Soạn Sinh 8 Cánh Diều Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người

Xuất bản: 29/02/2024 - Cập nhật: 04/03/2024 - Tác giả:

Soạn Sinh 8 Cánh Diều Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bài 30 Chủ đề 7: Cơ thể người sgk Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều.

Chuẩn bị trước nội dung bài học giúp học sinh tiếp thu kiến thức trên lớp tốt hơn. Cùng Đọc tài liệu trả lời các câu hỏi trong nội dung Sinh học Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người thuộc Phần 3: Vật sống.

Giải Sinh 8 Cánh Diều Bài 30

Câu hỏi mở đầu trang 143. Em hãy ngồi yên lặng, đặt ngón tay trỏ và ngón tay giữa lên cổ hoặc cổ tay (hình 30.1). Em cảm nhận được hiện tượng gì? Giải thích vì sao có hiện tượng đó.

Lời giải chi tiết

Khi đặt ngón tay trỏ và ngón tay giữa lên cổ hoặc cổ tay, em cảm nhận được sự hoạt động liên tục ở các vùng da này. Hiện tượng này có do các mạch của cơ thể đang hoạt động

Câu hỏi 1 trang 144. Quan sát hình 30.2, nêu một số đặc điểm cấu tạo và chức năng của các thành phần máu theo gợi ý ở bảng 30.1

Lời giải chi tiết

Một số đặc điểm cấu tạo và chức năng của thành phần máu:

Thành phần của máuĐặc điểm cấu tạoChức năng
Huyết tươngGồm nước và các chất dinh dưỡng, chất hòa tan khác.Vận chuyển các chất.
Tế bào máuTiểu cầuKhông nhân, chỉ là các mảnh chất tế bào của tế bào sinh tiểu cầu.Tham gia vào quá trình đông máu.
Bạch cầuCó nhân, không màu.Tham gia bảo vệ cơ thể.
Hồng cầuHình đĩa, lõm hai mặt, không nhân, màu đỏ.Tham gia vận chuyển chất khí (O2 và CO2).

Vận dụng 1 trang 144.

Người bị sốt xuất huyết có thể bị giảm tiểu cầu nghiêm trọng. Điều gì xảy ra nếu cơ thể thiếu tiểu cầu

Lời giải chi tiết

Khi bị sốt xuất huyết gây nên thiếu tiểu cầu. Trong cơ thể, tiểu cầu có chức năng tham gia vào quá trình đông máu. Vì vậy, khi thiếu tiểu cầu, cơ thể không đông máu được

Câu hỏi 2 trang 144. Quan sát hình 30.3 và giải thích tại sao nói viêm là phản ứng miễn dịch

Lời giải chi tiết

Miễn dịch là khả năng cơ thể nhận diện và ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh (virus, vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng) đồng thời chống lại mầm bệnh khi nó đã xâm nhập vào cơ thể

Viêm là phản ứng miễn dịch bởi khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, cơ thể sẽ tiêu diệt mầm bệnh bằng bằng cách thực bào của bạch cầu, tạo ổ viêm sinh kháng thể.

Luyện tập 1 trang 144. Theo em, “mụn trứng cá” trên da có phải là phản ứng miễn dịch không? Vì sao?

Lời giải chi tiết

- “Mụn trứng cá” trên da là phản ứng miễn dịch của cơ thể.

- Vì: Khi lỗ chân lông bị bít tắc, vi khuẩn phát triển mạnh khiến bạch cầu sẽ được huy động đến để tiêu diệt vi khuẩn dẫn đến tạo ổ viêm, hình thành "mụn trứng cá", biểu hiện là mụn nhỏ, tấy đỏ, có đốm mủ. Như vậy, "mụn trứng cá" chính là phản ứng bảo vệ cơ thể tránh khỏi sự tấn công của vi khuẩn nên "mụn trứng cá” trên da được coi là phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Câu hỏi 3 trang 145. Quan sát hình 30.5 và cho biết tên các loại kháng nguyên, kháng thể ở mỗi nhóm máu A, B, AB và O

Lời giải chi tiết

Các loại kháng nguyên, kháng thể ở mỗi nhóm máu được thể hiện trong bảng sau:

Nhóm máu ANhóm máu BNhóm máu ABNhóm máu O
Kháng nguyênABA và BKhông có kháng nguyên
Kháng thểanti-Banti-AKhông có kháng thể anti-A và anti-BKháng thể anti-A và anti-B

Vận dụng 2 trang 146. Nêu ý nghĩa thông tin về nhóm máu trong sổ khám sức khỏe.

Lời giải chi tiết

Ý nghĩa thông tin về nhóm máu trong sổ khám sức khỏe: Giúp các bác sĩ và bệnh nhân xác định chính xác nhóm máu, từ đó, có thể thực hiện truyền máu phù hợp và an toàn trong các trường hợp cần thiết.

Thí nghiệm 1 trang 146. Tìm hiểu phong trào hiến máu nhân đạo ở địa phương em theo mẫu phiếu điều tra

Lời giải chi tiết

- Học sinh tiến hành khảo sát phong trào hiến máu nhân đạo ở địa phương rồi hoàn thành bảng theo mẫu.

Phiếu điều tra tỉ lệ người tham gia hiến máu nhân đạo tại địa phương

Câu hỏi 4 trang 146. Quan sát hình 30.8:

a) Nêu tên và chức năng các cơ quan của hệ tuần hoàn

b) Mô tả đường đi của máu trong hai vòng tuần hoàn: vòng tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn phổi) và vòng tuần hoàn lớn (vòng tuần hoàn cơ thể)

Lời giải chi tiết

a) Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch máu, hoạt động phối hợp nhịp nhàng giúp vận chuyển máu đi khắp cơ thể

b) Đường đi của máu:

- Vòng tuần hoàn nhỏ: máu đỏ thẫm đi từ tâm thất phải đi theo động mạch phổi đến phổi, thải CO2 và nhận O2, máu trở thành máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái

- Vòng tuần hoàn lớn: Máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến các cơ quan. Cung cấp O2 và chất dinh dưỡng, nhận CO2 và chất bã, máu trở thành máu đỏ thẫm theo tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới trở về tâm nhĩ phải

Luyện tập 3 trang 147. Những người thân trong gia đình em đã thực hiện được và chưa thực hiện được những biện pháp nào để phòng tránh các bệnh liên quan đến máu và hệ tuần hoàn

Lời giải chi tiết

Những người thân trong gia đình em đã thực hiện được những biện pháp trong việc ăn uống điều độ, có các biện pháp để tiêu diệt muỗi, phòng chống bệnh sốt rét và sốt xuất huyết.

Câu hỏi 5 trang 147. Nêu tên, nguyên nhân của một số bệnh về máu và hệ tuần hoàn.

Lời giải chi tiết

Tên, nguyên nhân của một số bệnh về máu và hệ tuần hoàn là:

Tên bệnhNguyên nhân
Thiếu máu

- Do thiếu sắt, thiếu acid folic, vitamin B12.

- Do mất quá nhiều máu khi bị thương, khi đến kì kinh nguyệt,...

- Do suy tủy xương, suy thận mạn, tán huyết miễn dịch,...

Huyết áp cao

- Do chế độ ăn nhiều đường và muối, thức ăn chứa nhiều chất béo,...

- Do hệ quả của một số bệnh lí như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận,...

- Do tuổi già (mạch máu bị mất dần độ đàn hồi).- Do di truyền.

Xơ vữa động mạch

- Do chế độ ăn chưa hợp lí (ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, nội tạng, da, mỡ động vật,...), hút thuốc lá, ít vận động,... dẫn đến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao sẽ kết hợp với Ca2+ ngấm vào thành mạch.

- Do tuổi già (thành mạch giảm đàn hồi, trở nên xơ cứng hơn).

Sốt xuất huyết- Do vật trung gian truyền bệnh là muỗi vằn truyền virus gây bệnh vào máu.
Sốt rét- Do muỗi Anopheles truyền kí sinh trùng Plasmodium gây bệnh.

Thí nghiệm 2 trang 147.

Thực hiện dự án điều tra tỉ lệ người bị bệnh huyết áp cao ở địa phương em theo các bước điều tra ở bài 28, trang 135.

Lời giải chi tiết

- Học sinh tiến hành điều tra và báo cáo tỉ lệ mắc bệnh sâu răng tại trường em đang theo học.

- Câu trả lời tham khảo:

BÁO CÁO DỰ ÁN ĐIỀU TRA TỈ LỆ NGƯỜI MẮC BỆNH HUYẾT ÁP CAO TẠI ĐỊA PHƯƠNG

1. Kết quả điều tra

STTChủ hộTổng số người trong gia đìnhSố người mắc bệnh huyết áp cao
1Nguyên Văn A61
2Nguyên Văn B51
3Nguyên Văn C60
4Nguyên Văn D41
5Nguyên Văn E51
............
Tổng264

2. Xác định tỉ lệ mắc bệnh huyết áp cao

- Tỉ lệ mắc bệnh huyết áp cao là: 4/26 = 15%.

- Nhận xét về tỉ lệ người mắc bệnh huyết áp cao: Tỉ lệ người mắc bệnh huyết áp cao ở địa phương em khá cao. Nhóm tuổi mắc bệnh huyết áp cao thường là người cao tuổi hoặc những người trung tuổi thường xuyên sử dụng chất kích thích. Tỉ lệ trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh thấp.

3. Đề xuất một số cách phòng tránh bệnh huyết áp cao

- Có chế độ ăn uống khoa học; hạn chế sử dụng thức ăn mặn, dầu mỡ; tăng cường rau xanh và hoa quả.

- Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia.

- Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức, kiểm soát cân nặng.

- Tránh lo âu, căng thẳng, nghỉ ngơi hợp lí.

-/-

Trên đây là hướng dẫn trả lời chi tiết giải bài tập SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều. Các em có thể xem thêm các câu hỏi trong các nội dung phần Vật lý và Hóa học thuộc chương trình KHTN 8 nữa nhé!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM