Bản đồ là phương tiện trực quan sinh động của môn Địa lí. Việc sử dụng tốt các loại bản đồ giúp học sinh chủ động, tích cực trong việc tìm hiểu về các sự vật, hiện tượng địa lí, đồng thời còn giúp hình thành và phát triển năng lực địa lí. Ngoài ra, bản đồ còn được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày. Vậy làm thế nào để sử dụng được các loại bản đồ trong học tập địa lí và đời sống?
Cùng Đọc tài liệu đi vào trả lời các câu hỏi thuộc Soạn địa 10 Chân trời sáng tạo bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập Địa lí và trong đời sống . Nội dung này chắc chắn sẽ giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp tốt nhất.
Hướng dẫn soạn địa 10 Chân trời sáng tạo bài 2
Tài liệu giải bài tập địa lí 10 bài 2 Chân trời sáng tạo chi tiết:
I. Sử dụng bản đồ trong học tập Địa lí
Câu hỏi: Dựa vào hình 2 và hiểu biết của bản thân, em hãy:
- Kể tên một số dãy núi có hướng tây bắc – đông nam ở nước ta.
- Xác định các khu vực địa hình có độ cao dưới 50m.
Trả lời:
- Một số dãy núi có hướng tây bắc – đông nam ở nước ta:
+ Dãy Hoàng Liên Sơn
+ Dãy Trường Sơn,…
+ Dãy Pu đen đinh
- Các khu vực địa hình có độ cao dưới 50m:
+ Đồng bằng sông Hồng;
+ Đồng bằng Duyên hải miền Trung;
+ Đồng bằng sông Cửu Long.
II. Sử dụng bản đồ trong đời sống
Trả lời câu hỏi trang 16: Soạn địa 10 chân trời sáng tạo bài 2
1. Xác định vị trí
Câu hỏi:
Em hãy sử dụng bản đồ số trên thiết bị điện tử có kết nối internet để xác định vị trí hiện tại của bản thân và chia sẻ vị trí đó với bạn của em.Trả lời:
- Em tự thực hiện bằng điện thoại, laptop, máy tính bảng,… có kết nối internet, vào hệ thống định vị GPS.
- Sử dụng Google Map trên điện thoại thông minh (nhớ bật định vị) để xác định vị trí hiện tại của bản thân và chia sẻ vị trí đó.
2. Tìm đường đi
Câu hỏi: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy trình bày cách tìm đường đi trên bản đồ truyền thống.
Trả lời:
Cách tìm đường đi trên bản đồ truyền thống:
- Bước 1: chọn bản đồ hành chính hoặc bản đồ giao thông có địa danh bạn cần tìm.
- Bước 2: xác định vị trí xuất phát và điểm đến trên bản đồ.
- Bước 3: xác định lộ trình bằng cách chọn tuyến đường gần nhất nối vị trí xuất phát và điểm đến.
3. Tính khoảng cách địa lí
Câu hỏi: Em hãy tính khoảng cách từ địa điểm A đến địa điểm B (theo đường chim bay), biết khoảng cách đo được trên bản đồ là 5 cm và bản đồ có tỉ lệ 1: 200 000.
Trả lời:
- Cách tính khoảng cách từ địa điểm A đến địa điểm B: Khoảng cách đo được trên bản đồ x tỉ lệ khoảng cách thực tế.
- Tính: 5 cm x 200 000 = 1 000 000 cm = 1 000 km
Vậy khoảng cách từ địa điểm A đến địa điểm B (theo đường chim bay) là 1 000 km.
Luyện tập trang 16: Soạn địa 10 chân trời sáng tạo bài 2
Câu hỏi: Em hãy trình bày cách tìm đường đi từ nhà em đến trường bằng bản đồ truyền thống hoặc bằng bản đồ số.
Trả lời:
* Cách tìm đường đi trên bản đồ truyền thống là
- Bước 1: Chọn bản đồ hành chính hoặc bản đồ giao thông có địa danh bạn cần tìm.
- Bước 2: Xác định vị trí xuất phát và điểm đến trên bản đồ.
- Bước 3: Xác định lộ trình bằng cách chọn tuyến đường gần nhất nối vị trí xuất phát và điểm đến.
* Cách tìm đường trên bản đồ số:
- Bước 1: Dùng điện thoại thông minh mở ứng dụng Google Map (nhớ bật định vị).
- Bước 2: Nhập địa điểm nơi em muốn đến.
- Bước 3: Nhấn tìm kiếm.
- Bước 4: Chỉ đường. (Đường đi)
Vận dụng trang 16: Soạn địa 10 chân trời sáng tạo bài 2
Câu hỏi:
Em hãy sưu tầm một bản đồ du lịch Việt Nam, xác định quãng đường từ bãi biển Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đến Cố đô Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) và vẽ lại thành một bản đồ mô phỏng thể hiện một số điểm du lịch trên đường đi.Trả lời:
- Học sinh sưu tầm và thực hiện theo yêu cầu.
- Ví dụ trên bản đồ số:
- Kết thúc nội dung soạn địa 10 Chân trời sáng tạo bài 2
-/-
Trên đây là toàn bộ nội dung Soạn địa 10 Chân trời sáng tạo bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập Địa lí và trong đời sống . Chúc các em học tốt.