Soạn sử 10 bài 10 Kết nối tri thức với cuộc sống

Xuất bản: 30/08/2022 - Tác giả:

Soạn sử 10 bài 10 Kết nối tri thức với cuộc sống: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại với hướng dẫn trả lời câu hỏi trong bài.

Cùng Đọc tài liệu đi vào trả lời các câu hỏi thuộc Soạn sử 10 Kết nối tri thức với cuộc sống bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại. Nội dung này chắc chắn sẽ giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp tốt nhất.

Hướng dẫn soạn sử 10 bài 10 Kết nối tri thức

Tài liệu giải bài tập lịch sử 10 bài 10 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết:

1. Hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á

Trả lời câu hỏi trang 86: Soạn sử 10 bài 10 Kết nối tri thức

Câu hỏi: Nêu những nét chính trong các giai đoạn phát triển của văn minh Đông Nam Á?

Trả lời:

Có 3 giai đoạn phát triển của văn minh Đông Nam Á:

- Giai đoạn 1: giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển từ những thế kỉ trước và đầu công nguyên. Giai đoạn này gắn với sự hình thành và phát triển của các quốc gia đầu tiên.

- Giai đoạn 2: giai đoạn phát triển rực rỡ từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV. Giai đoạn này gắn với sự hình thành và phát triển thịnh đạt của các vương triều phong kiến.

- Giai đoạn 3: giai đoạn văn minh Đông Nam Á từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. Giai đoạn này gắn với quá trình suy yếu của các vương triều phong kiến và sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây.

2. Một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á từ thời kì cổ - trung đại

2.1. Tín ngưỡng, tôn giáo

Trả lời câu hỏi trang 88: Soạn sử 10 bài 10 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1. Em hãy trình bày một số nét tiêu biểu về tín ngưỡng, tôn giáo ở Đông Nam Á trong thời kì cổ-trung đại.

Trả lời:

Một số nét tiêu biểu về tín ngưỡng, tôn giáo ở Đông Nam Á trong thời kì cổ-trung đại là:

- Về tín ngưỡng:

+ Ở Đông Nam Á đã tồn tại các hình thức tín ngưỡng bản địa phong phú, đa dạng trước khi chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa lớn từ bên ngoài,.

+ Gồm ba nhóm tín ngưỡng chính là tín ngưỡng sùng bài tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

- Về tôn giáo:

+ Các nước Đông Nam Á có nhiều tôn giáo lớn như Phật giáo, Hồi giáo được du nhập vào và ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của cư dân từng quốc gia trong khu vực này.

+ Các tôn giáo chung sống một cách hòa hợp.

Câu hỏi 2. Hãy giải thích vì sao nhiều tôn giáo lớn trên thế giới được truyền bá và phát triển ở các quốc gia Đông Nam Á.

Trả lời:

Nhiều tôn giáo lớn trên thế giới được truyền bá và phát triển ở các quốc gia Đông Nam Á là do:

- Do khu vực Đông Nam Á có vị trí địa lí thuận lợi, nằm ở vị trí giao thương và trao đổi quan trọng nên việc ảnh hưởng của các tôn giáo cũng từ từ và dần hòa hợp. Do đó mà các tôn giáo lớn trên thế giới được truyền bá và phát triển ở các quốc gia ở Đông Nam Á.

- Phật giáo, Hindu giáo, Hồi giáo, Công giáo,… bằng nhiều con đường khác nhau đã du nhập và có ảnh hưởng lớn đến cư dân từng quốc gia trong khu vực này.

- Để tồn tại và phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á, các tôn giáo lớn đã dung hòa với tín ngưỡng bản địa.

2.2. Văn tự và văn học

Trả lời câu hỏi trang 89: Soạn sử 10 bài 10 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1. Việc cư dân các nước Đông Nam Á sáng tạo ra chữ viết của mình có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Ý nghĩa của việc các nước Đông Nam Á có viết riêng là:

- Truyện Kiều (Việt Nam), Riêm Kê (Cam-pu-chia), Ra-ma-kiên (Thái Lan),… là những tác phẩm xuất sắc còn được lưu giữ đến ngày nay. Từ đó tạo dựng một nền văn học viết đa dạng và thể hiện sự sáng tạo, tinh thần dân tộc mạnh mẽ.

Câu hỏi 2. Kể tên một số tác phẩm văn học chữ Nôm tiêu biểu của Việt Nam thời kì trung đại mà em biết.

Trả lời:

Lục Vân Tiên, Thương vợ, Thu điếu, Bạn đến chơi nhà, Bánh trôi nước,… là một số tác phẩm chữ Nôm nổi tiếng thời kì trung đại

2.3. Điêu khắc và kiến trúc

Trả lời câu hỏi trang 92: Soạn sử 10 bài 10 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1. Hãy nêu một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á. Em ấn tượng nhất với thành tựu nào?

Trả lời:

- Một số thành tựu tiêu biểu của văn minh ĐNA:

+ Kiến trúc: Cư dân ĐNA đã tạo dựng hàng loạt các cồng trình (đền, chùa, tháp) mang phong cách Phật giáo và Hin-đu giáo ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ nhưng có vẫn có nét độc đáo riêng, thể hiện bản sắc văn hóa riêng của từng dân tộc.

+ Điêu khắc:

Trước khi tiếp thu ảnh hưởng của các nền văn hóa lớn từ bên ngoài, cư dân ĐNA đã sáng tạo ra nghệ thuật tạo hình độc đáo và đa dạng thể hiện qua nghệ thuật chạm khắc hoa văn trang trí trên các hiện vật bằng gốm, đồng.

Điêu khắc chủ yếu là phù điêu và tượng.

Trên nền tảng văn hóa bản địa, cư dân ĐNA tiếp thu có chọn lọc những thành tựu từ bên ngoài để sáng tạo một nền nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc mang đậm bản sắc riêng của mình.

- Em ấn tượng nhất với thành tựu quần thể kiến trúc đền Bô-rô-bu-đua nhất (In-đô-nê-xi-a) nhất vì:

Là một ngôi đền Phật giáo có niên đại từ thế kỷ thứ IX toạ lạc ở Magelang, miền trung Java, In-đô-nê-xi-a và là một trong những ngôi đền cũng như di tích Phật giáo lớn nhất thế giới. Ngôi đền có 9 tầng, xếp chồng lên nhau bao gồm 6 vuông, 3 tròn và trên cùng là một mái tròn. Ngôi đền được trang trí bằng 2672 tấm phù điêu chạm khắc nổi và 504 pho tượng Phật. Mái vòm trên cùng được bao quanh bởi 72 pho tượng Phật, mỗi tượng được đặt trong một phù đồ.

Đền được xây dựng theo phong cách kiến trúc Phật giáo Java, trong đó pha trộn với tục thờ cúng tổ tiên của người In-đô-nê-xi-a bản địa cũng như các khái niệm nhập Niết-bàn của Phật giáo. Ngôi đền cũng cho thấy sự ảnh hưởng của phong cách Gupta, phản ánh ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực, nhưng vẫn mang những nét đặc sắc In-đô-nê-xi-a riêng biệt.

Ngôi đền là nơi thờ Đức Phật và cũng là một địa điểm hành hương cho tín đồ Phật giáo. Cuộc hành trình của Phật tử bắt đầu từ nền đền rồi đi vòng quanh để lên đến đỉnh qua ba khu vực mô tả khái niệm tam giới vũ trụ của Phật giáo. Trên đường lên đến đỉnh ngôi đền, khách hành hương sẽ đi qua một hệ thống cầu thang và hành lang rộng lớn, qua 1460 tấm chạm khắc trên tường và lan can. Đền Bô-rô-bu-đua là nơi có tập hợp phù điêu chạm khắc lớn nhất và đầy đủ nhất trên thế giới.

Câu hỏi 2. Em có nhận xét gì về giá thị trường tồn của những thành tựu văn minh Đông Nam Á thời kì cổ-trung đại?

Trả lời:

Minh chứng cho sự phát triển và kĩ thuật của người Đông Nam Á thời kì cổ-trung đại chính là những giá trị trường tồn của những thành tựu văn minh Đông Nam Á thời kì cổ-trung đại là.

Luyện tập và vận dụng trang 92: Soạn sử 10 bài 10 Kết nối tri thức

Luyện tập

Câu hỏi 1. Xây dựng trục thời gian về hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ-trung đại.

Trả lời:

Gợi ý: HS xây dựng trục thời gian về hành trình phát triển của văn minh ĐNA thời kì cổ trung đại trên các giai đoạn chính sau:

- Giai đoạn văn minh có những chuyển biến quan trọng (từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX): Gắn với quá trình suy yếu của các vương triều phong kiến và sự xâm nhập của CNTB phương Tây.

- Giai đoạn phát triển rực rỡ (từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ XV): Gắn với sự hình thành và phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến.

- Giai đoạn hình thành và bước đầu phát triển (từ những thế kĩ trước và đầu công nguyên đến thế kỉ VII): Gắn với sự hình thành và phát triển của các quốc gia đầu tiên.

Mẫu 1:

Xây dựng trục thời gian về hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á mẫu 1

Mẫu 2:

Xây dựng trục thời gian về hành trình phát triển của văn minh Đông Nam Á mẫu 2

Câu hỏi 2. Lập bảng thống kê theo gợi ý dưới đây (hoặc vẽ sơ đồ tư duy) về những thành tựu tiêu biểu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ-trung đại.

Trả lời:

Tên thành tựuLĩnh vựcNiên đạiQuốc giaÝ nghĩa/ Giá trị
Thạt LuổngKiến trúc1566LàoLà ngôi chùa cổ nhất ở Đông Nam Á
Thánh địa Mỹ SơnKiến trúc điêu khắcThế kỉ II-XIIViệt NamQuần thể kiến trúc đặc sắc
Quần thể di tích Ăng-coKiến trúc điêu khắcThế kỉ II-XIICam-pu-chiaDi sản vĩ đại nhất của người Khmer gửi cho hậu thế
Quần thể di tích cố đô HuếKiến trúc điêu khắcThế kỉ XIXViệt NamGóp phần làm phong phú thành tựu của văn minh nhân loại
Thị trấn cổ VirganKiến trúc điêu khắcThế kỉ XVIPhilipinPhản ánh của nhiều nền văn hóa khác nhau từ Philipine, Trung Quốc cho đến các quốc gia Châu Âu.
Đền thờ PrambananKiến trúcThế kỉ IXIn-đô-nê-xi-aĐặc trưng tiêu biểu của đền thờ thần Siva vào thế kỷ thứ 10; một kiệt tác về kiến trúc, nghệ thuật và văn hóa của thời kỳ Cổ điển ở Indonesia và khu vực Đông Nam Á
Thờ thần lúa ở Ba-liTín ngưỡngĐầu thế kỉ IIn-đô-nê-xi-aLà vị nữ thần của nông nghiệp và sự màu mỡ.
Công giáoTôn giáoĐầu thế kỉ XVIPhi-lip-pinLà một bộ phận của Giáo hội Công giáo Hoàn vũ. Giáo hội này được quản lý bởi Giáo hoàng.
Đền Bô-rô-bu-đuaKiến trúcThế kỉ IXIn-đô-nê-xi-aLà nơi có tập hợp phù điêu chạm khắc lớn nhất và đầy đủ nhất trên thế giới.
Phù điêu trên Đài thờ Mỹ SơnĐiêu khắcThế kỉ VII - VIIIViệt NamĐược công nhận Bảo vật quốc gia năm 2012. Là đài thờ Chăm-pa duy nhất miêu tả nhiều nhân vật, cảnh sinh hoạt của các tu sĩ Ấn Độ giáo.

Vận dụng

Câu hỏi: Nếu được tham gia "Tàu Thanh niên Đông Nam Á-Nhật Bản", em hãy lựa chọn thành tựu nào về văn minh Đông Nam Á để chia sẻ với bạn bè quốc tế? Vì sao?

Trả lời:

HS tự thực hiện.

Ví dụ: Nếu được tham gia "Tàu Thanh niên Đông Nam Á - Nhật Bản", em sẽ lựa chọn thành tựu kiến trúc - ngôi đền Chăm-pa để chia sẻ với bạn bè quốc tế.

Ngôi đền Chăm Pa (Việt Nam) nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 10-12 mét so với mực nước biển, ở cửa sông Cái (sông Nha Trang) tại Nha Trang, cách trung tâm thành phố khoảng 2 km về phía bắc, nay thuộc phường Vĩnh Phước. Tên gọi "Tháp Pô Na-ga" được dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc này, nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn nhất cao khoảng 23 mét. Ngôi đền này được xây dựng trong thời kỳ đạo Hin-du (Ấn Độ giáo) đang cường thịnh khi Chăm Pa trong giai đoạn có tên gọi là Hoàn Vương quốc, vì thế tượng nữ thần có hình dạng của Uma, vợ của Shiva.

Tổng thể kiến trúc của Po Nagar gồm 3 tầng, đi từ dưới lên trên. Tầng thấp: Ngang mặt đất bằng là ngôi tháp cổng mà nay không còn nữa. Từ đấy có những bậc thang bằng đá dẫn lên tầng giữa. Tầng giữa: Nơi đây hiện chỉ còn hai dãy cột chính bằng gạch hình bát giác, mỗi bên 5 cột có đường kính hơn 1 mét và cao hơn 3 mét. Ở hai bên các dãy cột lớn có 12 cột nhỏ và thấp hơn, tất cả lại nằm trên một nền bằng gạch cao hơn 1 mét. Dựa vào cấu trúc này người ta cho rằng đây vốn là một tòa nhà rộng lớn có mái ngói, là nơi để khách hành hương nghỉ giải lao và sắm sửa lễ vật trước khi lên dâng cúng ở các điện bên trên. Từ tầng giữa này, lại có một dãy bậc thang bằng gạch dốc hơn dẫn lên tầng trên cùng. Tầng trên cùng: Là nơi các tháp được xây dựng, ngay trước mặt ngôi tháp chính. Những bậc thang từ lâu đã không hề được sử dụng. Bậc thang bằng đá ong thấy hiện nay ở phía nam tháp Bà rộng lớn hơn được xây vào thập niên 1960 do nhu cầu du lịch gia tăng.

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung Soạn sử 10 Kết nối tri thức với cuộc sống bài 10: Hành trình phát triển và thành tựu của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại. Nội dung này chắc chắn sẽ giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp tốt nhất.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM