Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản có vai trò như thế nào đối với kinh tế - xã hội?
Học xong bài 23 ta sẽ trả lời được như sau:
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người mà không ngành nào có thể thay thế được, cả ở hiện tại cũng như trong tương lai.
Cùng Đọc tài liệu đi vào trả lời các câu hỏi thuộc Soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 23: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Nội dung này chắc chắn sẽ giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp tốt nhất.
Hướng dẫn soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 23
Tài liệu giải bài tập địa lí 10 bài 23 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết:
1. Vai trò
Câu hỏi: Đọc thông tin trong mục 1, hãy nêu vai trò của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
Trả lời:
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội loài người mà không ngành nào có thê thay thê được, cả ở hiện tại cũng như trong tương lai.
Cụ thể như sau:
- Khai thác hiệu quả nguồn lực để phát triển kinh tế.
- Cung cấp sản phẩm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản cho tiêu dùng và sản xuất.
- Là thị trường tiêu thụ của các ngành kinh tế khác, kích thích các ngành kinh tế khác phát triển.
- Sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ.
- Có vai trò quan trọng trong giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường.
2. Đặc điểm: soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 23
Câu hỏi: Đọc thông tin trong mục 2, hãy trình bày đặc điểm của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
Trả lời:
Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản có một số đặc điểm cơ bản:
- Đất trồng và mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
- Đối tượng của nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản là các sinh vật, các cơ thể sống. Sản xuất thường được tiến hành trong không gian rộng.
- Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và có tính mùa vụ. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học - công nghệ, sự phụ thuộc của ngành vào điều kiện tự nhiên ngày càng giảm.
- Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ngày càng gắn với khoa học - công nghệ, liên kết sản xuất và hướng tới nền nông nghiệp xanh.
3. Nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố
Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong mục 3, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
Trả lời:
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
- Tự nhiên
+ Tính chất và độ phì của đất ảnh hưởng tới năng suất và sự phân bố cây trồng.
+ Địa hình ảnh hưởng tới quy mô và cách thức canh tác.
+ Khí hậu ảnh hưởng tới cơ cấu cây trồng, tính mùa vụ và hiệu quả sản xuất.
+ Nguồn nước cung cấp phù sa, nước tưới cho sản xuất, là điều kiện không thể thiếu được trong sản xuất thuỷ sản.
+ Sinh vật tự nhiên là cơ sở để tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi,...
- Kinh tế + xã hội
+ Dân cư và nguồn lao động vừa là lực lượng sản xuất, vừa là nguồn tiêu thụ các nông sản.
+ Quan hệ sở hữu ruộng đất và các chính sách phát triển nông nghiệp định hướng phát triển và quy định các hình thức tổ chức sản xuất.
+ Tiến bộ khoa học + công nghệ làm thay đổi sâu sắc cách thức sản xuất, tăng năng suất, sản lượng, giá trị nông sản,...
+ Công nghệ chế biến và các ngành khác thúc đẩy sản xuất phát triển.
+ Thị trường điều tiết sản xuất, góp phần hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hoá,...
Luyện tập trang 68: Soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 23
Câu hỏi: Trong các nhân tố ảnh hưởng, nhân tố nào có vai trò quyết định xu hướng phát triển sản xuât nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản của một lãnh thổ? Tại sao?
Trả lời:
- Trong các nhân tố ảnh hưởng, nhân tố quan hệ sở hữu ruộng đất và các chính sách phát triển có vai trò quyết định xu hướng phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản của một lãnh thổ.
- Nguyên nhân chủ yếu là do: Quan hệ sở hữu ruộng đất và các chính sách phát triển nông nghiệp định hướng phát triển và quy định các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản của một lãnh thổ. Ví dụ: Ở Bình Thuận có chính sách phát triển cây nho, cây thanh long hay chăn nuôi cừu,…; Ở Bến Tre phát triển chăn nuôi cá tra, cá basa, các loại tôm,…
Vận dụng trang 68: Soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 23
Câu hỏi: Tìm hiểu một loại cây được trồng nhiều ở địa phương em (vai trò của cây trồng đó, tại sao cây trồng đó lại được trồng nhiều....).
Trả lời:
- HS tự tìm hiểu cây trồng nhiều, nổi tiếng ở địa phương mình thông qua sách, báo hoặc internet.
- Ví dụ:
+ Thái Bình
- Ở Thái Bình trồng nhiều cây lúa gạo, lúa gạo được trồng nhiều ở Thái Bình do địa phương có diện tích đất phù sa màu mỡ rộng lớn; khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nền nhiệt cao, nhiệt ẩm dồi dào; sông ngòi nhiều nước tưới tiêu quanh năm,…
- Cây lúa gạo có vai trò quan trọng đối với đời sống, xã hội và phát triển kinh tế. Lúa gạo cung cấp lương thực cho con người, phụ phẩm cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tạo ra các sản phẩm xuất khẩu,…
+ Bắc Giang
- Ở Bắc Giang trồng rất nhiều cây vải. Là cây không kén đất mà chỉ cần đáp ứng đầy đủ yêu cầu thời tiết mát lạnh, khô, nắng vào lúc ra nụ và nở hoa.
- Vải thiều đã thực sự là cây xóa đói giảm nghèo, mang lại nguồn thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm cho người dân tỉnh Bắc Giang, nơi có diện tích và sản lượng vải thiều lớn nhất cả nước. Những năm qua, vải thiều Bắc Giang đã khẳng định thương hiệu không chỉ ở thị trường trong nước mà dần vươn ra nhiều thị trường cao cấp, khó tính như Mỹ, Australia, Nhật Bản, châu Âu....
- Kết thúc nội dung soạn địa 10 Kết nối tri thức với cuộc sống bài 23-
-/-
Trên đây là toàn bộ nội dung Soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 23: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Chúc các em học tốt.