Soạn Địa 7 bài 16 Chân trời sáng tạo

Xuất bản: 21/09/2022 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn địa 7 bài 16 Chân trời sáng tạo : Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ, gợi ý trả lời toàn bộ nội dung câu hỏi trang 153 - 156 SGK Địa lí 7 Chân trời sáng tạo

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời các câu hỏi soạn địa 7 Chân trời sáng tạo Bài 16: Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ, giúp các em chuẩn bị tốt kiến thức trước khi đến lớp cho bài học tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, thiên nhiên của Trung và Nam Mỹ.

Soạn địa 7 bài 16 Chân trời sáng tạo

Nội dung chi tiết tài liệu tham khảo giải bài tập địa lí 7 bài 16 Chân trời sáng tạo:

Mở đầu bài học

Trung và Nam Mỹ là một trong những khu vực có lượng mưa dồi dào, tạo điều kiện thuận lợi cho giới tự nhiên phát triển phong phú. Do lãnh thổ rộng lớn, trải dài trên nhiều vĩ độ nên thiên nhiên Trung và Nam Mỹ phân hóa đa dạng theo chiều đông – tây, chiều bắc – nam và theo chiều cao.

1. Phân hóa tự nhiên theo chiều đông - tây

Câu hỏi trang 153 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Quan sát hình 16.1 và đọc thông tin trong bài, em hãy trình bày sự phân hoá theo chiều đông - tây của tự nhiên khu vực Trung và Nam Mỹ.

Hình 16.1 trang 154 SGK Lịch sử và địa lí 7 Chân trời sáng tạo

Trả lời:

Sự phân hóa theo chiều đông - tây của tự nhiên khu vực Trung và Nam Mỹ:

- Ở Trung Mỹ:

+ Phía tây mưa ít, phát triển xavan và rừng thưa, cây bụi.

+ Sườn phía đông eo đất Trung Mỹ và các quần đảo: mưa nhiều, rừng rậm nhiệt đới bao phủ.

- Ở Nam Mỹ:

+ Phía đông là các sơn nguyên, đồi núi thấp khí hậu nóng ẩm, rừng rậm rạp. Khí hậu khô hạn, các đồng bằng còn lại ít mưa nên thực vật chủ yếu là rừng thưa, xavan và cây bụi.

+ Phía tây là vùng núi trẻ An-đét, gồm nhiều dãy núi song song so le nhau, xen giữa là các thung lũng và cao nguyên, cảnh quan thay đổi theo hướng sườn.

2. Phân hóa tự nhiên theo chiều bắc - nam

Câu hỏi trang 154 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Quan sát hình 16.2 và đọc thông tin trong bài, em hãy trình bày sự phân hóa tự nhiên của khu vực Trung và Nam Mỹ theo chiều bắc - nam.

Hình 16.2 trang 155  SGK Lịch sử và địa lí 7 CTST

Trả lời:

Sự phân hóa tự nhiên của khu vực Trung và Nam Mỹ theo chiều bắc - nam:

- Đới khí hậu xích đạo và cận xích đạo:

+ Nóng quanh năm, lượng mưa tăng dần từ tây sang đông.

+ Cảnh quan chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm và xavan.

+ Phân bố: quần đảo Ăng-ti, sơn nguyên Guy-a-na, đồng bằng La-nốt và đồng bằng A-ma-dôn.

- Đới khí hậu nhiệt đới:

+ Nóng quanh năm, lượng mưa tăng dần từ tây sang đông.

+ Cảnh quan thay đổi từ hoang mạc, cây bụi đến xavan và rừng nhiệt đới ẩm.

+ Phân bố: Phần lớn eo đất Trung Mỹ và khu vực chí tuyến Nam ở lục địa Nam Mỹ.

- Đới khí hậu cận nhiệt:

+ Mùa hạ nóng, mùa đông ấm, ven biển phái đông có mưa nhiều.

+ Cảnh quan rừng cận nhiệt, thảo nguyên.

+ Ven biển phía tây mưa rất ít, cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc.

+ Phân bố: Chiếm diện tích nhỏ phía Nam lục địa Nam Mỹ.

- Đới khí hậu ôn đới:

+ Mùa hạ mát, mùa đông không quá lạnh.

+ Nơi mưa nhiều có rừng hỗn hợp, nơi mưa ít có cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc.

+ Phân bố: ở phần cực Nam lục địa Nam Mỹ.

3. Phân hóa tự nhiên theo chiều cao

Câu hỏi trang 156 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST

Quan sát hình 16.3 và đọc thông tin trong bài, em hãy trình bày sự phân hoá tự nhiên theo chiều cao của dãy núi An-đét.

Hình 16.3 trang 156 sgk Lịch sử và địa lí 7 CTST

Trả lời:

Sự phân hóa tự nhiên theo chiều cao của dãy núi An-đét:

- Ở dưới thấp:

+ Vùng bắc và trung An-đet có khí hậu nóng ẩm, cảnh quan phổ biến là rừng xích đạo xanh quanh năm rậm rạp.

+ Vùng nam An-đet có khí hậu ôn hòa, rừng cận nhiệt và ôn đới.

- Càng lên cao:

+ Nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, các cảnh quan tự nhiên cũng thay đổi.

+ Đỉnh núi cao có băng tuyết.

- Các đai thực vật theo chiều cao của sườn đông đông An-đét qua lãnh thổ Pê-ru:

+ Từ 0 - 1000 m là rừng nhiệt đới

+ Từ 1000 - 1300 m là rừng lá rộng

+ Từ 1300 - 3000 m là rừng lá kim

+ Từ 3000 - 4000 m là đồng cỏ

+ Từ 4000 - 5000 m là đồng cỏ núi cao

+ Băng tuyết vĩnh cửu: 6000 - 6500 m.

- Các đai thực vật theo chiều cao của sườn tây An-đét qua lãnh thổ Pê-ru:

+ Từ 0 - 1000 m là thực vật nửa hoang mạc

+ 1000 - 2000 m là cây bụi xương rồng

+ Từ 2000 - 3000 m là đồng cỏ cây bụi

+ Từ 4000 - 6000 m là đồng cỏ núi cao

+ Từ 6000 - 6500 m là băng tuyết vĩnh cửu.

Luyện tập - vận dụng

Câu 1 trang 156 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST: 

Dựa vào nội dung bài học, em hãy hệ thống hóa một số đặc điểm tự nhiên của khu vực Trung và Nam Mỹ vào bảng theo mẫu sau:

Khu vực \ Đặc điểmĐịa hìnhKhí hậu
Trung Mỹ??
Nam Mỹ??

Trả lời:

Khu vực \ Đặc điểmĐịa hìnhKhí hậu
Trung Mỹ- Phía tây chủ yếu là các đồi núi còn phía đông là đồng bằng
- Núi cao chạy dọc eo đất và nhiều núi lửa hoạt động
- Đồng bằng ven biển phía đông

- Khí hậu xích đạo

- Khí hậu cận xích đạo

- Khí hậu nhiệt đới

- Khí hậu cận nhiệt đới

Nam Mỹ

- Chia làm 3 khu vực địa hình:

+ Phía đông là các sơn nguyên bị bào mòn mạnh, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp.

+ Ở giữa là các đồng bằng rộng và bằng phẳng (Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn….).

+ Phía tây là miền núi trẻ An-đét cao trung bình 3 000 - 5 000 m, gồm nhiều dãy núi, xen giữa là các thung lũng và cao nguyên.

- Khí hậu xích đạo

- Khí hậu cận xích đạo

- Khí hậu nhiệt đới

- Khí hậu cận nhiệt đới

- Khí hậu ôn đới.

Câu 2 trang 156 SGK Lịch sử và Địa lí 7 CTST: Dựa vào kiến thức đã học em hãy sưu tầm những hình ảnh nổi bật về rừng nhiệt đới ở Nam Mỹ.

Trả lời:

Hình đáp án câu 2 trang 156 sgk Lịch sử và địa lí 7 ctst

Trên đây là toàn bộ nội dung soạn địa 7 bài 16 Chân trời sáng tạo: Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ do Đọc Tài Liệu biên soạn, tổng hợp. Các em có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM