Soạn Lịch Sử 7 Bài 6 Cánh Diều: Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc

Xuất bản: 06/09/2022 - Tác giả:

Soạn Lịch Sử 7 Bài 6 Cánh Diều gợi ý trả lời đầy đủ câu hỏi trang 18-23 bài học Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc

Cùng Đọc tài liệu đi vào trả lời các câu hỏi thuộc Soạn Sử 7 Cánh Diều Bài 6: Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc. Nội dung này chắc chắn sẽ giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp tốt nhất.

Soạn Lịch Sử 7 Bài 6 Cánh Diều

1. Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc

Câu hỏi trang 19 Soạn Lịch Sử 7 bài 6 Cánh Diều

Đọc thông tin, lập sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.

Trả lời

Soạn Lịch Sử 7 Bài 6 Cánh Diều: Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc câu hỏi trang 19

2. Sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường (618-907)

Câu hỏi trang 21 Soạn Lịch Sử 7 bài 6 Cánh Diều

Đọc thông tin và quan sát các hình 6.2, 6.3 hãy trình bày nét chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường.

Soạn Lịch Sử 7 Bài 6 Cánh Diều: Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc câu hỏi trang 21

Trả lời

Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa:

* Kinh tế: phát triển tương đối toàn diện.

- Nông nghiệp phát triển mạnh nhờ vào việc: giảm tô thuế, bớt sưu dịch; thực hiện chế độ quân điền và áp dụng những kĩ thuật canh tác vào sản xuất như chọn giống, xác định thời vụ,….

- Thủ công nghiệp phát triển đa dạng với các xưởng sản xuất được tổ chức có quy mô lớn; có nhiều sản phẩm nổi tiếng như: gốm sứ, tơ lụa, giấy, đồ đồng…

- Thương nghiệp phát triển thịnh đạt, hoạt động giao lưu buôn bán được mở rộng.

+ Hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.

+ Hình thành nhiều đô thị lớn, tiêu biểu là Trường An…

* Chính trị:

- Bộ máy nhà nước được củng cố, kiện toàn chặt chẽ từ trung ương đến địa phương.

- Nhà Đường xâm lược các nước như là vùng Nội Mông, Tây Vực, bán đảo Triều Tiên,... giúp mở rộng lãnh thổ Trung Quốc.

* Văn hóa:

- Đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, trong đó tiêu biểu nhất là lĩnh vực văn học, với nghệ thuật thơ Đường luật đạt đến đỉnh cao chuẩn mực.

3. Kinh tế Trung Quốc thời Minh, Thanh

Câu hỏi trang 23 Soạn Lịch Sử 7 bài 6 Cánh Diều

Đọc thông tin và quan sát các hình 6.4, 6.5 hãy mô tả sự phát triển của kinh tế Trung quốc thời Minh, Thanh.

Soạn Lịch Sử 7 Bài 6 Cánh Diều: Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc câu hỏi trang 23

Trả lời

Sự phát triển kinh tế dưới thời Minh-Thanh:

- Nông nghiệp:

+ Gia tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng.

+ Các vua đầu triều Minh-Thanh thường giảm thuế khóa, chia ruộng đất cho nông dân, chú trọng thủy lợi.

+ Luân canh cây trồng, nhập nhiều giống mới, xây nhiều đồn điền chuyên trồng ngũ cốc, chè, bông…

- Thủ công nghiệp:

+ Phát triển. Nhiều mặt hàng nổi tiếng: tơ lụa, đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy,...

+ Xưởng thủ công xuất hiện khắp nơi, chủ yếu ở thành thị, hình thành khu vực chuyên môn hóa sản xuất

- Thương mại:

+ Buôn bán trong và ngoài nước phát triển mạnh.

+ Thương nhân Trung Quốc đen hàng hóa, trao đổi buôn bán với thế giới.

+ Cuối triều Minh, sang triều Thanh, hoạt động buôn bán với bên ngoài bị hạn chế

Hoạt động thương mại ở Trung Quốc thời Thanh bị cấm đoán. Mầm mống Tư bản chủ nghĩa xuất hiện nhưng không phát triển được.

Luyện tập và vận dụng

Câu hỏi Luyện tập Soạn Lịch Sử 7 bài 6 Cánh Diều

Hãy lập bảng theo mẫu dưới đây và điền nội dung về tình hình kinh tế của Trung Quốc thời Đường và Minh, Thanh.

Soạn Lịch Sử 7 Bài 6 Cánh Diều: Khái quát tiến trình lịch sử Trung Quốc luyện tập

Trả lời

Tình hình kinh tế của Trung Quốc thời Đường và Minh, Thanh
Nông nghiệpThủ công nghiệpThương nghiệp
Vương triều Đường

- Nhà nước thực hiện:

+ Giảm tô thuế, bớt sưu dịch.

+ Chia ruộng đất theo chế độ quân điền.

- Nhân dân áp dụng kĩ thuật canh tác mới vào sản xuất.

- Hình thành các xưởng sản xuất được tổ chức có quy mô lớn.

- Nhiều sản phẩm nổi tiếng như: gốm sứ, tơ lụa, giấy, đồ đồng…

- Hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.

- Hình thành nhiều đô thị lớn, tiêu biểu là Trường An…

Vương triều Minh - Thanh

- Gia tăng về diện tích, năng suất, sản lượng

- Nhập nhiều giống cây mới, xây dựng nhiều đồn điền chuyên canh

- Phát triển đa dạng

- Nổi tiếng: tơ lụa, đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy

- Xưởng thủ công xuất hiện, vùng chuyên môn sản xuất

- Buôn bán với nước ngoài phát triển mạnh

- Đến cuối thời Minh, triều Thanh, buôn bán với nước ngoài bị hạn chế

Câu hỏi Vận dụng Soạn Lịch Sử 7 bài 6 Cánh Diều

Hãy tìm hiểu về một vị vua sáng lập triều đại ở Trung Quốc trong giai đoạn thế kỉ VII- XIX và giới thiệu với các bạn cùng lớp.

Trả lời

- Thanh Cao Tông (Càn Long): Sinh 25/9/1711 tại Đông thư viện của phủ Ung Thân vương. Mất 7/2/1799 tại Ninh Thọ cung, Tử Cấm Thành.

- Là vị Hoàng đế có tuổi thọ lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, thời kỳ trị vì của Càn Long Hoàng đế kéo dài gần 60 năm; từ 11 tháng 10 năm 1736 đến 1 tháng 9 năm 1795.

- Càn Long là vị Hoàng đế rất chuyên tâm đến triều chính, đã xóa bỏ chế độ chính trị hà khắc của Ung Chính, thay vào đó là chính sách khoan dung độ lượng.

- Về mặt phát triển xã hội, Càn Long chủ yếu kế thừa chế độ kinh tế và chính trị của Khang Hi và Ung Chính, đặc biệt là thực thi triệt để các chính sách như "cải thổ quy lưu", "than định nhập mẫu" và "hỏa hao quy công". Những chính sách này đã đưa triều Thanh lên đỉnh cao của sự phát triển. Đất nước dưới thời Càn Long bắt đầu bước vào giai đoạn cực thịnh.

- Càn Long được đánh giá là một nhà quân sự tài ba. Tổng thể cuộc mở rộng quân sự của Hoàng đế Càn Long đã tăng gần gấp đôi diện tích của Đế chế nhà Thanh rộng lớn, và đưa vào lãnh thổ nhiều dân tộc không thuộc Hán tộc. Sự thành công này một phần cậy nhờ vào sức mạnh quân sự, phần còn lại là sự chia rẽ và ngày một suy yếu của những dân tộc Nội Á.

Chúc các em học tốt môn Lịch sử 7 với tài liệu Soạn sử 7 Cánh Diều do Đọc tài liệu tổng hợp trên đây!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM