Soạn sử 10 Chân trời Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại

Xuất bản: 08/09/2022 - Tác giả:

Soạn sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại với hướng dẫn trả lời các câu hỏi trang 18 - 23 SGK Lịch sử 10 CTST.

Cùng Đọc tài liệu đi vào trả lời các câu hỏi thuộc Soạn sử 10 Chân trời sáng tạo bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại. Nội dung này chắc chắn sẽ giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp tốt nhất.

Hướng dẫn soạn sử 10 Chân trời sáng tạo bài 4

Tài liệu giải bài tập lịch sử 10 bài 4 Chân trời sáng tạo chi tiết:

I. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

Trả lời câu hỏi trang 19: Soạn sử 10 Chân trời Bài 4

1. Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn vá phát huy giá trị các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

Câu hỏi: 

- Phố cổ Hà Nội trong Hình 4.2 và chùa Cầu (Hội An) trong Hình 4.3 có phải là di sản văn hóa không? Vì sao chúng được bảo tồn đến ngày nay?

- Phố cổ Hà Nội trong Hình 4.2 và chùa Cầu (Hội An) trong Hình 4.3 là di sản văn hóa.

*Giải thích:

Phố cổ Hà Nội

  • Phố cổ Hà Nội là tên gọi của một khu vực dân cư vốn xuất hiện từ thời Lý – Trần, nằm ở phía Đông của Hoàng thành Thăng Long, kéo dài đến bờ sông Hồng – nay là khu vực phía Bắc và phía Tây của quận Hoàn Kiếm.
  • Nơi đây chứa đựng một kho tàng giá trị vật thể lớn với 121 di tích, gồm 83 di tích lịch sử văn hóa, 30 di tích lịch sử cách mạng và 8 di tích khác; Trong đó, có 25 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia với đầy đủ các loại hình tôn giáo, tín ngưỡng: đình, đền, chùa, hội quán, nhà thờ Hồi giáo, miếu, am. Khu phố cổ cũng có các giá trị phi vật thể đa dạng, hấp dẫn như: sinh hoạt của người dân, ẩm thực, các loại hình diễn xướng dân gian như ca trù và xẩm, các lễ hội truyền thống ở đền Bạch Mã, đình Yên Thái, lễ hội kim hoàn... tạo nên dấu ấn Thăng Long- Hà Nội ngàn năm.

Chùa Cầu (Hội An)

  • Chùa Cầu phố cổ Hội An với tổng chiều dài là 18 mét, có mái che. Công trình này bắc qua một nhánh nhỏ của sông Thu Bồn với hình ảnh trầm mặc. Chùa được thiết kế bằng gỗ với phần trên là nhà, dưới là cầu, nền móng làm bằng trụ đá. Kiến trúc chùa cầu Hội An mang đậm phong cách Nhật Bản với mái che uyển chuyển. Bộ phận này che kín cả cây cầu, cửa chính có tấm biển lớn chạm nối 3 chữ Hán “Lai Viễn Kiều”. Phần chùa ngăn cách với cầu bởi một lớp vách gỗ cùng với bộ cửa song hạ bản mang đến không gian đặc biệt.

*Chúng được bảo tồn đến ngày nay vì:

  • Là những bức tranh lịch sử, mang giá trị lịch sử văn hóa.
  • Cần được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

2. Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên 

Câu hỏi: Quan sát Hình 4.4 và cho biết vì sao phải có ý thức bảo tồn Thánh địa Mỹ Sơn?

Trả lời:

Phải có ý thức bảo tồn Thánh địa Mỹ Sơn vì:

- Lưu giữ, bảo vệ và lan tỏa giá trị các giá trị di sản là sự nhắc nhở con người nhớ về cội nguồn, qua đó hình thành ý thức trách nhiệm với tổ tiên, với cộng đồng xã hội đương đại và với các thế hệ mai sau.

- Bảo đảm sự phát triển bền vững của dân tộc, góp phần đem lại những hiệu quả kinh tế, xã hội cho địa phương, đất nước.

II. Sử học với sự phát triển công nghiệp văn hóa

Trả lời câu hỏi trang 20, 21: Soạn sử 10 Chân trời Bài 4

1. Vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa

Câu hỏi: Dựa vào Hình 4.5 và những hiểu biết của cá nhân em, hãy cho biết vai trò của Sử học đối với lĩnh vực công nghiệp hóa.

Trả lời:

- Vai trò của Sử học đối với lĩnh vực công  nghiệp văn hóa:

+ Sử học cung cấp chất liệu cốt lõi, tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá.

+ Sử học góp phần thúc đẩy sáng tạo những sản phẩm có giá trị của công nghiệp văn hóa.

2. Vai trò của ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học

Câu hỏi: Em hãy tìm hiểu mối liên hệ giữa một số ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với sử học được thể hiện trong Hình 4.6, Hình 4.7.

Trả lời:

- Hình 4.6: lĩnh vực Du lịch văn hóa.

- Hình 4.7: lĩnh vực Thủ công mĩ nghệ.

- Mối quan hệ giữa ngành Công nghiệp văn hóa đối với Sử học:

+ Các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hoá cung cấp những thông tin, tư liệu quý giá giúp Sử học khôi phục bức tranh lịch sử xã hội một cách đầy đủ, chính xác và sinh động hơn.

+ Công nghiệp văn hoá phát triển với nhiều ngành nghề mới đặt ra nhu cầu xã hội và nhu cầu nội tại của công nghiệp văn hoá thúc đẩy Sử học nghiên cứu các di sản.

III. Sử học với phát triển du lịch 

Trả lời câu hỏi trang 22: Soạn sử 10 Chân trời Bài 4

1. Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch

Câu hỏi 1: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương- di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại có những giá trị lịch sử và văn hóa như thế nào?

Trả lời:

* Giá trị lịch sử của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương:

- Thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên.

- Giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.

- Giúp thế hệ con cháu tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, bồi dưỡng lòng yêu nước và có ý thức bảo vệ Tổ quốc để xứng đáng với công lao của các thế hệ cha ông đi trước.

- Hệ thống các di chỉ khảo cổ Sơn Vi, Phùng Nguyên, Làng Cả, Xóm Ren, Gò Mun và các cổ vật được tìm thấy xung quanh núi Hùng như Nha chương, trống đồng, rùi, mũi tên... cho ta thấy một thời đại Hùng Vương rực rỡ và cho thấy rõ nét một nhà nước Văn Lang cổ đại - trung tâm khởi phát của người Việt cổ.

* Giá trị văn hóa của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương:

- Hướng con người tới chân - thiện - mỹ.

- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Lễ hội Đền Hùng thể hiện sự gắn bó của cộng đồng trong nghĩa “đồng bào”, với truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ, dân tộc Việt Nam cùng có chung một cội nguồn, chung một dòng máu Lạc Hồng… từ đó có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục tinh thần cố kết cộng đồng dân tộc.

- Trong Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, các yếu tố văn hóa tâm linh được tiềm ẩn từ các kiến trúc tín ngưỡng đình, đền, miếu - nơi thờ phụng, thực hành tín ngưỡng đến các nghi lễ rước, tế, lễ vật, phẩm phục, diễn xướng dân gian.

Câu hỏi 2: Lễ hội Nghinh Ông là nét văn hóa của cư dân vùng nào ở Việt Nam? Lễ hội này có ý nghĩa như thế nào về mặt lịch sử?

Trả lời:

- Lễ hội Nghinh Ông là nét văn hóa của cư dân vùng Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

- Ý nghĩa lịch sử của lễ hội Nghinh Ông (Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh)

+ Là lễ hội truyền thống gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (cá Voi) nhằm cầu nguyện sự bình an khi ra biển và ước mong một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

+ Là lễ hội tổng kết một mùa đánh bắt trên biển của ngư dân và chuẩn bị cho một mùa đánh bắt mới với những ước vọng một mùa bội thu.

+ Thể hiện tấm lòng thành kính, biết ơn, tạ ơn Thần Nam Hải (cá Ông) và Thần Biển của ngư dân huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh).

+ Thể hiện tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, là dịp để ngư dân tưởng niệm về những người con Cần Giờ có công đầu trong việc chế tạo ra những phương tiện đi biển, ngư cụ đánh bắt thủy hải sản để phục vụ cho ngư dân nhưng đã qua đời và những người đã bỏ mình trong lòng biển sâu.

2. Vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa

Câu hỏi: Em hãy phân tích các hình từ 4.10 đến hình 4.13 để thấy được tác động của du lịch đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa

Trả lời:

Du lịch có tác động và vai trò rất lớn đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa

- Du lịch không chỉ là tham quan các di tích lịch sử, di sản văn hóa, bên cạnh đó là tương tác, trải nghiệm để hiểu rõ các giá trị di sản, di tích ấy.

- Nhờ có du lịch mà các hoạt động bảo tồn và phát huy những giá trị di tích lịch sử - văn hóa của địa phương được đẩy mạnh và tăng cường.

- Du lịch là một hoạt động quảng bá hữu hiệu các giá trị di tích lịch sử - văn hóa song đồng thời cũng tạo ra nguồn thu kinh tế tiếp tục bảo tồn, trùng tu và phát triển các giá trị di sản văn hóa, di tích lịch sử,…

Luyện tập trang 23: Soạn sử 10 Chân trời Bài 4

Câu hỏi 1: Kể tên một số tác phẩm sử học nghiên cứu về di sản văn hóa.

Trả lời:

Một số tác phẩm sử học nghiên cứu về di sản văn hóa:

- Lịch sử văn minh thế giới (tác giả: Vũ Dương Ninh).

- Lịch sử văn minh Ả rập (tác giả: Nguyễn Hiến Lê).

- Lịch sử văn minh Ấn Độ (tác giả: Nguyễn Hiến Lê).

- Lịch sử văn minh Trung Hoa (tác giả: Nguyễn Hiến Lê)

- Di tích lịch sử và di sản văn hóa Việt Nam (tác giả: Thùy Linh - Việt Trinh).

- Di sản văn hóa Việt Nam dưới góc nhìn lịch sử (tác giả: Phan Huy Lê)

Câu hỏi 2: Theo em, ngành du lịch cần làm gì để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên?

Trả lời:

Để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên, ngành du lịch cần phải:

+ Trích một phần doanh thu từ du lịch để dùng vào việc tái đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, tôn vinh, phục dựng và quản lý di tích, di sản.

+ Cung cấp thông tin của ngành để Sử học nghiên cứu, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững.

+ Quảng bá hình ảnh của các di tích, di sản đến du khách trong nước và quốc tế.

+ Nâng cao nhận thức và tinh thần trách nhiệm của người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Vận dụng trang 23: Soạn sử 10 Chân trời Bài 4

Câu hỏi: Hãy cùng một nhóm bạn trong lớp (từ 3-5 người) sưu tầm tài liệu và thực hiện một đoạn băng hình về một di sản văn hóa hoặc di sản thiên nhiên của địa phương, dân tộc em để giới thiệu với du khách.

Trả lời:

Giới thiệu về: thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam, Việt Nam)

- Tư liệu (tham khảo):

+ Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam) là tổ hợp bao gồm nhiều đền tháp Chăm-pa, trong một thung lũng có đường kính khoảng 2 km.

+ Đây là nơi tổ chức cúng tế thần Si-va của các vương triều Chăm-pa. Trong nhiều thế kỉ, Thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chăm-pa tại Việt Nam.

+ Hầu hết các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc tại đây đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo.

+ Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương triều tiếp cận với các thánh thần, Thánh địa Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của các triều đại Chăm-pa và là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực.

+ Năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Ngày nay, nơi đây là địa điểm tham quan du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

- Đoạn băng hình: các em tự tìm kiếm tài liệu trên Youtube, các website quảng bá của tỉnh Quảng Nam.

- Kết thúc nội dung soạn sử 10 Chân trời bài 4- 

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung Soạn sử 10 Chân trời sáng tạo bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại. Chúc các em học tốt.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM