Soạn Sinh 8 Cánh Diều Bài 28: Hệ vận động ở người

Xuất bản: 28/02/2024 - Cập nhật: 04/03/2024 - Tác giả:

Soạn Sinh 8 Cánh Diều Bài 28: Hệ vận động ở người. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Bài 28 Chủ đề 7: Cơ thể người sgk Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều.

Chuẩn bị trước nội dung bài học giúp học sinh tiếp thu kiến thức trên lớp tốt hơn. Cùng Đọc tài liệu trả lời các câu hỏi trong nội dung Sinh học Bài 28 thuộc Phần 3: Vật sống.

Giải Sinh 8 Cánh Diều Bài 28

Câu hỏi mở đầu trang 131: Vận động viên nâng được mức tạ lên đến hàng trăm kilogam (hình 28.1) là nhờ những cơ quan nào? Em hãy nâng một vật vừa sức rồi chỉ ra sự phối hợp hoạt động của các cơ quan tham gia thực hiện động tác đó.

Lời giải chi tiết:

Vận động viên nâng được mức tạ lên đến hàng trăm kilogam là nhờ sự cử động của tay và chân

Khi nâng một vật vừa sức, các cơ quan có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Lực của tay giúp ta nâng vật, các cơ ở ngón tay giúp ta có thể cầm nắm. Các cơ ở chân giúp ta đứng vững, giữ cơ thể cân bằng

Câu hỏi 1 trang 131: Quan sát hình 28.2 và cho biết hệ vận động gồm những cơ quan nào?

Lời giải chi tiết:

Hệ vận động gồm các cơ quan:

Cơ vân: là cơ bám vào xương, hoạt động theo ý muốn, có chức năng vận động, dự trữ và sinh nhiệt

Xương: có chức năng vận động, nâng đỡ cơ thể, bảo vệ các nội quan, sinh ra các tế bào máu, dự trữ và cân bằng chất khoáng

Khớp: là bộ phận kết nối các xương trong cơ thể với nhau, giữ vai trò hỗ trợ cho các chuyển động của cơ thể

Câu hỏi 2 trang 132: Quan sát hình 28.3, cho biết sự phù hợp của cấu tạo và chức năng của xương đùi.

Lời giải chi tiết:

Sự phù hợp của cấu tạo và chức năng của xương đùi được thể hiện: ở đầu xương có mô xương xốp gồm các tế bào xương tạo thành các nan xương sắp xếp theo hình vòng cung có tác dụng phân tán lực tác động; phần thân xương có mô xương cứng gồm các tế bào xương sắp xếp đồng tâm làm tăng khả năng chịu lực của xương.

Luyện tập 1 trang 132: Thành phần hóa học của xương động vật cũng tương tự xương người. Thực hiện thí nghiệm với ba chiếc xương đùi ếch như sau:

Xương 1: để nguyên.

Xương 2: ngâm trong dung dịch HCl 10% khoảng 15 phút.

Xương 3: đốt trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi không còn thấy khói bay lên.

Tiến hành thí nghiệm, sau đó uốn cong xương, bóp nhẹ đầu xương và quan sát hiện tượng. Kết quả thí nghiệm thể hiện ở bảng 28.1

Vận dụng kiến thức về phản ứng của acid, phản ứng cháy và thành phần hóa học của xương, giải thích kết quả thí nghiệm.

Lời giải chi tiết

- Xương giòn ra (cứng), dễ gãy.

- Bóp nhẹ → xương vỡ vụn ra.

- Giải thích kết quả thí nghiệm: xương được cấu tạo chất hữu cơ và chất khoáng chủ yếu là canxi → xương vừa chắc chắn mà vẫn dẻo dai do chất khoáng Ca tăng tính bền chắc, chất hữu cơ tăng tính mềm dẻo. Tỉ lệ 2 chất này khác nhau theo độ tuổi giúp xương có tính chất khác nhau phù hợp tuổi.

Câu hỏi 3 trang 133: Nêu tên, vị trí một khớp trong cơ thể. Cho biết khớp đó thuộc loại khớp gì và chức năng của nó.

Lời giải chi tiết:

Các xương ở hộp sọ liên kết với nhau bằng khớp bất động phù hợp với chức năng bảo vệ não, cơ quan thị giác, thính giác

Các xương đốt sống liên kết với nhau bằng khớp bán động nên cột sống có thể cử động ở mức độ nhất định và bảo vệ tủy sống

Câu hỏi 4 trang 133: Quan sát hình 28.5, nêu cấu tạo của một bắp cơ. Từ đó, chỉ ra sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của cơ trong vận động.

Lời giải chi tiết:

Cấu tạo của bắp cơ gồm nhiều bó sợi cơ, một bó sợi cơ gồm nhiều sợi cơ. Một sợi cơ gồm nhiều tơ cơ

Trong bắp cơ, các tơ cơ nằm song song theo chiều dọc của sợi cơ. Tơ cơ có khả năng thay đổi chiều dài dẫn đến sự co, dãn của bắp cơ

Câu hỏi 5 trang 134: Quan sát hình 19.7a, trang 96 và dựa vào nguyên tắc đòn bẩy, cho biết cơ, xương, khớp phối hợp với nhau như thế nào khi ta nâng một quả tạ.

Lời giải chi tiết

Khi ta nâng một quả tạ, nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh, cơ co dãn, phối hợp cùng sự hoạt động của các khớp làm xương chuyển động. Sự sắp xếp của cơ, xương, khớp hình thành nên cấu trúc có dạng đòn bẩy. Trong, khớp hình thành nên điểm tựa, tạo sự co cơ tạo nên lực kéo làm xương di chuyển tạo sự vận động của cơ thể.

Luyện tập 2 trang 134: Dựa vào nguyên tắc đòn bẩy, xác định điểm tựa, lực và trọng lực khi cơ thể ngửa đầu hoặc kiễng chân.

Lời giải chi tiết:

Hành độngĐiểm tựaLựcTrọng lực
Khi ngửa đầuĐốt sống trên cùngLực được sinh ra từ hệ thống cơ sau gáy bám vào sọTrọng lực của phần đầu
Khi kiễng chânCác khớp bàn – đốt ở bàn chânLực được cơ sinh đôi cẳng chân và cơ dép đặt trên xương gót thông qua gân AchillesTrọng lực của cả cơ thể

Câu hỏi 6 trang 134:

Quan sát hình 28.6 và cho biết tập thể dục, thể thao có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe và hệ vận động. Giải thích.

Lời giải chi tiết

Sự phối hợp của cơ, xương, khớp khi nâng một quả tạ: Xương cánh tay kết nối với xương trụ, xương quay ở cẳng tay thông qua khớp khuỷu tạo thành cấu trúc có dạng đòn bẩy, trong đó, khớp khuỷu đóng vai trò là điểm tựa. Khi thực hiện hoạt động, cơ nhị đầu cánh tay co tạo nên một lực hướng lên (ngược hướng với trọng lực của quả tạ qua điểm tựa là khớp khuỷu), giúp kéo xương quay nâng lên so với xương trụ. Đồng thời, cơ tam đầu cánh tay dãn giúp cố định khớp khuỷu. Nhờ đó, cánh tay co lên giúp quả tạ được nâng lên.

Vận dụng trang 134: Lập kế hoạch luyện tập một môn thể dục, thể thao cho bản thân nhằm nâng cao thể lực và có thể hình cân đối.

Lời giải chi tiết

Tham khảo cách lập kế hoạch luyện tập môn thể thao đạp xe theo bảng dưới đây:

NgàyBuổi sángBuổi chiều tối
1-2- Khởi động 7 – 10 phút.- Khởi động 7 – 10 phút.
- Nhảy dây trong vòng 10 – 15 phút: Nhảy 2 chân chạm đất với tốc độ chậm rãi khoảng 60 lần/ phút. Tập khoảng 3 phút nghỉ một lần.- Nhảy dây trong vòng 10 – 15 phút: Nhảy 2 chân chạm đất với tốc độ chậm rãi khoảng 60 lần/ phút. Tập khoảng 3 phút nghỉ một lần.
- Thả lỏng.- Thả lỏng.
3-4- Khởi động 7 – 10 phút.- Khởi động 7 – 10 phút.
- Nhảy dây trong vòng 10 – 15 phút: Nhảy 2 chân chạm đất với tốc độ nhanh hơn. Tập khoảng 3 phút nghỉ một lần.- Nhảy dây trong vòng 10 – 15 phút: Nhảy 2 chân chạm đất với tốc độ nhanh hơn. Tập khoảng 3 phút nghỉ một lần.
- Thả lỏng.- Thả lỏng.
5
trở đi
- Khởi động 7 – 10 phút.- Khởi động 7 – 10 phút.
- Nhảy dây trong vòng 10 – 15 phút: Kết hợp nhảy theo 2 kiểu trước và áp dụng nhảy dây bằng một chân, cố gắng tăng dần tốc độ nhảy. Tập khoảng 3 phút nghỉ một lần.- Nhảy dây trong vòng 10 – 15 phút: Kết hợp nhảy theo 2 kiểu trước và áp dụng nhảy dây bằng một chân, cố gắng tăng dần tốc độ nhảy. Tập khoảng 3 phút nghỉ một lần.
- Thả lỏng.- Thả lỏng

Câu hỏi 7 trang 135:

Nêu nguyên nhân và cách phòng tránh một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động

Lời giải chi tiết

- Nguyên nhân và cách phòng tránh một số bệnh, tật liên quan đến hệ vận động:

Loãng xương do cơ thể thiếu calcium và vitamin D; tuổi cao; thay đổi hormone, …Loãng xương làm cho xương giòn, dễ gãy

Bong gân, trật khớp, gãy xương do bị chấn thương khi thể thao, tai nạn trong sinh hoạt, bê vác vật nặng quá sức, vận động sai tư thế

Viêm cơ do nhiễm khuẩn khi bị tổn thương trên da, dụng cụ tiêm truyền, châm cứu, phẫu thuật không đảm bảo vô trùng

Viêm khớp do nhiễm khuẩn tại khớp, rối loạn chuyển hóa, thừa cân, béo phì,...

- Cách phòng tránh:

Duy trì chế độ ăn đủ chất và cân đối, bổ sung vitamin và các khoáng chất thiết yếu

Vận động đúng cách

Tắm nắng

Đi, đứng, ngồi đúng tư thế, điều chỉnh cân nặng phù hợp

Tránh những thói quen ảnh hưởng không tốt đến hệ vận động (mang vật nặng một bên)

-/-

Trên đây là hướng dẫn trả lời chi tiết giải bài tập SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh Diều. Các em có thể xem thêm các câu hỏi trong các nội dung phần Vật lý và Hóa học thuộc chương trình KHTN 8 nữa nhé!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM