Soạn sử 10 Cánh diều bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc

Xuất bản: 06/09/2022 - Tác giả:

Soạn sử 10 Cánh diều bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc với hướng dẫn giải bài tập lịch sử 10 cánh diều trang 83, 84, 85, 86, 87.

Cùng Đọc tài liệu đi vào trả lời các câu hỏi thuộc Soạn sử 10 Cánh diều bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc. Nội dung này chắc chắn sẽ giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp tốt nhất.

Hướng dẫn soạn sử 10 Cánh diều bài 12

Tài liệu giải bài tập lịch sử 10 bài 12 Cánh diều chi tiết:

1. Cơ sở hình thành

Trả lời câu hỏi trang 84: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc

1.1. Điều kiện tự nhiên

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát Lược đồ 12, hãy nêu cơ sở về điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

Trả lời:

Cơ sở về điều kiện tự nhiên hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc:

  • Văn minh Văn Lang - Âu Lạc hình thành chủ yếu trên phạm vi lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả (vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam). Phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc ngày nay, phía Đông giáp biển là những yếu tố vị trí địa li thúc đẩy sự giao lưu, tiếp xúc của cư dân Việt cổ với các nền văn minh khác.
  • Hệ thống sông Hồng, sông Mã, sông Cả bồi đắp phù sa, hình thành các vùng đồng bằng màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi để cư dân sớm định cư sinh sống trong các xóm làng. Người Việt cổ trở thành chủ nhân của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
  • Văn minh Văn Lang - Âu Lạc hình thành trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng ánh sáng mặt trời lớn và lượng mưa nhiều là yếu tố thuận lợi để cư dân trồng trọt, chăn nuôi, bảo đảm nguồn thức ăn đa dạng. Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ sở để cư dân chế tác các loại hình công cụ lao động trong sản xuất và đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày.

1.2. Cơ sở xã hội

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 12.2, 12.3, hãy nêu cơ sở xã hội hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

Trả lời:

Cơ sở xã hội hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc:

  • Nền kinh tế nông nghiệp chuyển từ dùng cuốc sang dùng cày đã góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất, tạo ra của cải dư thừa. Xuất hiện sự phân hóa giữa các tầng lớp xã hội: tầng lớp quý tộc, nông dân tự do, nô tì.
  • Quá trình giao lưu, trao đổi sản phẩm đã hình thành mối liên kết giữa các cộng đồng cư dân Việt cổ. Cư dân đoàn kết chống ngoại xâm và đắp đê, trị thủy, khai hoang, mở rộng địa bàn cư trú. Từ đó, thúc đẩy sự ra đời của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

2. Những thành tựu tiêu biểu: Soạn sử 10 Cánh diều bài 12

2.1. Đời sống vật chất

Trả lời câu hỏi trang 85: Soạn sử 10 Cánh diều bài 12

Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các Hình 12.4, 12.5, hãy nêu thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất của cư dân nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

Trả lời:

Thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất của cư dân nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc:

+ Nguồn lương thực, thực phẩm chủ yếu của cư dân bao gồm: gạo nếp, gạo tẻ, các loại rau, củ, quả, gia súc, gia cầm (lợn, gà, vịt,...) và các loại thuỷ sản (cá, tôm, cua,...)

+ Về trang phục, nam thường đóng khố, mình trần; nữ mặc áo, váy, yếm che ngực và đều đi chân đất. Vào dịp lễ hội, trang phục có thêm đồ trang sức, như vòng, nhân, khuyên tai, mũ gắn lông vũ,...

+ Nhà ở phổ biến là kiểu nhà sản làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.

+ Phương thức di chuyển trên sông nước chủ yếu là dùng thuyền, bè.

2.2. Đời sống tinh thần

Trả lời câu hỏi trang 86: Soạn sử 10 Cánh diều bài 12

Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 12.1, 12.4, 12,5, hãy nêu thành tựu tiêu biểu về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc.

Trả lời:

Thành tựu tiêu biểu về đời sống tinh thần:

+ Người Việt cổ có trình độ thẩm mĩ và tư duy khá cao, thể hiện qua: nghệ thuật điêu khắc, kĩ thuật luyện kim, kĩ thuật làm đồ gốm; hoa văn trang trí trên đồ đồng, đồ gốm.

+ Âm nhạc, ca múa có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân với các loại nhạc cụ như trống đồng, chiêng, cổng, chuông, các hoạt động hát múa….

+ Tín ngưỡng sùng bải các lực lượng tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần núi, thần sông..); thờ cúng tổ tiên, anh hùng, thủ lĩnh và thực hành lễ nghi nông nghiệp. Trong các dịp lễ hội, cư dân thường tổ thức đua thuyền, đấu vật.

+ Phong tục tập quán có những nét đặc sắc như tục ăn trâu, nhuộm răng, xăm mình,...

2.3. Tổ chức xã hội và nhà nước

Trả lời câu hỏi trang 87: Soạn sử 10 Cánh diều bài 12

Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các Sơ đồ 12.1. 12.2, Hình 12.6, hãy nêu những thành tựu tiêu biểu về tổ chức xã hội, nhà nước của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

Trả lời:

Thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất của cư dân nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc:

+ Nguồn lương thực, thực phẩm chủ yếu của cư dân bao gồm: gạo nếp, gạo tẻ, các loại rau, củ, quả, gia súc, gia cầm (lợn, gà, vịt,...) và các loại thuỷ sản (cá, tôm, cua,...)

+ Về trang phục, nam thường đóng khố, mình trần; nữ mặc áo, váy, yếm che ngực và đều đi chân đất. Vào dịp lễ hội, trang phục có thêm đồ trang sức, như vòng, nhân, khuyên tai, mũ gắn lông vũ,...

+ Nhà ở phổ biến là kiểu nhà sản làm bằng gỗ, tre, nứa, lá.

+ Phương thức di chuyển trên sông nước chủ yếu là dùng thuyền, bè.

Luyện tập: Soạn sử 10 Cánh diều bài 12

Câu hỏi 1. Hãy kể tên một số di chỉ, hiện vật khảo cổ tiêu biểu minh chứng cho sự tồn tại của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc.

Trả lời:

Một số di chỉ, hiện vật khảo cổ tiêu biểu minh chứng cho sự tồn tại của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc: lưỡi cày, rìu, trống đồng, mũi tên đồng,...

Câu hỏi 2. Hãy nêu những biểu hiện về sự kế thừa và phát triển của nước Âu Lạc sô với nước Văn Lang.

Trả lời:

- Sự kế thừa: các đơn vị hành chính địa phương không có nhiều thay đổi so với nước Văng Lang.

- Sự phát triển:

+ Lãnh thổ mở rộng trên cơ sở hòa hợp và thống nhất giữa người Âu Việt và Lạc Việt.

+ Cư dân Âu Lạc đã biết sử dụng nỏ có thể bắn nhiều mũi tên một lần, xây dựng thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), vừa là kinh đô, vừa là căn cứ quân sự vững chắc.

Vận dụng: Soạn sử 10 Cánh diều bài 12

Câu hỏi 3. Sưu tầm tư liệu để giới thiệu với thầy cô và bạn bè về lễ hội Đền Hùng.

Trả lời:

- Lịch sử hình thành: Vua Hùng lựa chọn để đóng đô

- Vị trí: Đền Hùng được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

- Ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng của khu di tích:

+ Thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của dân tộc ta từ ngàn đời xưa

+ Là di sản có giá trị sâu sắc thể hiện tình cảm, sự biết ơn sâu sắc đến các thế hệ đi trước, đặc biệt là đối với vua Hùng, người đã tiên phong khai sinh nên bờ cõi nước Việt.

Bài giới thiệu tham khảo:

Lễ hội diễn ra từ ngày 01 đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch, việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3).

Đền Hùng nằm ở trên núi Nghĩa Lĩnh, Xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là nơi hàng năm thường diễn ra lễ hội mang tính chất quốc gia để suy tôn các vua Hùng là người đã có công dựng nước.

Lễ hội diễn ra từ ngày 01đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch. Việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3), bắt đầu bằng lễ dâng hương có đại diện của Nhà nước, tại đền Thượng là nơi xưa kia vua Hùng tế trời đất. Ðồ tế lễ ngoài mâm ngũ quả còn có bánh chưng, bánh dày để nhắc lại sự tích Lang Liêu, cũng là nhắc nhở công đức các vua Hùng đã dạy dân trồng lúa.

Phần rước, có nhiều cuộc rước thần, rước voi, rước kiệu... của các làng Tiên Cương, Hy Cương, Phượng Giao, Cổ Tích...

Sau tế lễ còn có múa hát xoan (ở đền Thượng), hát ca trù (ở đền Hạ) và nhiều trò chơi khác.

Hội đền Hùng không chỉ thu hút khách thập phương đến dự lễ bởi những nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc mà còn ở tính thiêng liêng của một cuộc hành hương trở về cội nguồn dân tộc của các thế hệ người Việt Nam. Ðến hội, mỗi người đều biểu hiện một tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ về quê cha đất tổ. Ðây là một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức mỗi con người Việt Nam, cho dù họ ở bất cứ nơi đâu.

- Kết thúc nội dung soạn sử 10 Cánh diều bài 12- 

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung Soạn sử 10 Cánh diều bài 12: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc. Chúc các em học tốt.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM