Soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp

Xuất bản: 16/09/2022 - Tác giả:

Soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp , hướng dẫn trả lời câu hỏi trang 69 - 72 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống.

Nông nghiệp gồm hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi. Các cây trồng, vật nuôi trên thế giới phân bố theo khu vực do có đặc điểm sinh thái khác nhau, phù hợp với các vùng, khu vực nhất định. Sự phát triển, phân bố của cây trồng, vật nuôi trên thế giới biểu hiện như thế nào?

Trả lời câu hỏi này sau khi học xong bài học:

Nông nghiệp gồm hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi. Các cây trồng, vật nuôi trên thế giới phân bố theo khu vực do có đặc điểm sinh thái khác nhau, phù hợp với các vùng, khu vực nhất định.

Cùng Đọc tài liệu đi vào trả lời các câu hỏi thuộc Soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp. Nội dung này chắc chắn sẽ giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp tốt nhất.

Hướng dẫn soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 24

Tài liệu giải bài tập địa lí 10 bài 24 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết:

1. Ngành trồng trọt

Trả lời câu hỏi trang 69

Câu 1. Dựa vào thông tin trong mục a, hãy nêu vai trò của ngành trồng trọt.

Trả lời:

Vai trò của ngành trồng trọt:

- Tạo việc làm, giúp ổn định cuộc sống cho một bộ phận lớn cư dân nông thôn.

- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chê biên. Là cơ sở đê phát triển chăn nuôi và là mặt hàng xuât khâu có giá trị.

- Góp phần đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường.

Câu 2. Đọc thông tin trong mục b, hãy trình bày đặc điểm của ngành trồng trọt.

Trả lời:

Đày đặc điểm của ngành trồng trọt:

- Sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên và có tính mùa vụ.

- Cây trồng được chia thành các nhóm: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả,...

- Việc bảo quản sản phẩm của ngành trồng trọt đòi hỏi nhiều về đầu tư và công nghệ.

- Ngành trồng trọt ngày càng gắn chặt với sự tiến bộ của khoa học - công nghệ.

Trả lời câu hỏi trang 71: Soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 24

Câu 3. Dựa vào thông tin, các bản đồ và hình ảnh trong mục c, hãy:

- Kể tên các cây lương thực chính và một số cây công nghiệp trên thế giới.

- Trình bày và giải thích sự phân bố của các cây lương thực và một số cây công nghiệp.

Trả lời:

- Các cây lương thực chính và một số cây công nghiệp trên thế giới:

Các cây lương thực chính được con người sản xuất là lúa gạo, lúa mì và ngô.

+ Cây công nghiệp rất đa dạng. Dựa vào công dụng, cây công nghiệp được chia thành các nhóm: cây lấy đường (mía, củ cải đường,...), cây lấy sợi (bông, đay, cói,...), cây lấy dầu (đậu tương, lạc,...), cây cho chất kích thích (chè, cà phê, ca cao,...), cây lấy nhựa (cao su,...),...

- Sự phân bố của các cây lương thực và một số cây công nghiệp:

+ Cây lương thực: phân bố chủ yếu ở hạ lưu các con sông, vùng đồng bằng, ven biển [Cây lúa gạo]; Phân bố ở vùng ôn đới, cận nhiệt [cây ngô, cây lúa mì] -> Sự phân bố cây lương thực phù hợp với điều kiện sinh thái, các điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất và nguồn nước).

+ Cây công nghiệp: phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Trung và Nam Phi, châu Âu, Trung và Nam Mĩ -> Sự phân bố một số loại cây công nghiệp phù hợp với điều kiện sinh thái, các điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất và nguồn nước).

2. Ngành chăn nuôi

Câu 1. Dựa vào thông tin trong mục a, hãy nêu vai trò của ngành chăn nuôi.

Trả lời:

Vai trò của ngành chăn nuôi:

- Chăn nuôi cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cao cho con người.

- Sản phẩm ngành chăn nuôi là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất tiêu dùng.

- Ngành chăn nuôi phát triển sẽ thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển.

- Tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị, tăng GDP của đất nước.

- Là một mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững.

Trả lời câu hỏi trang 72: Soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 24

Câu 2. Đọc thông tin trong mục b, hãy trình bày đặc điểm của ngành chăn nuôi.

Trả lời:

Đặc điểm của ngành chăn nuôi:

- Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn.

- Đối tượng của ngành chăn nuôi là các vật nuôi nên phải tuân theo các quy luật sinh học.

- Chăn nuôi có thể phát triển tập trung hay di động, phân tán theo quy mô nhỏ hoặc quy mô lớn. Do đó hình thành và xuất hiện ba hình thức chăn nuôi khác nhau: chăn nuôi tự nhiên (chăn thả), chăn nuôi công nghiệp (trang trại hiện đại), chăn nuôi sinh thái (điều kiện như tự nhiên nhưng do con người tạo ra).

- Chăn nuôi là ngành sản xuất cho nhiều sản phẩm cùng lúc. Do vậy, tuỳ theo mục đích sản xuất mà quyết định sản phẩm chính, sản phẩm phụ và lựa chọn phương hướng đầu tư.

- Ngành chăn nuôi hiện đại áp dụng các công nghệ tiên tiến, kĩ thuật gen, liên kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến.

Câu 3. Dựa vào hình 24.6, hãy trình bày và giải thích sự phân bố của một số vật nuôi chính trên thế giới.

Trả lời:

Sự phân bố của một số vật nuôi chính trên thế giới:

- Lợn, gà: phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, ven biển và khu vực đông dân như Đông Á, Đông Nam Á, châu Âu, Hoa Kỳ,…

- Bò: phân bố chủ yếu ở một số nước/vùng lãnh thổ như Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Ô-xtray-li-a, Nam Phi,…

- Trâu: phân bố chủ yếu ở các nước châu Á như Đông Á, Nam Á, Đông Nam Á,…

- Dê, cừu: phân bố chủ yếu ở những vùng có khí hậu khô hạn như Tây Á, Tây Nam Á, Tây Phi, Trung Phi, Mông Cổ,…

Luyện tập trang 72: Soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 24

Câu 1. Nêu một số cây trồng, vật nuôi ở vùng nhiệt đới.

Trả lời:

Một số cây trồng, vật nuôi ở vùng nhiệt đới

- Cây trồng

+ Cây lương thực: lúa gạo, ngô.

+ Cây công nghiệp: cây lấy đường (mía, củ cải đường,...), cây lấy sợi (bông, đay, cói,...), cây lấy dầu (đậu tương, lạc,...), cây cho chất kích thích (chè, cà phê, ca cao,...), cây lấy nhựa (cao su,...),...

- Vật nuôi

+ Gia súc: trâu, bò, lợn, cừu, dê.

+ Gia cầm: gà, vịt,…

Câu 2. Ngành chăn nuôi phát triển có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển ngành trồng trọt và các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng?

Trả lời:

Ngành chăn nuôi phát triển có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển ngành trồng trọt và các ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

- Sản phẩm ngành chăn nuôi là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất tiêu dùng -> Tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị, tăng GDP của đất nước.

- Ngành chăn nuôi phát triển sẽ thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển: chăn nuôi cung cấp phụ phẩm/phân bón cho ngành trồng trọt và tiêu thụ các sản phẩm của ngành trồng trọt; ngành chăn nuôi là một mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững.

Vận dụng trang 72: Soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 24

Câu hỏi: Sưu tầm thông tin, tìm hiểu tình hình phát triển nông nghiệp ở một đất nước có nền sản xuât nông nghiệp tiên tiến (ví dụ: Hoa Kỳ, l-xra-en,... ).

Trả lời:

- Học sinh tìm kiếm thông tin qua sách, báo hoặc internet.

- Ví dụ nông nghiệp ở I-xra-en.

Là một quốc gia nhỏ bé, với diện tích chỉ 22.000 km2 và đang đứng trước mối nguy cạn kiệt dần nguồn nước ngọt nhưng Israel được tôn vinh là một quốc gia có nền nông nghiệp hiện đại bậc nhất thế giới.

Trong giai đoạn ngắn, Israel đã chuyển từ tình trạng thiếu nước, thiếu lương thực đến tự túc lương thực, thực phẩm và trong 5 năm gần đây giá trị sản xuất nông nghiệp luôn vượt con số 3,5 tỉ USD/năm, trong đó xuất khẩu chiếm trên 20%.

Với định hướng kinh doanh nông nghiệp theo thị trường: “thị trường quyết định sản xuất và công nghệ làm ra sản phẩm”, Israel đã tạo ra một nền nông nghiệp với các phương pháp, hệ thống và những sản phẩm nông nghiệp hiện đại trên phần diện tích với hơn một nửa là sa mạc.

Chìa khoá thành công trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tại Israel là sự hợp tác chặt chẽ của “4 nhà”: nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông, nông dân và các ngành công nghiệp hỗ trợ. Chính vì vậy, mọi khó khăn đều có thể khắc phục. Thông tin phát sinh trên đồng ruộng ngay lập tức được chuyển đến cho các nhà khoa học và ngược lại, nếu có kỹ thuật khoa học tiên tiến nào thì người nông dân đều nhanh chóng được tiếp cận và phổ cập rộng rãi.

Ngày càng có nhiều thiết bị hiện đại ứng dụng trên đồng ruộng Israel như hệ thống tái sử dụng nguồn nước, công nghệ tạo ẩm cho các vùng đất canh tác khô cằn, công nghệ biến đổi gen … Luôn đi đầu trong ứng dụng khoa học vào sản xuất nông nghiệp, Israel đã trở thành một điển hình nông nghiệp của thế giới. Họ áp dụng công nghệ và cơ giới vào tất cả các khâu có thể, từ khâu làm đất, gieo trồng cho đến khâu thu hái và bảo quản sau thu hoạch.

nguồn: chicucttbvtvhcm.gov.vn

- Kết thúc nội dung soạn địa 10 Kết nối tri thức với cuộc sống bài 24- 

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung Soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp. Chúc các em học tốt.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM