Soạn Sinh 8 Cánh Diều Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Xuất bản: 01/03/2024 - Cập nhật: 04/03/2024 - Tác giả:

Soạn Sinh 8 Cánh Diều Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bài 36 Chủ đề 7: Cơ thể người sgk Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều.

Chuẩn bị trước nội dung bài học giúp học sinh tiếp thu kiến thức trên lớp tốt hơn. Cùng Đọc tài liệu trả lời các câu hỏi trong nội dung Sinh học Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người thuộc Phần 3: Vật sống.

Giải Sinh 8 Cánh Diều Bài 36

Câu hỏi mở đầu trang 168. Nêu một số phản ứng của cơ thể khi trời nóng, trời rét. Theo em, những phản ứng đó có lợi ích gì cho cơ thể?

Lời giải chi tiết

- Một số phản ứng của cơ thể khi trời nóng, trời rét:

+ Khi trời nóng, mao mạch dưới da dãn để tăng sự tỏa nhiệt, tăng tiết mồ hôi,...

+ Khi trời lạnh, mao mạch dưới da co lại, co cơ chân lông để giảm sự tỏa nhiệt, nếu lạnh quá thì cơ co liên tục để sinh nhiệt (phản xạ run),…

- Theo em, những phản ứng đó có lợi ích: giúp cơ thể điều hòa thân nhiệt, giúp cho thân nhiệt duy trì ổn định quanh mức bình thường, đảm bảo cho các hoạt động sống của cơ thể.

Câu hỏi 1 trang 168. Quan sát hình 36.1:

a) Nêu tên các lớp cấu tạo của da và chức năng của mỗi lớp cấu tạo

b) Nêu tên một số bộ phận trong các lớp cấu tạo của da

Lời giải chi tiết

a) Các lớp cấu tạo của da và chức năng:

Các lớp cấu tạo của daChức năng
Lớp biểu bìCó chức năng bảo vệ.
Lớp bìCó chức năng xúc giác, bài tiết, điều hòa thân nhiệt.
Lớp mỡ dưới daCó chức năng cách nhiệt và bảo vệ.

b) Một số bộ phận trong các lớp cấu tạo của da.

Lớp cấu tạoMột số bộ phận
Lớp biểu bìThân lông, tế bào chết, tế bào sống phận chia liên tục
Lớp bìTuyến nhờn, tuyến mồ hôi
Lớp mỡ dưới daTế bào mỡ

Thực hành 1 trang 169. Dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể của em và các bạn khác trước và sau khi bật nhảy tại chỗ 2 phút vào bảng 36.2. So sánh và giải thích kết quả.

Lời giải chi tiết

- Học sinh tiến hành đo rồi sử dụng kết quả đo để hoàn thành bảng bảng 36.2.

Ví dụ:

TênTrước khi vận độngSau 2 phút vận độngSo sánh nhiệt độ cơ thể trước và sau khi vận động
Nguyễn Văn A36,4oC36,8oCSau khi vận động cao hơn
Lê Văn B36,6oC37,1oCSau khi vận động cao hơn

- Giải thích:

+ Trước khi vận động, nhiệt độ cơ thể duy trì ở mức bình thường (36,3 – 37,3℃).

+ Khi vận động, tốc độ hô hấp tế bào nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất và năng lượng cho cơ bắp hoạt động liên tục. Mà một phần năng lượng sinh ra từ quá trình hô hấp tế bào được giải phóng dưới dạng nhiệt. Bởi vậy, cơ thể càng vận động mạnh thì nhiệt sinh ra càng nhiều khiến thân nhiệt tăng.

Tìm hiểu thêm trang 169. Nốt ruồi, tàn nhang và nám da đều liên quan đến sự phân bố và tăng sinh tế bào sắc tố ở lớp biểu bì của da. Em hãy phân biệt ba hiện tượng trên.

Lời giải chi tiết

Nốt ruồiTàn nhangNám da
- Là những nốt nhỏ sậm màu (hầu hết có màu nâu hoặc đen), có hình tròn hoặc bầu dục, thường nổi trên bề mặt da, kích thước thường lớn hơn tàn nhang.- Là những đốm nhỏ, phẳng, màu nâu nhạt hoặc đen trên da, có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc thành cụm, kích thước nhỏ hơn nốt ruồi và nám da.- Là tình trạng những mảng màu nâu xuất hiện trên da, kích thước lớn hơn tàn nhang.
- Có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể.- Thường xuất hiện ở mặt, vai, cổ, tay và lưng.- Thường xuất hiện ở vùng mặt.

Câu hỏi 2 trang 169.

Vì sao đo thân nhiệt là bước đầu của việc chẩn đoán bệnh?

Lời giải chi tiết

Đo thân nhiệt là bước đầu của việc chẩn đoán bệnh vì thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể. Khi thân nhiệt duy trì ổn định ở mức 36,3-37,3 tức là cơ thể ở trạng thái bình thường. Đó là nhiệt độ tối ưu cho các phản ứng sinh hóa và enzyme trong tế bào. Nếu thân nhiệt dưới 36 độ C hoặc trên 38 độ C thì cơ thể có trạng thái sức khỏe không bình thường (bị bệnh)

Câu hỏi 3 trang 169. Quan sát hình 36.2 và cho biết khi trời nóng và khi trời lạnh, các mạch máu dưới da, tuyến mồ hôi và các cơ dựng lông hoạt động như thế nào.

Lời giải chi tiết

- Khi trời nóng, thân nhiệt tăng, kích hoạt cơ chế làm mát bằng các hoạt động của: các mạch máu dưới da dãn, tăng tiết mồ hôi, các cơ dựng lông dãn

- Khi trời lạnh, thân nhiệt giảm, cơ thể kích hoạt cơ chế làm ấm, các mạch máu dưới da co lại, ngừng tiết mồ hôi và các cơ dựng lông co

Luyện tập 1 trang 170. Cho biết mỗi bộ phận của cơ thể người trong bảng dưới đây thay đổi như thế nào ở mỗi trường hợp.

Lời giải chi tiết

Sự thay đổi của cơ thể khi thay đổi nhiệt độ môi trường:

Bộ phậnKhi nhiệt độ môi trường thấpKhi nhiệt độ môi trường cao
Mạch máu dưới daCoDãn
Tuyến mồ hôiNgừng tiết mồ hôiTăng cường tiết mồ hôi
Cơ dựng lôngCoDãn
Cơ vânCo, dãn liên tục tạo phản xạ runKhông có hiện tượng co, dãn liên tục tạo phản xạ run

Câu hỏi 4 trang 170. Nêu nguyên nhân và phương pháp chống nóng, lạnh cho cơ thể theo gới ý ở bảng 36.4

Lời giải chi tiết

Cảm nóngCảm lạnh
Biểu hiệnCảm giác nóng bừng, môi khô, mồ hôi nhiều, đau đầu, chóng mặt, da ửng đỏ, tim đập nhanh, buồn nôn,...Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ho, đau họng, đau nhức cơ thể, hắt xì, sưng hạch bạch huyết, đau đầu,...
Nguyên nhânDo ở dưới trời nắng quá lâu; không uống đủ nước khi trời nắng nóng;...Do ở trong môi trường lạnh quá lâu; do thời tiết thay đổi đột ngột, do virus gây bệnh ở đường hô hấp;...
Cách phòng chốngNên che nắng, uống đủ nước, tránh ánh nắng trực tiếp vào vùng sau gáy, hạn chế ra ngoài khi trời nắng nóng,...Cần vệ sinh mũi, miệng sạch sẽ, súc họng bằng nước muối sinh lí 2 - 4 lần/ngày, uống nước ấm, giữ ấm cho cơ thể,...

Câu hỏi 5 trang 172.

Nêu các biện pháp chăm sóc và bảo vệ da.

Lời giải chi tiết

- Các biện pháp chăm sóc và bảo vệ da:

+ Cần giữ tinh thần lạc quan, sinh hoạt điều độ, ăn nhiều rau xanh và trái cây

+ Vệ sinh da và chống nắng đúng cách

+ Bổ sung độ ẩm cho da

+ Hạn chế trang điểm, bảo vệ da khỏi những tổn thương

+ Vệ sinh môi trường sạch sẽ

Thực hành 2 trang 172. Thực hiện dự án tìm hiểu một bệnh về da tại trường em theo các bước điều tra ở bài 28, trang 135 hoặc tìm hiểu một số thành tựu ghép da trong y học.

Lời giải chi tiết

- Học sinh chọn 1 bệnh liên quan đến một bệnh về da như mụn trứng cá, chàm, vẩy nến,… rồi tiến hành điều tra và báo cáo tỉ lệ mắc bệnh theo mẫu phiếu điều tra.

- Câu trả lời tham khảo:

BÁO CÁO DỰ ÁN ĐIỀU TRA TỈ LỆ HỌC SINH MẮC BỆNH MỤN TRỨNG CÁ TẠI TRƯỜNG HỌC

1. Kết quả điều tra

STTTên lớpTổng số người trong lớpSố người bị mụn trứng cá
1Lớp 8A365
2Lớp 8B356
3Lớp 9B337
4Lớp 7A344
5Lớp 6C322
Tổng17024

2. Xác định tỉ lệ mắc bệnh

- Tỉ lệ học sinh mắc bệnh mụn trứng cá là: 24/170 = 14%.

- Nhận xét về tỉ lệ học sinh mắc bệnh mụn trứng cá: Tỉ lệ học sinh trong trường bị mụn trứng cá khá cao, có tới 24 học sinh mắc phải trên tổng số 170 học sinh được điều tra. Bệnh xuất hiện ở cả nữ và nam, đặc biệt trong lứa tuổi dậy thì.

3. Đề xuất một số cách phòng tránh

Một số cách phòng tránh mụn trứng cá:

- Phải luôn vệ sinh khăn mặt và các vỏ ga, gối nằm thật sạch sẽ. Hãy cố gắng thay ga, gối 2 lần/tuần.

- Nên uống đủ 2 lít nước một ngày, hạn chế đồ ăn nhanh, nhiều chất cay, nước uống có ga, cà phê, trà.

- Ngủ đủ 6-8 giờ một ngày, không thức khuya. Giữ tinh thần thoải mái, không căng thẳng.

- Rửa mặt hàng ngày 2-3 lần, dùng tay sạch để rửa, tránh chà xát làm tổn thương da.

- Nên gội đầu thường xuyên để ngăn ngừa mụn trứng cá. Bởi mụn trứng cá có khả năng mọc xung quanh chân tóc nếu không vệ sinh thường xuyên.

- Sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ thấm hút chất nhờn dư trên da như giấy thấm dầu, phim thấm dầu.

- Không tự ý lặn mụn để tránh tình trạng lây lan.

Vận dụng 1 trang 172. Vì sao những vết thương trên da có thể phục hồi được?

Lời giải chi tiết

Những vết thương trên da có thể phục hồi được là do ở lớp biểu bì của da có các tế bào sống có khả năng phân chia liên tục để tạo ra các tế bào mới giúp hàn gắn vết thương.

Vận dụng 2 trang 172. Cần lưu ý  gì trong chế độ ăn vào mùa đông và mùa hè.

Lời giải chi tiết

- Vào mùa đông, cơ thể mất nhiều năng lượng để duy trì thân nhiệt, do đó, trong chế độ ăn cần lưu ý: ăn tăng cường những thức ăn sinh nhiều năng lượng như các thức ăn có chất béo, giàu protein,… đồng thời, nên ăn thức ăn nóng, thức ăn có ít nước.

- Vào mùa hè, trong chế độ ăn cần lưu ý: Hạn chế ăn những thức ăn sinh nhiều nhiệt, đồng thời, tăng cường những loại thức ăn có nhiều nước như canh, nước trái cây, rau quả,...

Vận dụng 3 trang 172. Cần làm gì khi bị bỏng?

Lời giải chi tiết

Khi bị bỏng cần:

- Ngay lập tức tách người bị bỏng ra khỏi tác nhân gây bỏng.

- Tiến hành sơ cứu đúng cách: Nhanh chóng đưa vùng da bị bỏng ngâm vào nước nguội sạch để vệ sinh vết thương tránh nhiễm khuẩn, sau đó, xả nhẹ nước mát trong ít nhất 15 phút. Sử dụng gạc sạch hoặc miếng vải nhỏ sạch để băng vùng da bị bỏng, tránh bụi bẩn tiếp xúc với vết bỏng.

- Xử lí sau sơ cứu: Trường hợp bỏng nhẹ và diện tích bỏng nhỏ, có thể tự chăm sóc, điều trị tại nhà. Trường hợp bỏng nặng hơn, sau khi sơ cứu cần nhanh chóng chuyển người bị bỏng tới cơ sở, trung tâm y tế nơi gần nhất để kịp thời điều trị.

Vận dụng 4 trang 172. Em thường bảo vệ và chăm sóc da như thế nào?

Lời giải chi tiết

Một số biện pháp chăm sóc da:

+ Giữ tinh thần lạc quan, sinh hoạt điều đồ.

+ Uống nhiều nước.

+ Ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin và chất khoáng.

+ Vệ sinh da và chống nắng đúng cách.

+ Bổ sung độ ẩm cho da.

+ Hạn chế trang điểm.

+ Bảo vệ da khỏi những tổn thương.

+ Vệ sinh môi trường sạch sẽ.

+ Không nặn mụn trứng cá.

-/-

Trên đây là hướng dẫn trả lời chi tiết giải bài tập SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều. Các em có thể xem thêm các câu hỏi trong các nội dung phần Vật lý và Hóa học thuộc chương trình KHTN 8 nữa nhé!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM