Soạn địa 10 chân trời sáng tạo bài 16 thực hành trang 67

Xuất bản: 23/09/2022 - Tác giả:

Soạn địa 10 chân trời sáng tạo bài 16 thực hành trang 67: Thực hành: Phân tích sự phân bố của đất và sinh vật trên Trái Đất, phân tích các dữ liệu đã cho.

Cùng Đọc tài liệu đi vào trả lời các câu hỏi thuộc Soạn địa 10 Chân trời sáng tạo bài 16 thực hành trang 67. Nội dung này chắc chắn sẽ giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp tốt nhất.

Hướng dẫn soạn địa 10 Chân trời sáng tạo bài 16 thực hành trang 67

Tài liệu giải bài tập địa lí 10 bài 16 thực hành trang 67 Chân trời sáng tạo chi tiết:

I. Sự phân bố của đất và sinh vật theo vĩ độ

Câu hỏi. Dựa vào hình 16. 1, hình 16.2 và kiến thức đã học, em hãy:

- Nhận xét đặc điểm phân bố của các nhóm đất và các kiều thảm thực vật chính theo vĩ độ.

- Giải thích tại sao lại có sự phân bố như vậy.

Trả lời:

* Đặc điểm phân bố của các nhóm đất và các kiều thảm thực vật chính theo vĩ độ:

- Các nhóm đất chính trên Trái Đất từ xích đạo về hai cực:

Đới khí hậuLoại đất
Xích đạoĐất phù sa, đất đỏ nâu đỏ xavan, đất đen hạt dẻ thảo nguyên đồng cỏ núi cao.
Nhiệt đớiĐất phù sa, đất đỏ nâu đỏ xavan, đất đen hạt dẻ thảo nguyên đồng cỏ núi cao, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc, đất đỏ vàng (feralit) đen xám nhiệt đới.
Ôn đớiĐất phù sa, đất đen hạt dẻ thảo nguyên đồng cỏ núi cao, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc, đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm, đất đỏ nâu rừng cây bụi lá cứng, đất nâu xám rừng lá rộng ôn đới, đất pốt dôn.
CựcĐất đài nguyên, băng tuyết.

- Các kiểu thảm thực vật chính trên thế giới:

Đới khí hậuThảm thực vật
Xích đạoRừng mưa nhiệt đới, xavan.
Nhiệt đớiRừng mưa nhiệt đới, xavan, hoang mạc và bán hoang mạc, các kiểu rừng khác và đất không có rừng, rừng nhiệt đới khô, rừng nhiệt đới ẩm và gió mùa, thảo nguyên.
Ôn đớiXavan, hoang mạc và bán hoang mạc, các kiểu rừng khác và đất không có rừng, thảo nguyên, rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới, rừng nhiệt đới khô.
CựcThảo nguyên, hoang mạc lạnh vùng cực.

=> Giải thích: Do sự phân bố các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất có tuân theo quy luật địa đới, ở mỗi đới khí hậu khác nhau có nhóm đất và thảm thực vật khác nhau.

II. Sự phân bố đất và sinh vật theo độ cao

Câu hỏi. Dựa vào hình 16. 3 và kiến thức đã học, em hãy:

- Nhận xét sự thay đổi của đất và thảm thực vật theo độ cao.

- Nêu sự khác nhau về các loại đất và các kiểu thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây đãy Cáp-ca (Kavkaz).

Trả lời:

* Nhận xét sự thay đổi của đất và thảm thực vật theo độ cao: Ở vùng núi, càng lên cao, nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm, còn độ ẩm không khí lại tăng lên đến một độ cao nào đó rồi mới giảm.

* Sự khác nhau về các loại đất và các kiểu thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây đãy Cáp-ca:

- Sườn Tây từ chân núi lên đỉnh có những vành đai thực vật và đất sau:

  • Ở độ cao từ 0 – 500 m là rừng sồi và đất đỏ cận nhiệt.
  • Từ 500 – 1000 m là rừng dẻ và đất đỏ cận nhiệt.
  • Từ 1000 – 1500 m là rừng dẻ và đất sẫm.
  • Từ 1500 – 2000 m là rừng lãnh sam và đất pốtdôn.
  • Từ 2000 – 2300 m là đồng cỏ An-pin và đất đồng cỏ núi.
  • Từ 2300 – 2800 là địa y và đất sơ đẳng xen lẫn đá.

Từ 2800 m trở lên là băng tuyết.

- Sườn Đông từ chân núi lên đỉnh có những vành đai thực vật và đất sau:

  • Ở độ cao từ 0 – 500 m là thảo nguyên và đất hạt dẻ, đất đỏ nâu sẫm.
  • Từ 500 – 1000 m là rừng dẻ, sồi và đất rừng màu nâu.
  • Từ 1000 – 2000 m là đồng cỏ An-pin và đất đồng cỏ núi.
  • Từ 2300 – 2800 là địa y cây bụi và đất sơ đẳng.
  • Từ 2800 m trở lên là băng tuyết.

- Kết thúc nội dung soạn địa lí 10 Chân trời sáng tạo bài 16 thực hành trang 67 

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung Soạn địa 10 Chân trời sáng tạo bài 16 thực hành trang 67: Thực hành: Phân tích sự phân bố của đất và sinh vật trên Trái Đất. Chúc các em học tốt.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM