Dịch vụ là khu vực kinh tế ra đời muộn nhưng có xu hướng phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế thế giới. Dịch vụ là gì? Dịch vụ gồm những nhóm ngành nào? Dịch vụ có đặc điểm và vai trò như thế nào? Các nhân tố nào có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ?
Cùng Đọc tài liệu đi vào trả lời các câu hỏi thuộc Soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 33. Nội dung này chắc chắn sẽ giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp tốt nhất.
Hướng dẫn soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 33
Tài liệu giải bài tập địa lí 10 bài 33 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết:
1. Cơ cấu
Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong mục 1, hãy trình bày cơ cấu của ngành dịch vụ.
Trả lời:
Cơ cấu của ngành dịch vụ:
- Dịch vụ là những hoạt động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm phản lớn là vô hình (phi vật chât) nhằm thoả mãn các nhu câu trong sản xuất và đời sống của con người.
- Khu vực dịch vụ có cơ cầu ngành hết sức đa dạng và phức tạp. Kinh tế càng phát triển, xã hội càng tiên bộ, văn minh thì càng xuât hiện nhiều ngành dịch vụ mới. Người ta thường chia dịch vụ thành ba nhóm:
- Dịch vụ kinh doanh: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng hoá, bán buôn, bán lẻ,...
- Dịch vụ tiêu dùng: y tế, giáo dục, thê dục, thẻ thao, du lịch, bưu chính viễn thông...
- Dịch vụ công: hành chính công, thủ tục hành chính,..
2. Vai trò
Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong mục 2, hãy trình bày vai trò của dịch vụ. Nêu ví dụ minh hoạ
Trả lời:
- Vai trò về kinh tế:
+ Dịch vụ giúp các hoạt động sản xuất, phân phối diễn ra một cách thông suốt, đạt hiệu quả cao và giảm rủi ro.
+ Dịch vụ thúc đây sự phân công lao động, hình thành cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế hợp lí, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
+ Dịch vụ góp phần tăng thu nhập quốc dân cũng như thu nhập của cá nhân trong xã hội.
- Các vai trò khác:
+ Về mặt xã hội, dịch vụ giúp cho các lĩnh vực của đời sống xã hội và sinh hoạt công cộng diên ra thuận lợi, nâng cao đời sống con người.
+ Về mặt môi trường, dịch vụ góp phần khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
+ Dịch vụ giúp tăng cường toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
3. Đặc điểm
Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong mục 3, hãy trình bày đặc điểm của ngành dịch vụ. Nêu ví dụ minh hoạ.
Trả lời:
Đặc điểm của ngành dịch vụ:
- Sản phẩm dịch vụ phần lớn là phi vật chất => việc đánh giá chất lượng và quy mô cung cấp dịch vụ khó.
Ví dụ: để đánh giá chất lượng dịch vụ buôn bán quần áo, không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng sản phẩm mà còn đánh giá chất lượng thông qua cảm nhận của khách hàng về giá cả (đắt, rẻ, có phù hợp với chất lượng không), không gian mua sắm (chật, hẹp, thoáng đãng,…), mức độ chăm sóc khách hàng (thái độ phục vụ cho chu đáo, kịp thời hay không; khả năng tư vấn có chi tiết đầy đủ hay hời hợt qua loa;….).
- Quá trình sản xuất (cung cấp) dịch vụ và tiêu dùng (hưởng thụ) dịch vụ thường diễn ra đồng thời.
Ví dụ: Khi chúng ta đi xem 1 trận bóng đá thì sản xuất và cung ứng dịch vụ đó diễn ra đồng thời.
- Sự phát triển của khoa học và công nghệ đã làm thay đổi hình thức, cơ cấu, chất lượng của ngành dịch vụ.
Ví dụ: Sự ra đời của các phần mềm, trang web đã giúp cho nhiều hoạt động có thể diễn ra trực tuyến như mua sắm online, học online.
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố
Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong mục 4, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố dịch vụ. Nêu ví dụ minh hoạ?
Trả lời:
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ:
- Vị trí địa lý có ý nghĩa trong việc thu hút vốn đầu tư, nguồn lao động chất lượng cao, tiếp cận thị trường bên ngoài, thực hiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Ví dụ: Các tỉnh giáp ven biển, đặc biển là những tỉnh có cảng nước sâu như Đà Nẵng, Hải Phòng thì ngành giao thông vận tải đường biển rất phát triển, kết nối được với các tuyến vận tải quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra nhộn nhịp.
- Nhân tố tự nhiên các tác động tới trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của một số loại hình dịch vụ: Địa hình, khí hậu tác động trực tiếp đến hoạt động của giao thông vận tải và dịch vụ.
Ví dụ:
+ Các dãy núi đâm ngang ra biển ở miền Trung nước ta để đảm bảo lưu thông vận tải Bắc – Nam cần xây dựng hệ thống đường đèo, đường hầm xuyên núi.
+ Hoạt động du lịch biển ở miền Bắc có sự phân mùa, thời kì mùa đông gần như bị ngưng trệ do hoạt động của gió mùa Đông Bắc nên mùa đông lạnh khô, biển động dữ dội. Du lịch biển chỉ diễn ra vào mùa hè từ (tháng 4 - tháng 9). Thời kì có bão thì hoạt động du lịch không diễn ra được.
- Nhân tố kinh tế - xã hội có ý nghĩa quan trọng nhất tới sự phát triển và phân bố dịch vụ.
+ Trình độ phát triển kinh tế mang tính quyết định đến định hướng phát triển, trình độ phát triển và quy mô của dịch vụ.
Ví dụ: Kinh tế phát triển mạnh, hoạt động sản xuất lớn thì nhu cầu vận chuyển hàng hóa tới nơi tiêu thụ hoặc vận chuyển nguyên nhiên vật liệu tới nơi sản xuất lớn -> đòi hỏi xây dựng mạng lưới giao thông vận tải dày đặc, nhiều loại hình vận tải và phương tiện giao thông chuyên dụng, hiện đại.
+ Đặc điểm dân số, lao động ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, cơ cấu, mạng lưới dịch vụ.
Ví dụ: Những quốc gia có cơ cấu dân số già thì đòi hỏi phát triển dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, ngược lại những quốc gia cơ cấu dân số trẻ sẽ chú trọng phát triển dịch vụ về giáo dục. Ở thành thị dân đông, mật độ cao thì mạng lưới các siêu thị, tạp hóa, chợ dày đặc hơn so với các vùng nông thôn dân sống thưa thớt.
+ Vốn đầu tư, khoa học công nghệ ảnh hưởng đến quy mô, trình độ phát triển dịch vụ.
Ví dụ: Nguồn vốn đầu tư lớn tạo điều kiện để đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào sản phẩm dịch vụ. Trước đây, dạy học tiếng Anh chủ yếu diễn ra tại địa điểm nhất định, có giáo viên – học sinh gặp mặt, giảng dạy và học tập trực tiếp. Tuy nhiên hiện nay, nhiều trung tâm tiếng Anh phát triển thêm mạng dạy học trực tuyến thông qua việc đầu tư xây dựng các ứng dụng học trực tuyến, có thể kết nối với giáo viên – học sinh ở khắp mọi nơi.
+ Thị trường ảnh hưởng tới hướng phát triển, tốc độ và quy mô phát triển của ngành dịch vụ.
Ví dụ: tác động của dịch Covid-19 khiến cho nhu cầu du lịch – nghỉ dưỡng của người dân giảm sút từ đó các hoạt động dịch vụ du lịch bị ngưng trệ.
Luyện tập trang 92: Soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 33
Câu 1. Các lĩnh vực hoạt động: giao thông vận tải, tư vẫn pháp lí, công chứng, bảo tàng, tư vấn sức khoẻ, giáo dục thuộc nhóm dịch vụ nào?
Trả lời:
- Dịch vụ kinh doanh: giao thông vận tải.
- Dịch vụ tiêu dùng: tư vấn sức khỏe, giáo dục, bảo tàng.
- Dịch vụ công: công chứng, tư vấn pháp lí
Câu 2. Dựa vào bảng số liệu, vẽ biểu đồ cơ câu GDP thế giới theo ngành kinh tế năm 2000 và năm 2019. Nhận xét sự thay đổi tỉ trọng của ngành dịch vụ.
BẢNG 33. CƠ CẤU GDP THẾ GIỚI THEO NGÀNH KINH TẾ, NĂM 2000 VÀ NĂM 2019 * (Đơn vị: %)
Năm | Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản | Công nghiệp và xây dựng | Dịch vụ |
---|---|---|---|
2000 | 5,2 | 30,7 | 64,1 |
2019 | 4,2 | 27,9 | 67,9 |
Trả lời:
Vẽ biểu đồ:
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU GDP THẾ GIỚI THEO NGÀNH KINH TẾ NĂM 2000 VÀ NĂM 2019
Nhận xét:
- Tỉ trọng các ngành có sự thay đổi qua các năm.
- Tỉ trọng của ngành nông, lâm, thủy sản và công nghiệp, xây dựng giảm. Lần lượt là 1% và 2,8%.
- Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng và tăng thêm 3,8%.
Vận dụng trang 92: Soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 33
Câu hỏi: Tìm hiểu và trình bày về dịch vụ công ở nước ta theo gợi ý:
- Dịch vụ công gồm những lĩnh vực nào?
- Một số tiến bộ trong dịch vụ công,...
Trả lời:
- Dịch vụ công gồm những lĩnh vực: hành chính công, thủ tục hành chính,...
- Một số tiến bộ trong dịch vụ công: một số thủ tục hành chính đã được triển khai bằng hình thức online, công nghệ từ xa. Tiêu biểu như làm thẻ căn cước công dân tích hợp nhiều thông tin cá nhân quan trọng.
- Kết thúc nội dung soạn địa 10 Kết nối tri thức với cuộc sống bài 33-
-/-
Trên đây là toàn bộ nội dung Soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 33:Cơ cấu, vai trò, đặc điểm các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ. Chúc các em học tốt.