Soạn Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ Chân trời sáng tạo

Xuất bản: 08/08/2022 - Tác giả:

Soạn bài Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ Chân trời sáng tạo với việc hướng phân phân tích kiểu văn bản qua bài thơ Nắng Hồng - Bảo Ngọc

Cùng Đọc tài liệu xem chi tiết phần Soạn bài Viết: soạn bài Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ sách Ngữ văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo (Bài 1: Tiếng nói của vạn vật).

Bài thơ Nắng Hồng - Bảo Ngọc

Cả mùa đông lạnh giá 
Mặt trời trốn đi đầu
Cây khoác tấm áo nâu
Áo trời thì xám ngắt.

Se sẽ giấu tiếng hát 
Núp sâu trong mái nhà
Cả chị ong chăm chỉ
Cũng không đến vườn hoa

Mưa phùn giăng đầy ngồi 
Bảng lỏng như sương mờ
Bếp nhà ai nhóm lửa
Khói lên trời đong đưa

Ngõ quê in chân nhỏ
Lối quê gió lạnh đầy
Nép mình trong áo ấm
Vẫn công buốt bàn tay

Màn sương ôm dáng mẹ
Chợ xa đang về rồi
Chiếc áo choàng màu đỏ
Như đốm nắng đang trôi

Mẹ bước chân đến cửa
Mang theo giọt nắng hồng
Trong nụ cười của mẹ
Cả mùa xuân sáng bừng

(In trong Gõ cửa nhà trời, NXB Kim Đồng, 2019))

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các câu hỏi phần: HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH KIỂU VĂN BẢN

Soạn bài Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ Chân trời sáng tạo

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Trả lời:

Bài thơ Nắng hồng được viết theo thể thơ năm chữ.

Câu 2: Để miêu tả bức tranh sống động của mùa đông, tác giả đã dùng những hình ảnh và các biện pháp tu từ nghệ thuật nào?

Trả lời:

- Những hình ảnh sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa:

+ Mặt trời "trốn".

+ Cây :khoác tấm áo nâu".

+ "Áo" trời xanh ngắt.

+ Se sẻ "giấu tiếng hát", "núp sâu trong mái nhà".

+ "Chị" ong chăm chỉ.

+ Màn sương "ôm dáng mẹ".

+ Khói lên trời "đung đưa".

- Những hình ảnh sử dụng biện pháp tu từ so sánh:

+ Sương mờ - bảng lảng.

+ Chiếc áo choàng màu đỏ - đốm nắng đang trôi.

- Những hình ảnh sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ:

+ Chợ xa, chiếc áo choàng - hình ảnh người mẹ

+ Giọt nắng hồng.

Câu 3: Vì sao khi sáng tác thơ, văn, cần sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để miêu tả sự vật, hiện tượng?

Trả lời:

Khi sáng tác thơ, văn, cần sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh để miêu tả sự vật, hiện tượng, bởi vì người đọc sẽ thấy được cái hay, cái đẹp chứa đựng trong từng cách so sánh, nhân hóa một sự vật, hiện tượng. Đồng thời, giúp các câu thơ, văn trở nên gợi hình, gợi cảm và sinh động hơn.

Câu 4: Làm thơ không phải chỉ miêu tả sự vật hiện tượng mà còn phải thể hiện cảm xúc và cách nhìn mới lạ, thú vị về cuộc sống. Hai khổ thơ cuối có thể hiện đặc điểm đó không?

Trả lời:

Hai khổ thơ cuối có thể hiện đặc điểm về thể hiện cảm xúc và cách nhìn mới lạ, thú vị về cuộc sống thông qua hình ảnh người mẹ với những liên tưởng thú vị. (chiếc áo choàng màu đỏ như đốm nắng đang trôi, mang theo giọt nắng hồng).

Câu 5: Trong bài thơ này, tác giả đã sử dụng những loại vần nào?

Trả lời:

Trong bài thơ này, tác giả đã sử dụng vần chân theo các dạng:

- Vần chân (gieo ở các tiếng cuối các dòng thơ): đâu – nâu, ngắt – hát, nhà – hoa, ngõ – mờ - nhỏ , lửa – đưa – cửa, đầy – tay,...

- Vần lưng (gieo ở các tiếng giữa các dòng thơ): giấu – sâu, trong – cóng, đang – choàng,…

Câu 6: Từ cách viết của tác giả trong bài thơ trên, em học được điều gì về cách làm bài một thơ bốn chữ hoặc năm chữ?

Trả lời:

Để làm bài một thơ bốn chữ hoặc năm chữ, ta cần chú ý những yếu tố sau:

- Bài thơ gồm có các dòng thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

- Bài thơ cần có nhịp (2/2 nếu là thơ bốn chứ hoặc 2/2, 3/2 nếu là thơ năm chữ), vần thơ (vần gần nhau hoặc giống nhau).

- Bài thơ cần thể hiện được ý nghĩa của bài, có hình ảnh, mạch cảm xúc và xoay quanh một chủ đề.

- Bài thơ cần sử dụng một số biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,...

-/-

Trên đây là gợi ý soạn Làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ Chân trời sáng tạo đầy đủ nhất, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo

- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 7-

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM