Soạn Sinh 8 Cánh Diều Bài 32: Hệ hô hấp ở người

Xuất bản: 29/02/2024 - Cập nhật: 04/03/2024 - Tác giả:

Soạn Sinh 8 Cánh Diều Bài 32: Hệ hô hấp ở người. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bài 32 Chủ đề 7: Cơ thể người sgk Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều.

Chuẩn bị trước nội dung bài học giúp học sinh tiếp thu kiến thức trên lớp tốt hơn. Cùng Đọc tài liệu trả lời các câu hỏi trong nội dung Sinh học Bài 32: Hệ hô hấp ở người thuộc Phần 3: Vật sống.

Giải Sinh 8 Cánh Diều Bài 32

Câu hỏi mở đầu trang 152. Em cảm thấy nhịp thở thay đổi như thế nào sau khi chạy nhanh 100m? Giải thích.

Lời giải chi tiết

Sau khi chạy nhanh 100m, em cảm thấy nhịp thở nhanh hơn, thở mạnh và sâu hơn. Do khi hoạt động thì cơ thể cần nhiều năng lượng → Hô hấp tế bào tăng → tế bào cần nhiều oxi và thải ra nhiều cacbonic → nồng độ cacbonic trong máu tăng, kích thích trung khu hô hấp ở hành tủy điều khiển làm tăng nhịp hô hấp

Câu hỏi 1 trang 152. Chức năng của hệ hô hấp là gì?

Lời giải chi tiết

Hệ hô hấp có chức năng thực hiện quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường

Câu hỏi 2 trang 152. Quan sát hình 32.1 và cho biết hệ hô hấp gồm những cơ quan nào. Mỗi cơ quan có chức năng gì?

Lời giải chi tiết

Hệ hô hấp gồm đường dẫn khí và phổi. Các cơ quan trong hệ hô hấp phối hợp nhịp nhàng với nhau thực hiện chức năng trao đổi khí. Cụ thể được thể hiện trong bảng sau:

Tên cơ quanChức năng
Xoang mũiLàm sạch, làm ẩm, làm ấm không khí.
Hầu (họng)Dẫn khí.
Thanh quảnDẫn khí, phát âm.
Khí quảnDẫn khí, làm sạch không khí, điều hòa lượng khí vào phổi.
Phế quảnDẫn khí, điều hòa lượng khí vào phổi.
PhổiTrao đổi khí.

Câu hỏi 3 trang 152.

Không khí sẽ di chuyển qua các cơ quan nào khi hít vào và khí thở ra.

Lời giải chi tiết

Qua quá trình hít vào đưa không khí giàu O2 đi qua đường dẫn khí vào phổi, thực hiện trao đổi khí tại phế nang: O2 từ phế nang đi vào mao mạch phổi và CO2 từ mao mạch phổi đi ra phế nang. Hệ tuần hoàn giúp vận chuyển O2 từ phế nang đến tế bào và CO2 từ tế bào ra phế nang. Quá trình thở ra đưa không khí giàu CO2 từ phổi qua đường dẫn khí ra ngoài môi trường.

Luyện tập 1 trang 153. Lấy ví dụ về sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của một cơ quan trong hệ hô hấp.

Lời giải chi tiết

Đặc điểm cấu tạo của phổi phù hợp với chức năng:

Phổi là nơi diễn ra sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài

Bao ngoài hai lá phổi có hai lớp màng, lớp màng ngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa hai lớp có chất dịch giúp cho phổi phồng lên, xẹp xuống khi hít vào và thở ra.

Đơn vị cấu tạo của phổi là phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi màng mao mạch dày đặc tạo điều kiện cho sự trao đổi khí giữa phế nang và máu đến phổi được dễ dàng.

Số lượng phế nang có tới 700-800 triệu phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí của phổi

Luyện tập 2 trang 153. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa hệ hô hấp và hệ tuần hoàn.

Lời giải chi tiết

Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa hệ hô hấp và hệ tuần hoàn

Soạn Sinh 8 Bài 32: Hệ hô hấp ở người hình 1

Vận dụng 1 trang 153. Vì sao khi chúng ta vừa ăn vừa nói có thể bị sặc?

Lời giải chi tiết

Khi chúng ta vừa ăn vừa nói chuyện, sẽ khiến nắp thanh quản không kịp phản ứng, khi nắp thanh quản đang đậy khí quản để nuốt thức ăn, thì bộ não lại ra lệnh: mở cửa khí quản để không khí đi ra, lúc này thức ăn có thể sẽ rơi vào đường khí quản, khiến chúng ta sẽ bị sặc.

Vận dụng 2 trang 153. Vì sao chúng ta không nên đốt than củi trong phòng kín khi ngủ?

Lời giải chi tiết

Nguyên nhân là khi đốt than trong phòng ngủ, phòng chật hẹp lại đóng kín cửa, than cháy sẽ đốt hết khí oxi, sinh ra khói mà trong khói đó có hàm lượng CO và CO2 cao. Lâu dần Các khí này nhiều lên, không thoát ra được môi trường ngoài gây nguy hiểm cho hệ hô hấp, làm ngạt thở, có thể gây tử vong cho người.

Câu hỏi 4 trang 154. Ô nhiễm không khí và khói thuốc lá tác động như thế nào đến hệ hô hấp?

Lời giải chi tiết

Ô nhiễm không khí và khói thuốc lá gây ra các bệnh về phổi và đường hô hấp như bệnh hen suyễn, viêm phổi, viêm đường dẫn khí,...do bụi mịn và các hóa chất gây kích ứng hệ hô hấp, làm tê liệt lớp lông rung trong đường dẫn khí, cản trở hồng cầu vận chuyển O2 từ đó gây tổn thương hệ hô hấp, suy giảm chức năng phổi

Thực hành 1 trang 154. Điều tra tỉ lệ mắc một trong số các bệnh hô hấp tại trường em đang học hoặc tại địa phương em đang sinh sống theo các bước điều tra ở bài 28, trang 135.

Lời giải chi tiết

- Học sinh tiến hành điều tra và báo cáo tỉ lệ mắc một trong số các bệnh hô hấp tại trường em đang theo học hoặc tại địa phương em đang sinh sống. Chú ý: Một số bệnh hô hấp thường gặp như hen suyễn, viêm mũi, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, cúm, hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS, MERS, COVID-19,…).

- Câu trả lời tham khảo:

BÁO CÁO DỰ ÁN ĐIỀU TRA TỈ LỆ NGƯỜI MẮC BỆNH VIÊM HỌNG TẠI TRƯỜNG HỌC

1. Kết quả điều tra

STTTên lớpTổng số người trong lớpSố người mắc bệnh viêm họng
1Lớp 8A363
2Lớp 8B352
3Lớp 9B334
4Lớp 7A342
5Lớp 6C323
Tổng17014

2. Xác định tỉ lệ mắc bệnh viêm họng

- Tỉ lệ mắc các bệnh hô hấp là: 14/170 = 8,2%.

- Nhận xét về tỉ lệ học sinh mắc bệnh viêm họng: Tỉ lệ học sinh trong trường mắc bệnh viêm họng khá cao, có 14 người mắc trên tổng số 170 người được điều tra.

3. Đề xuất một số cách phòng tránh bệnh viêm họng

- Tránh tiếp xúc với những người đang bị viêm họng, bệnh đường hô hấp.

- Thường xuyên sử dụng khẩu trang khi ra đường và khi làm việc trong môi trường ô nhiễm.

- Vệ sinh răng miệng và cổ họng hằng ngày: đánh răng 2 lần mỗi ngày, thay bàn chải đánh răng theo chu kì 3 tháng, xúc miệng và cổ họng bằng nước muối sinh lí vào buổi sáng và tối trước khi ngủ.

- Giữ ấm cơ thể và cổ họng vào thời tiết lạnh, giao mùa; tránh đồ ăn quá lạnh, cay, cứng.

- Vệ sinh môi trường sống thường xuyên.

- Duy trì thể dục thể thao hằng ngày, bổ sung đủ nước, ăn uống đủ chất để tăng cường sức đề kháng.

Vận dụng 3 trang 155. Tại sao khi giao mùa, thời tiết ẩm, chúng ta thường dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp?

Lời giải chi tiết

Khi thời điểm giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi thất thường khiến cơ thể không thích ứng kịp. Đây chính là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp hoạt động mạnh, do đó đây là thời điểm bùng phát rất nhiều bệnh đường hô hấp, đặc biệt là các đối tượng có hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ và người lớn tuổi.

Vận dụng 4 trang 155.

Gia đình em thường sử dụng những biện pháp nào để tạo không khí trong lành giúp bảo vệ đường hô hấp?

Lời giải chi tiết

Mở cửa sổ để không khí được lưu thông: mở cửa mỗi ngày để giảm bớt luồng không khí có hại trong không khí trong nhà và mang thêm oxy tự nhiên vào nhà.

Trồng cây trong nhà giúp làm sạch không khí

Luôn vệ sinh thú cưng sạch sẽ

Dùng máy lọc không khí

Thường xuyên vệ sinh, khử sạch nấm mốc trong nhà để đảm bảo chúng không tồn tại trong tổ ấm của bạn.

Thực hành 2 trang 155. Lựa chọn một trong hai nội dung sau, hãy lập luận để bảo vệ ý kiến của mình về nội dung đó.

  • Nên hay không nên hút thuốc lá.
  • Nên hay không nên kinh doanh thuốc lá.

Lời giải chi tiết

Không nên hút thuốc là vì: Khói thuốc lá chứa hàng ngàn hóa chất độc hại, chất gây nghiện (nicotine), chất gây ung thư, khí CO và các loại khí độc khác làm giảm khả năng vận chuyển O2 của máu nên dẫn đến phá hủy hệ hô hấp, gây bệnh hen suyễn, ung thư phổi, ung thư thanh quản, phổi tắc nghẽn mạn tính,… Đặc biệt, khói thuốc lá gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe không chỉ của người hút thuốc lá mà còn của người không hút thuốc nhưng tiếp xúc với khói thuốc đặc biệt là trẻ em, phụ nữ có thai và những người đang mặc các bệnh lí.

Thực hành 3 trang 155. Vẽ một bức tranh để tuyên truyền không hút thuốc lá.

Lời giải chi tiết

* Gợi ý: Một số bức tranh để tuyên truyền không hút thuốc lá:

Soạn Sinh 8 Bài 32: Hệ hô hấp ở người hình 2

Nguồn ảnh: Sưu tầm

-/-

Trên đây là hướng dẫn trả lời chi tiết giải bài tập SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều. Các em có thể xem thêm các câu hỏi trong các nội dung phần Vật lý và Hóa học thuộc chương trình KHTN 8 nữa nhé!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM