Soạn Lịch sử 6 bài 14 : Nhà nước Văn Lang Âu Lạc (Chân trời sáng tạo)

Xuất bản: 13/08/2021 - Cập nhật: 23/11/2021 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn sử 6 bài 14 trang 72 sgk Chân trời sáng tạo, gợi ý trả lời các câu hỏi kiến thức về sự thành lập, phạm vi không gian , tổ chức nhà nước của Văn Lang, Âu Lạc.

Tài liệu hướng dẫn soạn bài 14 trang 72 sgk Lịch sử và địa lí 6 theo chương trình SGK mới bộ Chân trời sáng tạo giúp các em hiểu rõ hơn về nhà nước Văn Lang, Âu Lạc: sự hình thành, phát triển, phạm vi không gian và tổ chức nhà nước, những thành tựu văn hóa tiêu biểu.

Mục tiêu cần đạt:

  • Nắm được mốc thời gian thành lập, phạm vi không gian của nước Văn Lang, Âu Lạc
  • Trình bày được bộ máy tổ chức nhà nước của Văn Lang, Âu Lạc.

I. Trả lời câu hỏi phần kiến thức mới bài 14 sách Chân trời sáng tạo

Soạn sử 6 sgk Chân trời sáng tạo, tham khảo gợi ý trả lời các câu hỏi kiến thức cơ bản từ trang 72 - 74 SGK giúp em hiểu và ghi nhớ kiến thức lâu hơn.

1. Câu hỏi trang 72 sgk Chân trời sáng tạo

Dựa vào thông tin trong bài học và tư liệu 14.1, em hãy:

  • Cho biết nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào?
  • Nêu phạm vi không gian của nước Văn Lang.
  • Cho biết kinh đô của nhà nước Văn Lang thuộc địa phương nào ngày nay?

Gợi ý trả lời:

  • Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ VII TCN
  • Phạm vi không gian của nước Văn Lang: Địa bàn chủ yếu của nhà nước Văn Lang gắn liền với lưu vực các dòng sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay. Bộ lạc Văn Lang, cư trú trên vùng đất ven sông Hồng từ Ba Vì (Hà Nội) đến Việt Trì (Phú Thọ), là một trong những bộ lạc giàu có và hùng mạnh nhất thời đó.
  • Kinh đô của nhà nước Văn Lang: Phong Châu thuộc thành phố Việt Trì, Phú Thọ ngày nay.

2. Câu hỏi trang 74 sgk Chân trời sáng tạo

  • Dựa vào sơ đồ 14.2, em hãy trình bày về tổ chức bộ máy của Nhà nước Văn Lang.
  • Quan sát các hình từ 14.3 đến 14.6 và kết hợp với thông tin trong bài, em hãy cho biết nhà nước Âu Lạc có điểm gì mới so với nhà nước thời Văn Lang?

Hinh 14.2 So do to chuc bo may nha nuoc Van Lang

Hình 14.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang

Gợi ý trả lời:

  • Tổ chức bộ máy của Nhà nước Văn Lang.

- Hùng Vương là người đứng đầu nắm mọi quyền hành, giúp việc có các Lạc hầu

- Dưới vua có 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng.

- Dưới bộ là chiềng, chạ, đứng đầu chiềng, chạ là Bồ chính.

=> Nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai nhưng đó là một tổ chức quản lí đất nước bước đầu có hệ thống, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kì dựng nước.

  • Điểm mới của nhà nước Âu Lạc so với nhà nước thời Văn Lang là: vua có nhiều quyền thế hơn trong việc trị nước

- Nước Văn Lang: Hùng Vương -> 15 bộ (Lạc tướng) -> Chiềng, chạ (Bồ chính)

- Nước Âu Lạc: An Dương Vương -> 15 bộ (Lạc tướng) -> Chiềng, chạ (Bồ chính).

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Luyện tập và vận dụng

1. Câu hỏi 1 luyện tập trang 76 sgk Chân trời sáng tạo

  • Hoàn thành bảng thống kê các nội dung dưới đây về nhà nước Văn Lang và Âu Lạc:
Nội dungNước Văn LangNước Âu Lạc
Thời gian ra đời??
Đứng đầu nhà nước??
Kinh đô??

Gợi ý trả lời:

Nội dungNước Văn LangNước Âu Lạc
Thời gian ra đờiKhoảng thế kỉ VII TCNNăm 208 TCN sau khi đánh thắng quân Tần
Đứng đầu nhà nướcVua Hùng VươngVua An Dương Vương
Kinh đôPhong Châu (nay thuộc Phú Thọ)Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội)

2. Câu hỏi 2 luyện tập trang 76 sgk Chân trời sáng tạo

Em hãy cho biết các mốc thời gian sau gắn với những sự kiện lịch sử quan trọng nào của thời kì Văn Lang, Âu Lạc.

Su 6 bai 14 cau 2 luyen tap trang 76 SGK Chan troi sang tao

Gợi ý trả lời:

Các mốc thời gian gắn với những sự kiện lịch sử quan trọng của thời kì Văn Lang, Âu Lạc:

- Thế kỉ VII TCN, thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã thu phục các bộ lạc khác, lập ra Nhà nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ ngày nay)

- Năm 214 TCN, quân Tần ở phương Bắc đánh xuống vùng đất sinh sống của các bộ tộc Việt

- Năm 208 TCN, tướng giặc là Đồ Thư bị giết, quân Tần gặp nhiều khó khăn phải rút về nước

- Năm 179 TCN, Âu Lạc bị sáp nhập vào Nam Việt

- Năm 1 TCN, thời kì Bắc thuộc đã mở ra các triều đại phong kiến Trung Quốc thay nhau cai trị nước ta suốt hơn 1000 năm sau.

3. Câu hỏi 3 vận dụng trang 76 sgk Chân trời sáng tạo

  • Từ truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên", em hiểu thế nào về hai chữ "đồng bào" và truyền thống "tương thân tương ái" của người Việt?

Gợi ý trả lời:

- "Đồng bào": cùng sinh ra từ một bào thai có ý nghĩa tất cả chúng ta, những người con đất Việt, đều mang chung một dòng máu, đều có chung cội nguồn của mình, đều là những người anh em ruột thịt một nhà.

- Truyền thống "tương thân tương ái": mọi người cùng yêu thương, đùm bọc, sống hòa thuận, tình cảm với nhau bằng tình thương giữa con người với con người. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng cố gắng giúp đỡ nhau, lá rách ít đùm lá rách nhiều mà không cần mong đợi sự đền đáp.

-/-

Các em vừa tham khảo nội dung chi tiết bài hướng dẫn soạn sử 6 bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc thuộc bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo. Hi vọng tài liệu sẽ giúp các em có thể hiểu và nắm chắc nội dung bài học hơn thông qua những lời giải chi tiết cụ thể. Chúc các em học tốt !

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM