Soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa

Xuất bản: 14/09/2022 - Tác giả:

Soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa với hướng dẫn trả lời câu hỏi trang 37 - 40 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống.

Nước là vật chất tiên quyết để sự sống phát sinh và phát triển. Nước trên Trái Đất tồn tại dưới những dạng nào và có ở những đâu?

Sau khi học xong bài này các bạn sẽ trả lời được câu hỏi này như sau:

- Trạng thái tồn tại: rắn (nước đá, băng, tuyết), lỏng (nước ao, hồ, biển,…), khí (hơi nước trong khí quyển).

- Phân bố trong các đại dương, trên lục địa, trong các lớp đất đá, trong khí quyển và cả trong cơ thể sinh vật.

Cùng Đọc tài liệu đi vào trả lời các câu hỏi thuộc Soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa. Nội dung này chắc chắn sẽ giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp tốt nhất.

Hướng dẫn soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 11

Tài liệu giải bài tập địa lí 10 bài 11 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết:

1. Khái niệm thuỷ quyển

Câu hỏi trang 37: Dựa vào thông tin trong mục 1, hãy nêu khái niệm thuỷ quyền.

Trả lời:

Khái niệm Thuỷ quyển là toàn bộ lớp nước bao quanh Trái Đất, phân bố trong các đại dương, trên lục địa, trong các lớp đât đá, trong khí quyên và cả trong cơ thê sinh vật.

2. Nước trên lục địa

Câu hỏi 1 trang 38: Đọc thông tin trong mục a, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.

Trả lời:

- Sông được cấp nước từ hai nguồn chính: nước ngằm là nguồn cấp ít biến động, có vai trò điều tiết nước trong năm; nước trên mặt (nước mưa, nước băng tuyết tan) là nguồn cấp có biến động rõ rệt theo mùa. Chế độ nước sông phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa hay băng tuyết tan.

- Tuỳ thuộc vào số lượng nguồn cấp mà chế độ nước sông là phức tạp (trong năm có nhiều mùa lũ, cạn xen kẽ) hay đơn giản (mỗi năm có một mùa lũ và một mùa cạn).

Câu hỏi 2 trang 38: Dựa vào thông tin trong mục b, hãy phân biệt các loại hồ theo nguồn gốc hình thành.

Trả lời:

Theo nguồn gốc hình thành, hồ bao gồm các loại:

- Hồ núi lửa: có nguồn gốc từ hoạt động của núi lửa. Các hồ núi lửa thường hình thành ở miệng núi lửa và khá sâu.

- Hồ kiến tạo: hình thành tại các nơi lún sụt, nứt vỡ trên mặt đất do các mảng kiến tạo di chuyển, như hồ Bai-can (Liên bang Nga). Các hồ này thường dài và sâu.

- Hồ móng ngựa: hình thành tại các khúc uốn sông bị tách ra khỏi dòng chính, sau khi chuyển dòng. Hồ dạng này thường nông, có dạng cong, như Hồ Tây (Hà Nội).

- Hồ băng hà: trong quá trình di chuyển, các khối đá do sông băng cổ mang theo đã bào lõm mặt đất bên dưới. Về sau, khi sông băng không còn, các hố lõm trở thành lòng hồ, như hệ thống Ngũ Hồ (ở biên giới Hoa Kỳ và Ca-na-đa).

- Hồ nhân tạo: là hồ do con người tạo nên, với các mục đích khác nhau như hồ chứa thuỷ điện, hồ thuỷ lợi, hồ cảnh quan,...

Câu hỏi trang 39: Đọc thông tin trong mục c, hãy trình bày đặc điểm chủ yếu của nước băng tuyết.

Trả lời:

- Khi nhiệt độ xuống dưới 0°C, mưa chuyển từ trạng thái lỏng sang xốp là tuyết.

- Nếu lượng tuyết tan ra hằng năm ít hơn lượng tuyết rơi xuống, tuyết sẽ tích đọng lại và bị nén thành băng.

- Sau hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, khi độ dày đạt trên 30 m, trọng lực sẽ khiến băng có thể tự dịch chuyển từ vài cm đến 30m/ngày, tạo thành sông băng.

- Sông băng có quy mô rất lớn so với sông bình thường, là một trong các nhân tố thành tạo, biến đổi địa hình những nơi nó di chuyển qua.

- Băng tuyết khá phổ biến ở vùng hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi cao.

- Hơn 90% lượng băng trên Trái Đất nằm ở vùng cực Bắc và cực Nam. Khi nhiệt độ tăng, băng tuyết tan ra và gây lũ cho các con sông trong vùng.

Câu hỏi 1 trang 40: Đọc thông tin trong mục d, hãy trình bày đặc điểm chủ yếu của nước ngầm.

Trả lời:

- Nước ngầm tồn tại ở dưới bề mặt đất.

- Nước ngầm do nước trên mặt nước mưa, băng tuyết tan, sông, hồ) thấm xuống.

- Mực nước ngầm và lượng nước ngầm phụ thuộc vào

+ Nguồn cung cấp nước, đặc điểm địa hình (dốc hay bằng phẳng).

+ Khả năng thấm nước của đất đá.

+ Mức độ bốc hơi và lớp phủ thực vật.

- Tại các vùng ẩm ướt, đất đá dễ thấm hút, nước ngầm dồi dào và nằm khá nông, thậm chí sát mặt đất. Tại các vùng khô hạn, nước ngầm có thể nằm dưới sâu vài chục hay hàng trăm mét.

- Trong nước ngầm có hàm lượng các chất khoáng nhất định. Thành phần và hàm lượng các chất khoáng thay đổi tuỳ khu vực, phụ thuộc vào tính chất đất đá.

- Nước ngầm có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đây là nguồn nước ngọt quan trọng của con người trong sinh hoạt và sản xuất, nguồn cấp nước cho sông, hồ đầm vào mùa khô, tầng nước ngầm có vai trò cố định các lớp đất đá để chống sụt lún.

Câu hỏi 2 trang 40: Dựa vào thông tin trong mục e, hãy nêu các giải pháp để bảo vệ nguồn nước ngọt.

Trả lời:

Các giải pháp chủ yếu bảo vệ nguồn nước ngọt là:

- Sử dụng nguồn nước ngọt một cách hiệu quả, tiết kiệm và tránh lãng phí.

- Giữ sạch nguồn nước, tránh ô nhiễm nguồn nước ngọt.

- Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới.

Luyện tập trang 40: Soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 11

Câu 1. Lập sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông.

Trả lời:

Sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông:

Sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông:

Câu 2. Tại sao bảo vệ nguồn nước ngọt là yêu cầu cắp bách của tất cả các quốc gia trên thê giới hiện nay?

Trả lời:

- Lượng nước ngọt trong khí quyển và trên lục địa chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng giúp duy trì sự sống trên đất liền.

- Các nguồn nước ngọt trên Trái Đất đang bị suy giảm do nhiều nguyên nhân (con người khai thác quá mức, ô nhiễm, biến đổi khí hậu,…).

→ Bảo vệ nguồn nước ngọt là yêu cầu cấp thiết hiện nay của tất cả các quốc gia trên thế giới.

Vận dụng trang 40: Soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 11

Câu 1: Tìm hiểu về một con sông hoặc hồ lớn trên thế giới.

Trả lời:

- Học sinh tìm hiểu sông hoặc hồ thông qua sách, báo hoặc internet.

- Ví dụ: Một số thông tin cơ bản về hồ Ba Baikal

Hồ Baikal là hồ đứt gãy lục địa ở Nga, thuộc phía nam Siberi, giữa tỉnh Irkutsk ở phía tây bắc và Cộng hòa Buryatia ở phía đông nam. Đây là hồ nước ngọt có lượng nước lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 22-23% tổng lượng nước ngọt không bị đóng băng quanh năm trên bề mặt thế giới.

Câu 2: Tìm hiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước ở địa phương em.

Trả lời:

- Học sinh tìm hiểu tình trạng ô nhiễm nguồn nước thông qua sách, báo, thực tế ở địa phương hoặc internet.

- Ví dụ: Ô nhiễm sông Tô Lịch, Hà Nội

Sông Tô Lịch là một dòng sông chảy qua nhiều quận nội thành của Thủ đô Hà Nội. Ngày nay, với sự phát triển công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân số đang làm cho con sông này ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng. Trên con sông dài gần 15 km đã có hàng trăm cống nước xả thải ra dòng sông.

- Kết thúc nội dung soạn địa 10 Kết nối tri thức với cuộc sống bài 11- 

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung Soạn địa 10 Kết nối tri thức bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa. Chúc các em học tốt.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM