Hướng dẫn soạn bài 1 trang 10 sgk Lịch sử và địa lí 6 theo chương trình SGK mới bộ Chân trời sáng tạo giúp các em tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm lịch sử và môn học Lịch sử, sự cần thiết phải học lịch sử trong nhà trường phổ thông.
Mục tiêu cần đạt:
- Nêu được khái niệm lịch sử và môn học Lịch sử
- Hiểu được sự cần thiết của việc học môn Lịch sử
- Tìm hiểu và phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản và ý nghĩa, giá trị của chúng.
Cùng đi vào tìm hiểu nội dung chi tiết phần soạn sử 6 sgk Chân trời sáng tạo bài 1:
I. Trả lời câu hỏi phần kiến thức mới bài 1 sách Chân trời sáng tạo
1. Câu hỏi trang 10 sgk Chân trời sáng tạo
- Lịch sử là gì? Em hãy nêu một ví dụ cụ thể?
- Theo em, những câu hỏi nào có thể được đặt ra để tìm hiểu về quá khứ khi quan sát hình 1.1?
Hình 1.1 Rồng đá trước thềm Điện Kính Thiên, thế kỉ XV, khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội
Gợi ý trả lời:
- Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ, bao gồm mọi hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay. Ngoài ra, lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
Ví dụ về lịch sử: Trận chiến Bạch Đằng diễn ra năm 1939 do Ngô Quyền lãnh đạo đã đánh thắng quân Nam Hán xâm lược nước ta.
- Khi quan sát hình 1.1, để tìm hiểu về quá khứ, ta có thể đặt ra những câu hỏi như:
- Khi nào và vào thời nào Rồng đá được xây dựng?
- Quá trình xây dựng rồng đá diễn ra như thế nào?
- Việc xây dựng rồng đá khi đó có ý nghĩa gì?
2. Câu hỏi trang 11 sgk Chân trời sáng tạo
- Có ý kiến cho rằng: Lịch sử là những gì đã qua, không thể thay đổi được nên không cần thiết phải học môn Lịch sử. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?
- Em hiểu thế nào về từ "gốc tích" trong câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Nêu ý nghĩa của câu thơ đó?
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Gợi ý trả lời:
- Về ý kiến cho rằng "Lịch sử là những gì đã qua, không thể thay đổi được nên không cần thiết phải học môn Lịch sử", em không đồng ý với ý kiến này. Bởi vì lịch sử là những gì đã qua nhưng học lịch sử là cách để chúng ta biết và nhớ về quê hương, cội nguồn, hiểu được ông cha ta đã lao động, sáng tạo, đấu tranh như thế nào để có được đất nước ngày nay đồng thời đúc rút được những kinh nghiệm quý báu.
- Theo em hiểu, từ "gốc tích" trong câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh có nghĩa là cội nguồn, tổ tiên, quê hương. Cả câu thơ có ý nghĩa là Bác muốn thế hệ tương lai cần phải học, phải hiểu, phải biết cho tường tận, cụ thể gốc tích lịch sử nước nhà Việt Nam. Ngoài việc phải ghi nhớ một số sự kiện, chiến công nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hay ghi nhớ công lao của một số người làm nên sự nghiệp to lớn đó, ta còn phải biết tìm hiểu “cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lý làm người Việt Nam. Vì chính đó là gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc.
3. Câu hỏi trang 12 sgk Chân trời sáng tạo
- Tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết có ý nghĩa và giá trị gì?
- Tại sao tư liệu gốc lại có giá trị lịch sử xác thực nhất? Hãy lấy một ví dụ chứng minh cho ý kiến của em từ một nguồn sử liệu cụ thể có trong bài.
Gợi ý trả lời:
- Tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết có ý nghĩa và giá trị là những nguồn tư liệu làm gốc để giúp ta hiểu biết và dựng lại lịch sử.
- Tư liệu gốc dựng lại có giá trị lịch sử xác thực nhất vì đây là loại tư liệu liên quan trực tiếp đến sự kiện, phản ảnh sự kiện ấy một cách tin cậy
Ví dụ: Bản thảo lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19-12-1946 là minh chứng cho sự kiện lịch sử bác Hồ kêu gọi Toàn quốc đứng lên kháng chiến trong lịch sử.
II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Luyện tập và vận dụng
1. Câu hỏi 1 luyện tập trang 14 sgk Chân trời sáng tạo
- Tại sao cần thiết phải học môn lịch sử?
Gợi ý trả lời:
Lí do cho việc học môn Lịch sử là cần thiết:
- Việc học lịch sử giúp chúng ta biết được cội nguồn dân tộc, biết được loài người, biết chúng ta đã đấu tranh để sinh tồn và phát triển như thế nào.
- Việc học lịch sử giúp chúng ta biết được những gì đã xảy ra trong quá khứ của tổ tiên, của cha ông và cả nhân loại để bản thân mình vừa kế thừa, phát huy những gì đã có, góp phần nhỏ bé của mình trong việc bảo vệ phát triển vì sự tiến bộ của đất nước, của nhân loại.
2. Câu hỏi 2 luyện tập trang 14 sgk Chân trời sáng tạo
- Căn cứ vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
Gợi ý trả lời:
Những căn cứ để biết và dựng lại lịch sử đó chính là các nguồn tư liệu khác nhau như:
- Tư liệu truyền miệng: những câu chuyện, những lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác ở rất nhiều dạng khác nhau.
- Tư liệu hiện vật: những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất.
- Tư liệu chữ viết: những bản ghi, sách vở chép tay hay được in, khắc bằng chữ viết, gọi chung là tư liệu chữ viết.
3. Câu hỏi 3 vận dụng trang 14 sgk Chân trời sáng tạo
- Em biết những di tích lịch sử nào ở địa phương em đang sống? Hãy kể cho cả lớp nghe về sự kiện lịch sử liên quan đến một trong những di tích đó.
Gợi ý trả lời:
Nếu địa phương em đang sinh sống là ở Hà Nội thì có thể kể tên những di tích lịch sử như nhà tù Hỏa Lò, Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Khuê Văn Các, Cột cờ Hà Nội, Chùa Một Cột, Đền Quán Thánh, Điện Kính Thiên...
Sự kiện lịch sử liên quan đến chùa Một Cột:
Theo truyền thuyết, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông và theo gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Vào năm 1049, vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên tòa. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm tòa sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng. Thêm nữa còn cho các nhà sư đi vòng quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế chùa mang tên Diên Hựu với nghĩa là "phúc lành dài lâu".
Năm 1954, quân đội Viễn chinh Pháp trước khi rút khỏi Hà Nội đã cho đặt mìn để phá chùa Một Cột. Sau khi tiếp quản thủ đô, Bộ Văn hóa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành trùng tu lớn chùa Một Cột, xây dựng lại chùa theo kiến trúc cũ như chúng ta thấy hiện nay do Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng đảm nhiệm.
4. Câu hỏi 4 vận dụng trang 14 sgk Chân trời sáng tạo
- Hãy viết một đoạn văn ngắn về lịch sử ngôi trường em đang học (Trường được thành lập khi nào? Nó thay đổi như thế nào theo thời gian?...)
Gợi ý trả lời: Học sinh tự làm. (có thể tham khảo cách làm của bài mẫu bên dưới)
Trường THCS Diễn Trường được thành lập từ năm học 1964 - 1965, tiền thân là trường cấp 2 Diễn Trường do thầy Trần Dịu (quê ở Diễn Phong) làm hiệu trưởng. Từ năm 1965 - 1971 do chiến tranh phá hoại của Mỹ, trường phải sơ tán xuống địa bàn xóm 17. Năm 2005, trường vinh dự được đón bằng “Đơn vị văn hóa” do UBND Huyện Diễn Châu trao tặng. Năm 2009 trường đã được UBND tỉnh Nghệ An trao tặng danh hiệu “Trường đạt chuẩn quốc gia”.
Sau gần 50 năm kiên trì, bền bỉ, vượt qua bao gian khó, xây dựng và phát triển, có những lúc thăng trầm, đến nay trường THCS Diễn Trường đang chuyển mình mạnh mẽ từ chi bộ đến các đoàn thể, từ Ban giám hiệu đến cán bộ, công nhân viên, từ giáo viên đến học sinh đều đoàn kết, nhất trí, phát huy sức trẻ, năng động, sáng tạo để xây dựng nhà trường và tiếp tục giữ vững danh hiệu “Trường đạt Chuẩn Quốc gia”.
(Nguồn: thcsdientruong.dienchau.edu.vn)
5. Câu hỏi 5 vận dụng trang 14 sgk Chân trời sáng tạo
- Cửu Bắc, một kiến trúc cổ, nằm trên phố Phan Đình Phùng, Hà Nội ngày nay. Trên tường vẫn còn nguyên dấu vết đạn pháo của thực dân Pháp khi đánh chiếm thành Hà Nội năm 1882. Có ý kiến cho rằng nên trùng tu lại mặt thành, xóa đi những vết đạn pháo đó, em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?
Gợi ý trả lời:
Về ý kiến cho rằng nên trùng tu lại mặt thành Cửu Bắc, xóa đi những vết đạn pháo của thực dân Pháp, em không đồng ý với ý kiến đó. Vì: Việc trùng tu lại khu kiến trúc của thành là điều tốt nhưng việc xóa bỏ những vết đạn pháo là không nên. Những dấu vết đó là minh chứng lịch sử hùng hồn, minh chứng cho lịch sử chiến đấu kiên cường của dân tộc nên việc xóa bỏ nó cũng như là chính chúng ta đang xóa bỏ lịch sử cùa dân tộc vậy.
-/-
Các em vừa tham khảo nội dung chi tiết bài hướng dẫn soạn sử 6 bài 1: Lịch sử là gì? thuộc bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo. Hi vọng tài liệu sẽ giúp các em có thể hiểu và nắm chắc nội dung bài học hơn thông qua những lời giải chi tiết cụ thể. Chúc các em học tốt !