Soạn Sinh 11 bài 23 Cánh diều: Cơ thể là một thể thống nhất

Xuất bản: 24/01/2024 - Tác giả:

Soạn Sinh 11 bài 23 Cánh diều: Cơ thể là một thể thống nhất. Hướng dẫn giải SGK Sinh học 11 Cánh diều bài 23 với các câu hỏi trong bài.

Cùng Đọc tài liệu đi vào chuẩn bị trước các câu hỏi trong nội dung Giải bài tập bài 23 Sinh 11 sách Cánh diều để có thể chuẩn bị sẵn sàng trước khi tới lớp các em nhé!

Soạn Sinh 11 bài 23 Cánh diều

Mở đầu trang 152: Khi đá bóng, các cơ quan, bộ phận nào trong cơ thể cầu thủ đã tham gia vào hoạt động này?

Trả lời:

Khi đá bóng, có sự phối hợp hoạt động của các cơ quan và hệ cơ quan là: Hệ vận động (cơ và xương), hệ tuần hoàn (tim và hệ mạch), hệ hô hấp (khí quản, phế quản, phổi), hệ bài tiết (da), hệ thần kinh (não, dây thần kinh), hệ nội tiết.

I. Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể

Câu hỏi trang 152: Hãy lấy ví dụ thể hiện mối quan hệ giữa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể.

Trả lời:

Ví dụ thể hiện mối quan hệ giữa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể:

- Khi hệ tuần hoàn hoạt động bình thường sẽ đảm bảo lưu lượng máu đến hệ hô hấp, nhờ vậy hệ hô hấp sẽ lấy đủ oxygen cho các hệ cơ quan khác của cơ thể và thải carbon dioxide hiệu quả.

- Hệ rễ hấp thụ nước và chất khoáng cung cấp cho quá trình trao đổi chất cũng như hoạt động của hệ chồi (thân, lá,…). Quá trình thoát hơi nước ở lá cây tạo động lực cho sự hấp thụ nước và chất khoáng ở rễ.

II. Cơ thể là một hệ thống mở, tự điều chỉnh

Câu hỏi trang 153: Quan sát hình 23.3, cho biết tại sao cơ thể người là một hệ thống mở.

Trả lời:

Cơ thể người là một hệ thống mở vì giữa cơ thể người với môi trường sống luôn có sự trao đổi, tác động qua lại thông qua quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Cơ thể người lấy O2 từ môi trường thông qua hệ hô hấp, chất dinh dưỡng được tiêu hóa và thải ra ngoài môi trường CO2, chất thải, chất thừa và chất không cần thiết thông qua hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết.

Luyện tập trang 154: Lấy thêm ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của thực vật và động vật.

Trả lời:

Ví dụ về khả năng tự điều chỉnh của thực vật và động vật:

- Vào mùa đông, lượng mưa ít, khí hậu lạnh, thậm chí có băng giá, để tồn tại, thực vật thường rụng hết lá nhằm hạn chế thoát hơi nước, hạn chế sức nặng do tuyết bám vào lá,…

- Ở người, khi môi trường có nhiệt độ cao hoặc vận động mạnh làm cơ thể nóng lên, hệ mạch dưới da giãn ra, lỗ chân lông mở ra,… mồ hôi tiết ra làm mát cơ thể; khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ thấp, các mạch máu dưới da co lại để tránh mất nhiệt qua lỗ chân lông và xuất hiện hiện tượng run để làm ấm cơ thể.

Vận dụng trang 154: Một người đứng yên và hít thở sâu liên tục sẽ có sự thay đổi như thế nào về nhịp tim? Giải thích.

• Sau khi ăn no, tại sao cần nghỉ ngơi?

Trả lời:

• Khi đứng yên và hít thở sâu liên tục sẽ làm giảm nhịp tim. Do khi ở trạng thái bình thường, hít thở sâu giúp làm tăng lượng khí cung cấp cho hoạt động trao đổi khí ở phổi, tăng hiệu quả hô hấp, dẫn đến làm tăng lượng oxygen trong máu, huyết áp giảm và giảm dần số nhịp tim.

• Sau khi ăn no cần nghỉ ngơi vì khi thức ăn đi vào các cơ quan của đường tiêu hóa, thực hiện co bóp để đảo trộn thức ăn, trộn lẫn với các enzyme tiêu hóa giúp phân giải và hấp thụ các chất dinh dưỡng. Quá trình này cần điều động năng lượng và một lượng máu lớn giúp tiêu hóa, hấp thụ các chất dinh dưỡng hiệu quả; nếu hoạt động ngay sau khi ăn, lưu lượng máu sẽ cần cung cấp nhiều cho cơ bắp hoặc não bộ, giảm lưu lượng máu đến hệ tiêu hóa, làm quá trình tiêu hóa thức ăn giảm.

-/-

Trên đây là hướng dẫn giải bài tập Sinh học lớp 11 Cánh diều Bài 23: Cơ thể là một thể thống nhất. Các em có thể xem thêm các câu hỏi trong các bài học trong phần Soạn Sinh 11 sách Cánh diều nữa nhé!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM