Soạn Lịch sử 7 bài 6 Chân trời sáng tạo

Xuất bản: 09/09/2022 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn Lịch sử 7 bài 6 Chân trời sáng tạo : Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, gợi ý trả lời toàn bộ nội dung câu hỏi trang 26 - 29 SGK Lịch sử 7 CTST

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời các câu hỏi soạn sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp một cách đầy đủ nhất.

Soạn lịch sử lớp 7 bài 6 Chân trời sáng tạo

Tài liệu giải bài tập lịch sử 7 bài 6 Chân trời sáng tạo chi tiết:

Mở đầu bài học

Trong hơn 12 thể kỉ đó lịch sử Trung Quốc đã trải qua 12 thế kỉ từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX, lịch sử Trung Quốc đã trải qua các triều đại: Nhà Đường (618-907), thời Ngũ Đại (907-960), nhà Tống (960-1279), nhà Nguyên (1271-1368), nhà Minh (1368-1644), nhà Thanh (1644-1911). Trong đó, nhà Đường, nhà Tống, nhà Minh là những triều đại phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử Trung Quốc.

1. Khái lược tiến trình lịch sử của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Câu hỏi trang 26 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Hãy lập sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (từ thời Đường đến thời Thanh)

Trả lời:

Tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX trải qua các triều đại lớn sau đây:

2. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường

Câu hỏi trang 27 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Em hãy nêu những biểu hiện sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường. Mô tả sự thịnh vượng đó qua mô hình phục dựng 6.2 và tư liệu 6.3.

Hình 6.2, tư liệu 6.3 trang 27 sgk Lịch sử 7 CTST

Trả lời:

* Những biểu hiện sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường:

- Bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

- Các hoàng đế cử người thân tín cai quản các địa phương, nhiều khoa thi được mở ra để triều đình tuyển chọn nhân tài làm quan.

- Nhà Đường tiếp tục chính sách bành trướng lãnh thổ và đến cuối thế kỉ VII, lãnh thổ nhà Đường rộng gần gấp đôi nhà Hán.

- Về kinh tế:

+ Nhà Đường ban hành những chính sách phát triển nông nghiệp như miễn giảm sưu thuế, lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân.

+ Thủ công nghiệp và thương nghiệp đều phát triển: gốm sứ và tơ lụa của Trung Quốc theo con đường tơ lụa đi đến tận phương Tây. Con đường tơ lụa trở thành tuyến đường buôn bán quốc tế với sự tham gia của thương nhân khắp thế giới.

- Trong hai thế kỉ VII - VIII, đô thị Trường An có khoảng 2 triệu người sinh sống, bao gồm cả người của nước khác.

* Mô hình ở hình 6.2 đã phục dựng lại một góc đô thị Trường An dưới thời Đường. Thông qua mô hình này có thể thấy được:

- Sự phát triển về cơ sở hạ tầng đô thị

- Hoạt động trao đổi - buôn bán tấp nập của người dân Trung Quốc

- Tư liệu 6.3 cho thấy sự phát triển về nông nghiệp của Trung Quốc dưới thời Đường.

3. Sự phát triển kinh tế thời Minh - Thanh

Câu hỏi trang 28 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Em hãy mô tả những biểu hiện sự phát triển kinh tế dưới thời Minh - Thanh. Tư liệu 6.6 cho em biết điều gì về hoạt động thương mại ở Trung Quốc thời Minh - Thanh?

Hình 6.6 trang 29 sgk Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

* Sự phát triển kinh tế Trung Quốc dưới thời Minh - Thanh:

- Về nông nghiệp

+ Sản xuất nông nghiệp gia tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng.

+ Các vua thường giảm thuế khóa, chia ruộng cho nông dân, đồng thời chú trọng công tác thủy lợi.

+ Việc áp dụng luân canh cây trồng, nhập nhiều giống cây trồng mới, xây dựng nhiều đồn điền chuyên canh trồng ngũ cốc hoặc chè, bông…đã góp phần cho sự phát triển của nông nghiệp.

- Về thủ công nghiệp:

+ Phát triển đa dạng với nhiều nghề như: dệt tơ lụa, làm đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy…

+ Các xưởng thủ công xuất hiện khắp nơi, phần lớn tập trung ở thành thị, hình thành nên những khu vực chuyên môn hóa sản xuất. Ví dụ: làm đồ sứ ở Cảnh Đức (Giang Tây); dệt lụa ở Tô Châu…

- Về thương nghiệp:

+ Hoạt động buôn bán trong và ngoài nước phát triển mạnh mẽ.

+ Quảng Châu trở thành thương cảng lớn nhất, thu hút thương nhân nhiều nước trên thế giới đến buôn bán.

+ Thương nhân Trung Quốc đem hàng hóa trao đổi buôn bán với nhiều nước trên thế giới như: Ấn Độ, Ba Tư, Ả-rập, Đông Nam Á…

* Bức tranh tư liệu 6.6 cho thấy hoạt động thương mại buôn bán bằng đường biển ở Trung Quốc thời Minh - Thanh phát triển rất mạnh.

Luyện tập - vận dụng

Câu hỏi 1 trang 29 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST: Tại sao thời Đường là thời kì thịnh vượng của phong kiến Trung Quốc?

Trả lời:

Thời Đường là thời kì thịnh vượng của phong kiến Trung Quốc vì:

- Sự phát triển kinh tế dưới thời Đường cao hơn các triều đại trước đó về mọi mặt.

- Bộ máy nhà nước thời Đường được hoàn thiện từ trung ương đến địa phương, xã hội ổn định.

- Các hoàng đế cử người thân tín cai quản các địa phương.

- Nhiều khoa thi được mở ra để tuyển chọn nhân tài cho đất nước

- Kinh tế phát triển, nhà nước giảm tô thuế, thi hành chế độ quân điền.

- Thủ công nghiệp và thương nghiệp đều phát triển: gốm sứ và tơ lụa của Trung Quốc theo con đường tơ lụa đi đến tận phương Tây. Con đường tơ lụa trở thành tuyến đường buôn bán quốc tế với sự tham gia của thương nhân khắp thế giới.

- Nhà Đường tiếp tục chính sách bành trướng lãnh thổ và đến cuối thế kỉ VII, lãnh thổ nhà Đường rộng gần gấp đôi nhà Hán.

Câu hỏi 2 trang 29 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST: Hãy hoàn thành bảng thống kê về sự phát triển kinh tế thời Đường và thời Minh – Thanh theo mẫu dưới đây. Điểm khác biệt nổi bật nhất của kinh tế thời Minh – Thanh so với thời Đường là gì?

Lĩnh vựcThời ĐườngThời Minh - Thanh
Nông nghiệp??
Thủ công nghiệp??
Thương nghiệp??

Trả lời:

Lĩnh vựcThời ĐườngThời Minh - Thanh
Nông nghiệp

- Nhà nước thi hành nhiều chính sách phát triển nông nghiệp:

+ Miễn giảm sưu thuế.

+ Lấy ruộng đất công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân.

+ Chú trọng thủy lợi.

- Nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, thóc lúa đầy kho, trâu bò đầy đồng.

- Nhà nước thi hành nhiều chính sách phát triển nông nghiệp, như:

+ Giảm thuế khóa

+ Chia ruộng cho nông dân

+ Chú trọng công tác thủy lợi

- Nhân dân Trung Quốc áp dụng luân canh cây trồng, nhập nhiều giống cây trồng mới, xây dựng nhiều đồn điền chuyên canh trồng ngũ cốc hoặc chè, bông…

Thủ công nghiệp- Gốm sứ, tơ lụa có mặt tại phương Tây

- Thủ công nghiệp phát triển đa dạng

- Nổi tiếng: tơ lụa, đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy

- Xưởng thủ công xuất hiện, những khu vực chuyên môn sản xuất được hình thành

Thương nghiệp

- Phát triển gắn liền với “Con đường tơ lụa”, với sự tham gia của thương nhân khắp thế giới.

- Nhiều thương nhân nước ngoài đến sinh sống tại Trường An

- Hoạt động buôn bán trong và ngoài nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ

- Đến cuối thời Minh, triều Thanh, buôn bán với nước ngoài bị hạn chế.

Điểm khác biệt nổi bật nhất của kinh tế thời Minh – Thanh so với thời Đường là: mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện.

Câu hỏi 3 trang 29 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST: 

Thời Minh - Thanh, trấn Cảnh Đức (Giang Tây) trở thành kinh đô đồ sứ của Trung Quốc. Em hãy sưu tầm tư liệu trên sách báo, internet, viết 1 bài khoảng 15 dòng, giới thiệu về nghề làm đồ sứ ở Cảnh Đức.

Trả lời:

Cảnh Đức Trấn nằm ở phía đông bắc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, trong một vùng núi non, nối với bên ngoài nhờ một nhánh sông Trường Giang. Gốm sứ sản xuất tại đây được vận chuyển theo đường thủy đi khắp nơi trên thế giới.

Gốm được sản xuất ở Cảnh Đức Trấn từ cách đây khoảng 2.000 năm, đến thời Đông Tấn, cách đây hơn 1.600 năm thì bắt đầu sản xuất đồ sứ. Nhờ nguồn cao lanh và sự tài hoa của những người thợ, gốm sứ Cảnh Trấn Đức được đánh giá là có kỹ thuật vượt trội, vào các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Cảnh Đức Trấn trở thành nơi chuyên sản xuất đồ sứ cho triều đình. Đến đời Minh, Cảnh Đức Trấn đã trở thành trung tâm sản xuất đồ sứ của cả nước, được mệnh danh là kinh đô đồ sứ của Trung Quốc.

Kỹ thuật sản xuất gốm ở Cảnh Đức Trấn đã được Trung Quốc xếp hạng là Di sản phi vật thể quốc gia và đã được lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới.

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung soạn sử 7 bài 6 Chân trời sáng tạo : Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX do Đọc Tài Liệu biên soạn, tổng hợp. Các em có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM