Soạn sử 10 bài 4 Cánh diều: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Xuất bản: 31/08/2022 - Tác giả:

Soạn sử 10 bài 4 Cánh diều: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại với hướng dẫn giải bài tập lịch sử 10 trang 25 - 30 SGK Cánh diều.

Cùng Đọc tài liệu đi vào trả lời các câu hỏi thuộc Soạn sử 10 Cánh diều bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại. Nội dung này chắc chắn sẽ giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp tốt nhất.

Hướng dẫn soạn sử 10 bài 4 Cánh diều

Tài liệu giải bài tập lịch sử 10 bài 4 Cánh diều chi tiết:

1. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên

Trả lời câu hỏi trang 27:

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 4.2, 4.3, hãy phân tích mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. Hãy làm rõ mối quan hệ đó qua một ví dụ cụ thể.

Trả lời:

Phân tích mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên:

  • Các loại hình di sản văn hóa (vật thể, phi vật thể, hỗn hợp,…) đóng vai trò là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt đối với nghiên cứu lịch sử.
  • Sử học nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên; xác định vị trí, vai trò ý nghĩa của di sản với cộng đồng.
  • Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy liên quan đến di sản văn hóa, di sản thiên nhiên. Nhằm phục vụ công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản
  • Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, thiên nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì kí ức và bản sắc cộng đồng, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững.
  • Sử học xác định giá trị của các giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên cần bảo tồn; đề xuất những hình thức, phương pháp bảo tồn bền vững, hiệu quả.

Ví dụ: Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long là nguồn sử liệu vô cùng quan trọng cho ta biết về đời sống sinh hoạt, kiến trúc, vị thế chính trị,v.v.. dưới thời Lí-Trần- Lê Sơ. Đồng thời công tác bảo tồn, gìn giữ di tích giúp cho các nhà Sử học có một nguồn tài liệu vô dùng quý giá để nghiên cứu.  Thông qua Sử học, ta có thể biết về thời gian xây dựng, tồn tại, tu sửa, vị trí của khu Hoàng Thành Thăng Long xưa. Đồng thời đánh giá chính xã về giá trị của Hoàng Thành Thăng Long để bảo tồn, phát triển tốt nhất.

2. Sử học với sự phát triển ngành công nghiệp văn hóa

Trả lời câu hỏi trang 28: Soạn sử 10 bài 4 Cánh diều

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát Bảng 4, hãy nêu vai trò của Sử học đối với một số ngành nghề trong lĩnh vực Công nghiệp văn hóa. Trình bày tác động của sự phát triển các ngành, nghề thuộc lĩnh vực Công nghiệp văn hóa đối với Sử học.

Trả lời:

Vai trò của Sử học đối với một số ngành nghề trong lĩnh vực Công nghiệp văn hóa:

  • Cung cấp những thông tin liên quan đến ngành (về quá trình hình thành, phát triển, biến đổi; về vị trí, vai trò của ngành trong đời sống xã hội).
  • Hình thành ý tưởng, nguồn cảm hứng cho ngành Công nghiệp văn hóa (đề tài phim ảnh, các loại hình giải trí, thời trang,...).
  • Nghiên cứu, đề xuất chiến lược phát triển bền vững (kết hợp giữa bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hóa với sự phát triển kinh tế, xã hội).

Tác động của sự phát triển các ngành, nghề thuộc lĩnh vực Công nghiệp văn hóa đối với Sử học:

  • Cung cấp thông tin, nguồn tri thức của ngành cho việc nghiên cứu lịch sử (về quá trình ra đời, thực trạng, triển vọng, vị trí và đóng góp của ngành đối với xã hội).
  • Thúc đẩy sử học phát triển (quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống, lịch sử, tri thức lịch sử văn hóa và nhân loại).
  • Góp phần giao lưu và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa trong cộng đồng (thông qua ngành để giáo dục các thế hệ, tôn vinh các giá trị lịch sử và văn hóa.

3. Lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch

Trả lời câu hỏi trang 30: Soạn sử 10 bài 4 Cánh diều

Câu hỏi: Đọc thông tin tư liệu và quan sát các hình 4.4-4.6, các sơ đồ 4.1, 4.2, hãy:

- Giải thích vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch.

- Phân tích tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa. Lấy ví dụ cụ thể và phân tích.

Trả lời:

- Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch.

+ Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá để phát triển ngành du lịch, đem lại những nguồn lực lớn

+ Cung cấp tri thức lịch sử, văn hóa để hỗ trợ quả bá, thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững

+ Cung cấp bài học kinh nghiệm, hình thành ý tưởng để lên kế hoạch, xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch

- Phân tích tác động của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử và văn hóa:

Luyện tập: Soạn sử 10 bài 4 Cánh diều

Câu hỏi 1. Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện nội dung chính của bài học.

Trả lời:

Mẫu 1

Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện nội dung chính của bài học.

Mẫu 2

Sơ đồ tư duy Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

Câu hỏi 2. Kể tên 5 di sản của Việt Nam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới. Hãy giới thiệu về các giá trị lịch sử, văn hóa liên quan đến những di sản đó.

Trả lời:

5 di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO ghi danh là Di sản Thế giới:

- Quần thể di tích Cố đô Huế: Quần thể di tích Cố đô Huế là những di tích lịch sử - văn hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa. Được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 11/12/1993.

- Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình: Tràng An là một trong những nơi có cảnh quan tháp karst đẹp và quyến rũ nhất trên thế giới. Phủ lên cảnh quan là thảm rừng và các tháp dạng nón hùng vĩ cao 200m, với các hố trũng hẹp khép kín, bao quanh bởi các sống núi nối liền nhau, các đầm lầy thông nhau qua hệ thống suối xuyên ngầm có chiều dài lên tới 1 km. Ngày 23/6/2014, Quần thể danh thắng Tràng An chính thức trở thành di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam.

- Ca trù: Hát ca trù là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía Bắc Việt Nam kết hợp hát cùng một số nhạc cụ dân tộc. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là một loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và trí thức yêu thích. Ca trù là một sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc. Ngày 1/10/2009, ca trù đã được công nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.

- Mộc bản triều Nguyễn: Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận ngày 31/7/2009. Mộc bản triều Nguyễn gồm 34.618 tấm, là những văn bản chữ Hán-Nôm được khắc ngược trên gỗ để in ra các sách tại Việt Nam vào thế kỷ 19, 20.

- Thánh địa Mỹ Sơn:Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, là tổ hợp gồm nhiều đền đài Chăm Pa trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km được bao quanh bởi đồi núi. Xưa đây từng là nơi tổ chức cúng tế cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời và hiện đại.

Vận dụng: Soạn sử 10 bài 4 Cánh diều

Câu hỏi 3. Giới thiệu một di sản (hoặc địa điểm) ở địa phương em có thể phát triển du lịch.

Trả lời:

HS tự thực hiện. Thông qua kiến thức đã có hoặc tìm hiểu thực tế ở địa phương mình.

Ví dụ: Giới thiệu Văn Miếu - Quốc Tử Giám

- Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện nay thuộc địa bàn quận Đống Đa và Ba Đình, thành phố Hà Nội.

- Theo tư liệu lịch sử, năm 1070, Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối, vẽ tượng thất thập nhị hiền, bốn mùa tế tự và cho Hoàng thái tử đến học. Năm 1076, triều đình lại cho lập Quốc Tử Giám. Năm 1253 (đời Trần), đổi tên Quốc Tử Giám thành Quốc Tử viện. Đến đời Lê (năm 1483), đổi tên Quốc Tử viện thành Thái Học đường. Thời Nguyễn, khu vực này được đổi thành Văn Miếu Hà Nội.

- Trải qua thời gian gần 1000 năm, các công trình kiến trúc của di tích có sự thay đổi nhất định. Hiện nay, di tích còn bảo tồn được một số hạng mục kiến trúc thời Lê và thời Nguyễn. Khu nhà Thái Học mới được Nhà nước phục dựng năm 1999 - 2000.

- Dựa vào công năng kiến trúc, có thể chia di tích thành hai khu vực chính: Văn Miếu (nơi thờ tự tiên Nho) và Quốc Tử Giám (trường đào tạo trí thức Nho học).

- Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu của di tích, năm 1962, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng Văn Miếu- Quốc Tử Giám là Di tích quốc gia; ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích quốc gia đặc biệt.

- Kết thúc nội dung soạn sử 10 bài 4 Cánh diều- 

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung Soạn sử 10 Cánh diều bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại. Chúc các em học tốt.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM