Soạn Lịch Sử 7 Bài 13 Cánh Diều

Xuất bản: 07/09/2022 - Tác giả:

Soạn Lịch Sử 7 Bài 13 Cánh Diều gợi ý trả lời đầy đủ câu hỏi trang 41-46 bài học Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939-1009).

Cùng Đọc tài liệu đi vào trả lời các câu hỏi thuộc Soạn Sử 7 Cánh Diều Bài 13: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô, Đinh, Tiền Lê (939-1009). Nội dung này chắc chắn sẽ giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp tốt nhất.

Soạn Lịch Sử 7 Bài 13 Cánh Diều

1. Những nét chính về thời Ngô

Câu hỏi trang 42 Soạn Lịch Sử 7 bài 13 Cánh Diều

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát sơ đồ 13.1, hình 13.2, hãy nêu những nét chính về sự thành lập và tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời Ngô.

Soạn Lịch Sử 7 Bài 13 Cánh Diều hình 13.2

Trả lời

* Những nét chính về sự thành lập nhà Ngô

- Sau khi đánh tan quân Nam Hán, năm 939 Ngô Quyền xưng vương.

- Kinh đô: Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội)

- Những nét chính về tổ chức bộ máy nhà nước dưới thời Ngô:

+ Đứng đầu nhà nước là Vua, quyết định mọi công việc chính trị, ngoại giao, quân sự

+ Bỏ chức Tiết độ sứ, đặt các chức quan văn, võ.

+ Cử các tướng có công trấn giữ, quản lý các châu.

2. Sự thành lập nhà Đinh

Câu hỏi 1 trang 43 Soạn Lịch Sử 7 bài 13 Cánh Diều

Đọc thông tin và quan sát hình 13.1, lược đồ 13.1 hãy trình bày quá trình Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước.

Soạn Lịch Sử 7 Bài 13 Cánh Diều lược đồ 13.1

Trả lời

- Quá trình Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước:

+ Năm 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha tiếm quyền, tự xưng vương.

+ Năm 965, các thế lực hào trưởng địa phương nổi dậy khắp nơi, đất nước lâm vào tình trạng phân tán, cát cứ.

+ Đinh Bộ Lĩnh liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ sứ quân Phạm Bạch Hổ và dẹp loạn các sứ quân khác.

+ Cuối năm 967, tình trạng cát cứ chấm dứt, đất nước trở lại bình yên, thống nhất.

+ Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng).

Câu hỏi 2 trang 43 Soạn Lịch Sử 7 bài 13 Cánh Diều

Đọc thông tin và quan sát hình 13.3, hãy cho biết công lao của Đinh Bộ Lĩnh đối với dân tộc.

Soạn Lịch Sử 7 Bài 13 Cánh Diều hình 13.3

Trả lời

- Công lao của Đinh Bộ Lĩnh đối với dân tộc:

+ Đinh Bộ Lĩnh đã có công dẹp loạn 12 sứ quân, chấm dứt tình trạng loạn lạc, thống nhất đất nước.

+ Thi hành nhiều chính sách nhằm củng cố sự thống nhất của đất nước, như: phong vương cho các con, cử tướng lĩnh thân cận nắm giữ các chức vụ chủ chốt; đúc tiền để lưu hành trong cả nước…

3. Tổ chức chính quyền thời Đinh, Tiền Lê

Câu hỏi trang 44 Soạn Lịch Sử 7 bài 13 Cánh Diều

Đọc thông tin và quan sát sơ đồ 13.2, hãy mô tả tổ chức chính quyền thời Tiền Lê.

Soạn Lịch Sử 7 Bài 13 Cánh Diều sơ đồ 13.2

Trả lời

- Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền Lê:

+ Triều đình trung ương do vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành.

+ Dưới vua là một viên đại thần và hệ thống quan lại, gồm các chức quan văn, quan võ; tăng quan đạo quan.

+ Các con vua được phong vương và trấn giữ các vùng hiểm yếu.

+ Năm 1002, Lê Đại Hành đổi 10 đạo trong cả nước thành các lộ, phủ và châu.

4. Đời sống xã hội và văn hóa

Câu hỏi trang 45 Soạn Lịch Sử 7 bài 13 Cánh Diều

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 13.4, hãy:

- Nêu những nét chính về đời sống xã hội thời Ngô, Đinh, Tiền Lê.

- Trình bày đời sống văn hóa thời Ngô, Đinh, Tiền Lê.

Soạn Lịch Sử 7 Bài 13 Cánh Diều hình 13.4

Trả lời

* Những nét chính về đời sống xã hội thời Ngô, Đinh, Tiền Lê:

+ Xã hội thời Ngô, Đinh, Tiền Lê gồm các tầng lớp quý tộc, quan lại và một số bộ phận nhà sư, đạo sĩ giữ địa vị thống trị.

+ Giai cấp bị trị gồm nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì

+ Đời sống nhân dân còn đơn giản, bình dị, mâu thuẫn giữa các tầng lớp và giai cấp chưa gay gắt.

- Đời sống văn hóa thời Ngô, Đinh, Tiền Lê:

+ Đạo Phật được truyền bá rộng rãi. Các nhà sư thường là người có học, được nhà nước, nhân dân quý trọng. Chùa được xây dựng ở nhiều nơi.

+ Nho học được du nhập từ thời Bắc thuộc nhưng ảnh hưởng chưa sâu đậm.

+ Giáo dục thời Ngô, Đinh, Tiền Lê chưa phát triển.

+ Nhiều loại hình văn hóa dân gian tiếp tục phát triển, như ca múa, đua thuyền, đánh đu, đấu võ, đấu vật

5. Cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Tiền Lê (năm 981)

Câu hỏi trang 46 Soạn Lịch Sử 7 bài 13 Cánh Diều

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát lược đồ 13.2, hãy mô tả cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Tiền Lê năm 981.

Soạn Lịch Sử 7 Bài 13 Cánh Diều lược đồ 13.2

Trả lời

Diễn biến: Cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Tiền Lê năm 981.

- Đầu năm 981, Quân Tống tiến đánh nước ta theo hai đường thủy – bộ.

+ Quân bộ theo đường Lạng Sơn.

+ Quân thủy: theo đường sông Bạch Đằng.

- Lê Hoàn cho quân đóng cọc gỗ trên sông Bạch Đằng để ngăn chặn thuyền địch, buộc thủy quân của Tống phải rút lui.

- Trên bộ, quân dân Tiền Lê chặn đánh quyết liệt, buộc quân Tống phải rút về nước.

Kết quả: cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân Tiền Lê thắng lợi.

Luyện tập và vận dụng

Câu hỏi Luyện tập 1 trang 46 Soạn Lịch Sử 7 bài 13 Cánh Diều

Vẽ sơ đồ tư duy về tình hình chính trị, xã hội và văn hóa thời Ngô, Đinh, Tiền Lê.

Trả lời

Soạn Lịch Sử 7 Bài 13 Cánh Diều luyện tập 1

Câu hỏi Luyện tập 2 trang 46 Soạn Lịch Sử 7 bài 13 Cánh Diều

Lập bảng thống kê những sự kiện tiêu biểu tương ứng với các mốc thời gian: 939, 944, 967, 968, 979, 981.

Trả lời

Thời gianSự kiện tiêu biểu
939Ngô Quyền xưng vương
944Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha tiếm quyền, tự xưng là Bình Vương
967Tình trạng cát cứ chấm dứt, đất nước trở lại bình yên, thống nhất.
968Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng)
979Đinh Tiên Hoàng và con trai trường là Đinh Liễn bị sát hại. Lê Hoàn lên làm vua, lấy hiệu là lê Đại Hành, lập ra nhà Tiền Lê.
981Quân Tống đem quân sang xâm lược nước ta

Câu hỏi Vận dụng trang 46 Soạn Lịch Sử 7 bài 13 Cánh Diều

Giới thiệu về một nhân vật lịch sử được đề cập trong bài học.

Trả lời

Ngô Quyền sinh năm 898, mất năm 944, là người Đường Lâm (nay là Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội). Sinh ra trong một dòng họ hào trưởng có thế lực, ông được Dương Đình Nghệ, gả con gái và tin cậy giao cho cai quản cả vùng đất Ái Châu rộng lớn, trù phú.

Khi Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại, đoạt ngôi vị Tĩnh Hải Quân Tiết độ sứ. Ngô Quyền căm tức đem quân giết tên giặc Kiều Công Tiễn. Công Tiễn hoảng sợ cầu cứu quân Nam Hán.

Tuy nhiên Ngô Quyền đã trừ khử Kiều Công Tiễn trước khi quân Nam Hán tới cứu. Sau đó NGô Quyền chấn chỉnh lực lượng, thực hiện kế sách chống lại quân Nam Hán, chọn sông Bạch Đằng là điểm quyết chiến và đã đánh bại quân Nam Hán, Bấy giờ là năm 938.

Mùa xuân năm 939, Ngô Quyền lên ngôi, xưng là Ngô Vương, đóng đô ở Cổ Loa, mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ cho nước Việt ta.

Chúc các em học tốt môn Lịch sử 7 với tài liệu Soạn sử 7 Cánh Diều do Đọc tài liệu tổng hợp trên đây!

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM