Soạn Sinh 11 Bài 16 Kết nối tri thức: Thực hành Cảm ứng ở thực vật

Xuất bản: 25/01/2024 - Tác giả:

Soạn Sinh 11 bài 16 Cánh diều: Thực hành Cảm ứng ở thực vật. Hướng dẫn giải SGK Sinh học 11 Kết nối tri thức với cuộc sống bài 16 gồm các câu hỏi trong bài.

Cùng Đọc tài liệu đi vào chuẩn bị trước các câu hỏi trong nội dung Giải bài tập bài 16 Sinh 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống để có thể chuẩn bị sẵn sàng trước khi tới lớp các em nhé!

Soạn Sinh 11 bài 16 Kết nối tri thức với cuộc sống

Gợi ý:

BÁO CÁO THỰC HÀNH CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT

1. Mục đích

- Thực hiện được một số thí nghiệm về cảm ứng ở một số loài cây.

- Quan sát được hiện tượng cảm ứng ở một số loài cây.

2. Kết quả và giải thích

a. Kết quả và giải thích thí nghiệm về tính hướng sáng

- Kết quả: Ở cốc có điều kiện chiếu sáng đầy đủ, các cây đậu mọc thẳng lên phía trên. Ở cốc có điều kiện chiếu sáng từ một phía, các cây mọc nghiêng về phía có nguồn ánh sáng.

- Giải thích: Ở cốc có điều kiện chiếu sáng từ một phía, sự tác động không đều của ánh sáng ở 2 phía của chồi đỉnh dẫn đến sự phân bố không đều auxin ở hai phía của chồi đỉnh (auxin tập trung ở phía nhận được ít ánh sáng hơn). Kết quả, phía nhận được ít ánh sáng hơn có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn, gây nên sự uốn cong thân cây về hướng có ánh sáng.

b. Kết quả và giải thích thí nghiệm về tính hướng nước và hướng trọng lực

- Kết quả: Rễ của hạt luôn hướng xuống dưới (cùng chiều trọng lực và nguồn nước). Thân của hạt luôn hướng lên trên (ngược chiều trọng lực và nguồn nước).

- Giải thích: Ở thân, auxin phân bố nhiều ở mặt dưới, kích thích các tế bào thân phía dưới sinh trưởng mạnh dẫn đến thân cây cong lên phía trên (ngược chiều trọng lực). Ngược lại, do các tế bào rễ có độ nhạy cảm cao hơn đối với auxin so với các tế bào ở thân dẫn đến sự phân bố nhiều auxin ở mặt dưới gây ra sự ức chế sinh trưởng của các tế bào rễ, mặt trên ít auxin nên sinh trưởng nhanh hơn. Kết quả rễ cây cong xuống dưới (cùng chiều trọng lực).

c. Kết quả và giải thích thí nghiệm về tính hướng hoá

- Kết quả: Rễ của hạt mọc hướng về phía có đặt phân bón.

- Giải thích: Phân NPK tác động theo một hướng dẫn đến sự phân bố không đều auxin ở hai phía của rễ (auxin tập trung ở phía không có phân NPK). Do các tế bào rễ có độ nhạy cảm cao hơn đối với auxin so với các tế bào ở thân dẫn đến sự phân bố nhiều auxin ở phía không có phân NPK gây ra sự ức chế sinh trưởng của các tế bào rễ, phía có phân NPK ít auxin nên sinh trưởng nhanh hơn. Kết quả rễ cây cong về phía có phân NPK.

3. Trả lời câu hỏi

a. Trong cách bố trí thí nghiệm về tính hướng sáng (Hình 16.1) ở thực vật, nếu hộp giấy được đục lỗ ở phía trên, thẳng với cốc chứa hạt đậu thì có thể quan sát được phản ứng hướng sáng của cây đậu non hay không?

Trả lời:

Trong cách bố trí thí nghiệm về tính hướng sáng (Hình 16.1) ở thực vật, nếu hộp giấy được đục lỗ ở phía trên, thẳng với cốc chứa hạt đậu thì vẫn có thể quan sát được phản ứng hướng sáng của cây đậu non. Bởi vì các cây đậu non lúc này chỉ có một vùng nhỏ để cung cấp ánh sáng nên sẽ vươn cao nhanh hơn đến nơi có nguồn sáng, khiến cây dài hơn, gầy hơn, các cây gieo xung quanh cốc sẽ phát triển xiết đến lỗ hổng ở mặt trên hộp.

b. Trong thí nghiệm về tính hướng hoá, có thể thay thế phân bón bằng những chất nào khác để quan sát được phản ứng hướng hoá của rễ cây ngô?

Trả lời:

Loại phân bón hay chất dinh dưỡng khác như phân vi lượng, phân vi sinh, phân vô cơ (đạm, lân, kali), phân hữu cơ, bã trà,… hay các chất độc với cây trồng như muối của các kim loại nặng cũng có thể sử dụng được để quan sát tính hướng hoá của thực vật.

-/-

Trên đây là hướng dẫn giải bài tập Sinh học lớp 11 Kết nối tri thức Bài 16: Thực hành Cảm ứng ở thực vật. Các em có thể xem thêm các câu hỏi trong các bài học trong phần Soạn Sinh 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống nữa nhé!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM