sử 6 sgk Kết nối tri thức

  • Muốn biết năm 2000 TCN cách năm hiện tại bao nhiêu năm thì em sẽ tính như thế nào?
  • Hãy cho biết các cách tính thời gian trong lịch sử

Gợi ý trả lời:

  • Cách tính: 2000 + 2021 (năm hiện tại) = 4021 => Vậy năm 2000 TCN cách năm hiện tại là 4021 năm.
  • Các cách tính thời gian trong lịch sử:

- Tính thời gian mọc, lặn của Mặt Trời, Mặt Trăng và làm ra lịch:

+ Lịch phương Đông (Âm lịch) là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất

+ Lịch phương Tây (Dương lịch) là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

Về sau, Dương lịch đã được hoàn chỉnh và thống nhất để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch. Công lịch lấy năm ra đời của Chúa Giê-su là năm đầu tiên của Công nguyên.

- Phân chia thời gian thành thập kỉ (10 năm), thế kỉ (100 năm) và thiên niên kỉ (1000 năm), tính từ năm đầu tiên của các khoảng thời gian đó.

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Luyện tập và vận dụng

1. Câu hỏi luyện tập 1 trang 15 Sử 6 sgk Kết nối tri thức

  • Các sự kiện dưới đây xảy ra cách ngày nay khoảng bao nhiêu năm?

- Khoảng thiên niên kỉ III TCN, người Ai Cập đã biết làm lịch.

- Thục Phán lập ra nước Âu Lạc vào khoảng năm 208 TCN

Gợi ý trả lời:

- Sự kiện người Ai Cập biết làm lịch cách ngày nay là: 3000 + 2021 = 5021 năm

- Sự kiện cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng cách ngày ngay là: 2021 - 40 = 1981 năm

2. Câu hỏi vận dụng 2 trang 15 Sử 6 sgk Kết nối tri thức

  • Hãy kể những ngày nghỉ lễ theo âm lịch và dương lịch ở nước ta.

Gợi ý trả lời:

Những ngày nghỉ lễ theo Âm lịch và Dương lịch ở nước ta:

- Theo Dương lịch: Tết Dương lịch 1/1, ngày Quốc khánh 2/9, ngày giải phóng miền Nam 30/4, Quốc tế lao động 1/5

- Theo Âm lịch: Tết âm, Giỗ tổ Hùng Vương 10/3

3. Câu hỏi vận dụng 3 trang 15 Sử 6 sgk Kết nối tri thức

  • Hãy lựa chọn và sắp xếp những sự kiện quan trọng của cá nhân em trong khoảng 5 năm gần đây theo đúng trình tự (có thể thể hiện trên trục thời gian).

Gợi ý trả lời:

Các ngày liên quan đến các sự kiện của cá nhân có thể là ngày sinh nhật, ngày nhập học, được tặng món quà ý nghĩa, gặp lại bạn bè, người thân, ngày xem một bộ phim yêu thích nhất, ngày được điểm cao, ngày tâm trạng tệ nhất,... Dựa vào đó hãy ghi lại và sắp xếp các sự kiện đó theo đúng thứ tự mốc thời gian diễn ra sự kiện.

-/-

Các em vừa tham khảo nội dung chi tiết hướng dẫn soạn sử 6 sách Kết nối tri thức bài 3: Thời gian trong lịch sử. Hi vọng tài liệu sẽ giúp các em có thể hiểu và nắm chắc nội dung bài học hơn thông qua những lời giải chi tiết cụ thể. Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM