Soạn sử 10 bài 6 Cánh diều: Một số nền văn minh phương Đông

Xuất bản: 05/09/2022 - Tác giả:

Soạn sử 10 bài 6 Cánh diều Một số nền văn minh phương Đông với hướng dẫn giải bài tập lịch sử 10 trang 34 - 44 SGK Cánh diều chi tiết nhất.

Cùng Đọc tài liệu đi vào trả lời các câu hỏi thuộc Soạn sử 10 Cánh diều bài 6: Một số nền văn minh phương Đông. Nội dung này chắc chắn sẽ giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp tốt nhất.

Hướng dẫn soạn sử 10 bài 6 Cánh diều

Tài liệu giải bài tập lịch sử 10 bài 6 Cánh diều chi tiết:

1. Văn minh Ai cập cổ đại

1.1. Cơ sở hình thành

Câu hỏi:Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Sơ đồ 6.1, Hình 6.2 và Lược đồ 6.1, hãy:

- Giải thích những cơ sở hình thành nền văn minh Ai Cập.

- Lí giải vì sao Hê-rô-đốt cho rằng: “ Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.

Trả lời:

- Những cơ sở hình thành nền văn minh Ai Cập:

  • Điều kiện tự nhiên: Gắn liền với sông Nin.
  • Kinh tế: Trên cơ sở công cụ lao động bằng đá, đồng... kinh tế phát triển. Nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
  • Chính trị: Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là Pha-ra-ông. Quyền lực của nhà vua là cơ sở quan trọng của văn minh Ai Cập cổ đại.
  • Xã hội: Phân chia thành các tầng lớp quý tộc, nông dân, nô lệ... Sự phân chia xã hội tạo ra một bộ phận chuyên sản xuất, phục vụ...
  • Dân cư: bao gồm các bộ lạc từ Đông Bắc châu Phi và Tây Á. Họ sống quần tụ lại và trở thành chủ nhân của nền văn minh Ai Cập cổ đại.

- Hê-rô-đốt cho rằng: “ Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”:

  • Câu nói của sử gia Hi Lạp cổ đại Hê-rô-dốt “Ai Cập là quà tặng của sông Nin”: Sông Nin mang đến sự sống cho Ai Cập trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Lời dặn của Hê-rô-dốt cách đây hơn 2.000 năm vẫn còn nguyên giá trị.
  • Hằng năm, sau mỗi mùa nước lũ, sông Nin bồi đắp phù sa tạo nên những cánh đồng màu mờ, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
  • Sông Nin trở thành con đường giao thông chính, kết nối các vùng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hải ở Ai Cập.

1.2. Những thành tựu cơ bản

Câu hỏi:Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình từ 6.3 đến 6.6, hãy:

- Cho biết nền văn minh Ai Cập cổ đại đã đạt được những thành tựu chủ yếu nào? Hãy giới thiệu về một trong số các thành tựu đó.

- Trình bày ý nghĩa của những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại.

- Nêu những hiểu biết của em về kĩ thuật ướp xác của cư dân Ai Cập cổ đại.

Trả lời:

- Những thành tựu chủ yếu của nền văn minh Ai Cập cổ đại:

  • Về chữ viết: cư dân Ai Cập cổ đại viết chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của mình. Họ viết chữ trên giấy pa-pi-rút hoặc khắc trên đá.
  • Về toán học: nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi về hình học và tính được số pi.
  • Về kiến trúc và điêu khắc: cư dân Ai Cập cổ đại đã xây dựng những công trình đồ sộ như Kim tự tháp, Tượng nhân sư,...

- Giới thiệu về một trong số các thành tựu đó: Kim tự tháp Kê-ốp là một trong bảy kì quan thế giới cổ đại, còn gọi là kim tự tháp Ghi-za hay Ku-phu. Các khối đá thạch cao tuyết hoa có trọng lượng từ 2,3 đến 4 tấn được ghè đẽo theo các kích thước đã định, mài nhẵn bề mặt rồi xếp chồng lên nhau với độ cao 146,5m (trải qua năm tháng đến hiện nay còn 138,8m). Chúng được làm hoàn hảo tới mức ngay cả một sợi tóc, một lưỡi dao hay một tời giấy mỏng cũng không thể lọt được vào khe giữa hai khối đá. Tuy vậy, nó vẫn được tính toán để chịu sự giãn nở nhiệt và thậm chí cả những trận động đất.

- Ý nghĩa của những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại:

  • Chữ viết: phản ánh trình độ tư duy của cư dân Ai Cập, là phương tiện chủ yếu lưu giữ thông tin từ đời này qua đời khác, là cơ sở để người đời sau nghiên cứu về văn hóa thời kì cổ đại.
  • Toán học: sự hiểu biết toán học là biểu hiện cao của tư duy, đã được sử dụng trong cuộc sống, là cơ sở cho nền toán học sau này.
  • Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc cổ đại: phản ánh trình độ tư duy, khả năng sáng tạo của con người, mang tính thẩm mĩ cao, là biểu hiện đỉnh cao của tính chuyên chế, quan niệm tôn giáo.

- Những hiểu biết của em về kĩ thuật ướp xác của cư dân Ai Cập cổ đại: Ra đời ở Ai Cập thời kì Cổ vương quốc khoảng năm 2700 TCN và tồn tại đến thế kỉ V. Xác được ướp theo cách mổ bụng, bỏ đi đa số nội tạng, giữ lại trái tim bởi họ quan niệm rằng trái tim là linh hồn của một con người. Sau đó, thân thể được bao phủ bằng natron để ngăn chặn phân hủy. Với điều kiện tự nhiên ở Ai Cập, những xác ướp được bảo quản rất thuận lợi.

2. Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại

2.1. Cơ sở hình thành

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát Sơ đồ 6.2, Lược đồ 6.2 và Hình 6.7, hãy giải thích những cơ sở hình thành nền văn minh Trung Hoa thời cổ- trung đại.

Trả lời:

Những cơ sở hình thành nền văn minh Trung Hoa thời cổ- trung đại:

  • Điều kiện tự nhiên: Lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang thuận lợi cho điều kiện sinh sống: đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ, phì nhiêu, khí hậu thuận lợi…
  • Kinh tế: Nghề trồng lúa trở thành ngành kinh tế chính, thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng phát triển mạnh.
  • Chính trị: theo chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, Hoàng đế có quyền lực tối cao.
  • Xã hội: những lực lượng xã hội chính: Quý tộc và nông dân công xã thời cổ đại, địa chủ phong kiến và nông dân thời trung đại.
  • Dân cư: Người Hoa Hạ ở lưu vực sông Hoàng Hà là tiền thân của Hán tộc sau này. Ngoài ra, còn người Mãn, Mông,...

2.2. Những thành tựu cơ bản

Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình từ 6.8 đến 6.13, hãy trình bày những thành tựu chủ yếu của văn minh Trung Hoa cổ- trung đại. Những thành tự đó có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Những thành tựu chủ yếu của văn minh Trung Hoa:

- Về chữ viết: sáng tạo ra chữ viết từ thời nhà Thương, trải qua nhiều loại hình khác nhau như Giáp cốt văn, Kim văn, Tiểu triện, Lệ thư, Khải thư rồi Hành thư,...

- Về tư tưởng và tôn giáo:

+ Nho giáo từng bước trở thành công cụ phục vụ cho nhà nước, là hệ tư tưởng của chế độ quân chủ ở Trung Hoa, đồng thời có ảnh hưởng lớn tới nhiều nước, như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam,…

+ Đạo giáo chính thức ra đời vào cuối thế kỉ thứ II, là một trong những tôn giáo lớn của Trung Hoa.

+ Phật giáo ở Trung Hoa cũng rất phát triển, nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng. Các nhà sư Trung Hoa đã tìm đường sang Ấn Độ để tìm hiểu giáo lí của Phật giáo. Ngược lại, nhiều nhà sư của Ấn Độ cũng đến Trung Hoa để truyền đạo.

- Sử học: được khởi đầu từ thời Tây Hán và đạt được nhiều thành tựu to lớn Người đặt nền móng cho nền Sử học Trung Hoa là Tư Mã Thiên Bộ Sư kí do ông soạn thảo là một tác phẩm nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng,

- Văn học Trung Hoa đa dạng, nhiều thể loại.

+ Kinh Thi là một bộ tổng hợp thơ ca dân gian của Trung Hoa, một trong năm bộ sách kinh điển của Nho giáo.

+ Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội và đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, với các nhà thơ tiêu biểu là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,…

+ Tiểu thuyết chương hổi đặc biệt phát triển dưới thời Minh, Thanh, tiêu biểu là các tác phẩm: Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử của Thi Nại Am, Tây du kỉ của Ngô Thừa Ân, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần…

- Kiến trúc - điêu khắc: có nhiều công trình đặc sắc, tiêu biểu là Vạn Lí Trưởng Thành, Tử Cấm Thành, tượng Phật chùa Lạc Sơn,...

- Toán học:

+ Cuốn Cửu chương toản thuật được biên soạn dưới thời Hán, đã nêu ra các phương pháp tính diện tích và khối lượng khác nhau,...

+ Nhà toán học tiêu biểu là Tô Xung Chi Ông đã tính được số Pi (t) đến 7 chữ số thập phân.

- Kĩ thuật: có bốn phát minh quan trọng là kĩ thuật in, kĩ thuật làm giấy, thuốc súng và la bàn…

Ý nghĩa:

- Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.

- Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Trung Hoa.

- Văn minh Trung Hoa đã lan truyền và ảnh hưởng mạnh mẽ đến quốc gia lân cận như Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam,...

- Nhiều thành tựu văn minh của Trung Hoa cổ đại đã đóng góp cho sự phát triển các nhiều lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và vẫn được sử dụng cho tới hiện nay. Ví dụ: kĩ thuật làm giấy, la bàn…

3. Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại

3.1. Cơ sở hình thành

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát Lược đồ 6.3, Sơ đồ 6.3 và Hình 6.14, hãy giải thích những cơ sở hình thành nền văn minh Ấn Độ thời cổ - trung đại.

Trả lời:

- Cơ sở hình thành của văn minh Trung Hoa thời cổ - trung đại:

+ Điều kiện tự nhiên: lưu vực sông Ấn và Hằng có nhiều điều kiện thuận lợi cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của cư dân Ấn Độ.

+ Cơ sở kinh tế: hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp từng bước phát triển.

+ Cơ sở chính trị: Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua, nhà vua có quyền lực tối cao và tuyệt đối.

+ Cơ sở xã hội: tồn tại chế độ đẳng cấp Vác-na. Xã hội có sự phân hóa thành các đẳng cấp: Bra-man, Ksa-tri-a, Vai-si-a, Su-đra…

+ Cơ sở dân cư: đa dạng về tộc người, trong đó chủ yếu là người Đra-vi-đa ở miền Nam và A-ri-a ở miền Bắc.

3.2. Những thành tựu cơ bản

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 6.15 đến 6.17, hãy cho biết cư dân Ấn Độ cổ- trung đại đã đạt được những thành tựu văn minh nào. Những thành tựu văn minh đó có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

*Những thành tựu chủ yếu của văn minh Ấn Độ

- Về chữ viết: sớm sáng tạo ra chữ viết, điển hình là các loại: chữ Bra-mi, chữ San-krit (Phạn),…

- Văn học Ấn Độ thời cổ - trung đại đạt được nhiều thành tựu lớn, tiêu biểu là kinh Vê-đa, sử thi (nổi bật là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na), kịch (tiêu biểu là tác phẩm Sơ-cun-tơ-la)….

- Tôn giáo: Ấn Độ là nơi ra đời nhiều tôn giáo lớn như Hinđu giáo, Phật giáo.

- Về kiến trúc và điêu khắc, phổ biến ở Ấn Độ là các công trình đền, chùa, tháp, tượng Phật, lăng mộ... tiêu biểu là: chùa hang A-gian-ta; Đại bảo tháp San-chi; Lăng Ta-giơ Ma-han….

- Về toán học: sáng tạo ra hệ thống 10 chữ số (từ 0 đến 9); tính được căn bậc 2 và căn bậc 3, biết về quan hệ giữa ba cạnh trong một tam giác…

- Ngoài ra, văn minh Ấn Độ thời kì cổ - trung đại còn đạt được những thành tựu trên các lĩnh vực Y học, Thiên văn học, Triết học,...

*Ý nghĩa:

- Để lại cho nhân loại nhiều thành tựu to lớn, rực rỡ.

- Là sản phẩm của trí tuệ, sự lao động sáng tạo của cư dân Ấn Độ.

- Văn minh Trung Ấn Độ đã lan truyền và ảnh hưởng mạnh mẽ ảnh hưởng ra bên ngoài, đặc biệt là Trung Hoa và khu vực Đông Nam Á

- Nhiều thành tựu văn minh của Ấn Độ đã đóng góp cho sự phát triển của các lĩnh vực trong nền văn minh thế giới và vẫn được sử dụng cho tới hiện nay. Ví dụ: hệ thống 10 chữ số…

Luyện tập
: Soạn sử 10 bài 6 Cánh diều

Câu hỏi 1: Lập bảng về thành tựu tiêu biểu của các nền văn minh Ai Cập cổ đại, Trung Hoa và Ấn Độ cổ- trung đại theo mẫu sau:

Nền văn minh\ Thành tựuChữ viếtTư tưởng, tôn giáoToán họcKiến trúc, điêu khắcLĩnh vực khác
Ai Cập cổ đại?????
Trung Hoa cổ - trung đại?????
Ấn Độ cổ - trung đại?????

Trả lời:

Nền văn minhChữ viếtTư tưởng, tôn giáoToán họcKiến trúc, điêu khắcLĩnh vực khác
Ai Cập cổ đạiChữ tượng hình viết trên giấy Pa-pi-rút hoặc khắc trên đá.Việc sùng bái tự nhiên chiếm địa vị quan trọng như thần mặt trời, thần sông, rắn thần...- Nghĩ ra phép toán đếm đến 10, tính được số Pi bằng 3,16.Kim tự tháp, tượng Nhân sư...- Y học: kĩ thuật ướp xác.
Trung Hoa cổ- trung đạiRa đời từ thời nhà Thương, trải qua nhiều loại hình khác nhau như Giáp cốt văn, Kim văn,...Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Đạo giáo và Phật giáo cũng rất phát triển.Tiểu biểu là cuốn Cửu chương toán thuật. Tính được số Pi đến 7 chữ số thập phân.Tiêu biểu là Vạn Lí Trường Thành, Tử Cấm Thành, tượng phật Lạc Sơn.Có bốn phát minh quan trọng: kĩ thuật in, kĩ thuật làm giấy, thuốc súng và la bàn.
Ấn Độ cổ- trung đạiChữ Bra-mi, chữ San-krit(Phạn),...Ra đời nhiều tôn giáo lớn như Phật giáo, Hin-đu giáo...Sáng tạo ra hệ thống chữ số tự nhiên, phát minh ra số 0, tính được căn bậc 2 và căn bậc 3, biết về mối quan hệ giữa ba cạnh trong một tam giác.Tiêu biểu là lăng Ta-giơ Ma-han, Pháo đài Đỏ (La ki-la),...Văn học: tiêu biểu là kinh Vê-đa, sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.

Vận dụng
: Soạn sử 10 bài 6 Cánh diều

Câu hỏi 2: Trong vai một hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu với bạn học một công trình kiến trúc tiêu biểu của nền văn minh Ai Cập cổ đại hoặc văn minh Trung Hoa, Ấn Độ cổ - trung đại.

Trả lời:

Ví dụ 1:

Lạc Sơn Đại Phật là tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới, bức tượng này được tạc vào vách đá Thê Loan của núi Lăng Vân, nằm ở chỗ hợp lưu của ba con sông Dân Giang, Đại Độ và Thanh Y ở miền nam Tứ Xuyên (Trung Quốc). Được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1996. Chiều cao 71 mét, bức tượng đã mô tả Phật Di Lặc đang ngồi và hai tay đặt lên gối. Trải qua hơn 1000 năm lịch sử, bức tượng này vẫn giữ sức hút đặc biệt với người dân và khách du lịch, hàng năm khách du lịch đến tham quan rất đông, đây là một bức tượng lạc giữa bức tranh thiên nhiên tạo nên một khung cảnh khó quên đối với những ai từng đặt chân tới.

Ví dụ 2: Giới thiệu Lăng Ta-giơ Ma-han

- Đền thờ Ta-giơ Ma-han tọa lạc tại thành phố Agra, bang Uttar Pradesh, thuộc phía Bắc Ấn Độ. Ngôi đền được kiến trúc sư đại tài người Iran, ông Ustad Tsa vẽ thiết kế và với sự đóng góp của 20.000 công nhân và thợ thủ công. Đặc biệt là hơn 1.000 con voi được dùng để chở vật liệu từ nhiều vùng trong và ngoài Ấn Độ để xây dựng, khắc tạc nên ngôi đền diễm lệ, thanh cao.

- Theo lịch sử Ấn Độ, việc xây dựng đền thờ Ta-giơ Ma-han gắn liền với câu chuyện tình yêu bất diệt của hoàng đế Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahal. Hoàng hậu đã qua đời ở tuổi 39 (sau khi sinh người con thứ 14), hoàng đế rất đau buồn và đã bạc trắng tóc chỉ sau một đêm. Hoàng hậu Mumtaz trước khi nhắm mắt đã đề nghị với hoàng đế xây cho mình một lăng mộ để kỷ niệm tình yêu của họ. Vì thế, ngay sau đó, hoàng đế đã cho xây dựng Ta-giơ Ma-han và tự mình theo dõi tiến độ công trình kiến trúc này để có được một món quà trọn vẹn dành cho người vợ quá cố của mình.

- Đền thờ Ta-giơ Ma-han gồm có cổng chính, nhà thờ, vườn cây, lăng mộ và khu nghỉ. Đền được xây dựng trên một khu đất rất rộng và ở giữa là một tòa lâu đài là lăng mộ của hoàng đế Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahah. Bốn góc đền là 4 tháp cao 40m, theo đạo Hồi số 4 tượng trưng cho sự bất diệt. Xung quanh được chạm khắc tinh xảo bằng đá quý và được trang trí nhiều họa tiết trang nhã mang lại vẻ đẹp tráng lệ vô cùng.

- Năm 1983, Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận đền thờ Ta-giơ Ma-han ở Ấn Độ là Di sản văn hóa thế giới.

Câu hỏi 3: Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một công trình kiến trúc ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ cổ- trung đại.

Trả lời:

Giới thiệu Thánh địa Mỹ Sơn:

Giới thiệu Thánh địa Mỹ Sơn: soạn sử 10 bài 6 cánh diều

- Thánh địa Mỹ Sơn tọa lạc trong một thung lũng có đường kính khoảng 2 km, ở làng Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 70 km về phía Tây Nam.

- Các đền tháp tại Mỹ Sơn được xây dựng và tu bổ liên tục từ thế kỉ IV – XIII, để thờ thần Shiva (một trong ba vị thần quan trọng nhất của Ấn Độ giáo) và các vị thần - vua của người Chăm-pa. Ban đầu, các ngôi đền ở Mỹ Sơn được làm từ gỗ. Tuy nhiên, do hỏa hoạn nên các ngôi đền bị thiêu trụi. Từ khoảng thế kỉ VII trở đi, các ngôi đền ở Mỹ Sơn được xây dựng bằng vật liệu bền vững như: gạch, đá…

- Từ cuối thế kỉ XIII, do nhiều nguyên nhân, thánh địa Mỹ Sơn bị bỏ hoang. Tới năm 1885, một toán lính Pháp đã tình cờ phát hiện ra sự tồn tại của khu di tích Mỹ Sơn. Từ đó, nhiều đoàn chuyên gia đã tới Mỹ Sơn để khai quật, nghiên cứu. Ở thời điểm đầu thế kỷ XX, tại Mỹ Sơn có hơn 70 đền tháp, tuy nhiên, do thời gian và chiến tranh tàn phá nên hiện nay ở Mỹ Sơn chỉ còn khoảng 20 công trình cùng những mảng tường hoặc các dấu tích của nền móng cũ.

- Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục suốt 9 thế kỷ, các đền tháp nơi đây có nhiều kiểu thức kiến trúc phong phú, song nhìn chung các đền tháp có tư thế vút lên cao biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêru (ngọn núi thiêng trong Ấn Độ giáo).

- Cấu trúc mỗi ngôi đền tháp ở Mỹ Sơn có 3 bộ phận chính:

+ Đế tháp: tháp tượng trưng cho thế giới trần tục, thường được xây trên nền hình vuông hoặc hình chữ nhật. Xung quanh đế được trang trí các hoa văn: con thú, hình người cầu nguyện…

+ Thân tháp: tượng trưng cho thế giới tâm linh, nơi con người gột rửa bụi trần được thoát tục để có thể tiếp xúc với tổ tiên và hoà nhập với thần linh.

+ Mái tháp: mái tháp tượng trưng cho thần linh, thường có ba tầng càng lên cao càng thu hẹp. Ðỉnh tháp là khối đá nhọn có bốn cạnh, phần dưới trang trí những cánh sen – tượng trưng cho núi Kailasa - nơi cư ngụ của thần Shiva.

- Những công trình kiến trúc ở Mỹ Sơn đã thể hiện đôi bàn tay tài hoa, khối óc tinh tế của cư dân Chăm-pa. Năm 1999, khu di tích Mỹ Sơn được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.

- Kết thúc nội dungsoạn sử 10 bài 6 Cánh diều-

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung Soạn sử 10 Cánh diềubài 6: Một số nền văn minh phương Đông. Chúc các em học tốt.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM