Soạn Địa 10 Cánh diều bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Xuất bản: 30/09/2022 - Tác giả:

Soạn Địa 10 Cánh diều bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp, hướng dẫn trả lời câu hỏi trang 91 - 93 SGK Địa lí 10 Cánh diều đầy đủ và ngắn gọn.

Cùng Đọc tài liệu đi vào trả lời các câu hỏi thuộc Soạn địa 10 Cánh diều bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Nội dung này chắc chắn sẽ giúp các em chuẩn bị bài học trước khi đến lớp tốt nhất.

Hướng dẫn soạn địa 10 Cánh diều bài 25

Tài liệu giải bài tập địa lí 10 bài 25 Cánh diều chi tiết:

I. Quan niệm và vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 25.1, hãy nêu quan niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Lấy ví dụ cụ thể về vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Trả lời:

- Quan niệm về tổ chức lãnh thổ công nghiệp: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là việc bố trí, sắp xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đẻ tạo nên không gian lãnh thổ công nghiệp các cấp khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế + xã hội nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường.

- Vai trò:

+ Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất, lao động.

+ Góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

+ Giải quyết việc làm, đào tạo lao động có kĩ thuật, nâng cao thu nhập và đời sống cho công nhân.

+ Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường đảm bảo cho phát triển bền vững.

=> Ví dụ: Khu công nghiệp Phú Tài và Long Mỹ hình thành thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động từ các khu công nghiệp đã góp phần giải quyết việc làm ổn định với thu nhập khá cho một lực lượng lớn lao động trong tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển các dịch vụ và chuyển dần một lượng lớn lao động nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp với tác phong công nghiệp, đời sống nhân dân trong khu vực từng bước được cải thiện và bộ mặt của địa phương. Hàng năm, các doanh nghiệp Khu công nghiệp Phú Tài và Long Mỹ đã đóng góp về giá trị sản xuất công nghiệp chiếm trên 30% và kim ngạch xuất khẩu chiếm trên 40% giá trị toàn tỉnh Hậu Giang.

II. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Câu hỏi: Dựa vào bảng 25, hãy nêu ví dụ cụ thể về một trong các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

Trả lời:

Ví dụ ở Việt Nam

- Điểm công nghiệp: sản xuất vật liệu xây dựng ở Đồng Hới (Quảng Bình); chế biến nông sản ở Bảo Lộc (Lâm Đồng); khai thác, chế biến lâm sản ở Pleiku (Gia Lai),...

- Khu công nghiệp: khu chế xuất (KCX) Tân Thuận, KCX Linh Trung, KCX Tân Tạo (TP. Hồ Chí Minh; khu công nghiệp (KCN) Nội Bài, Thăng Long, Quang Minh (Hà Nội); KCN Biên Hòa 1, 2, KCN Nhơn Trạch 1, 2, 3, KCN Sông Mây (Đồng Nai); KCN Quế Võ (Bắc Ninh); KCN Bắc Vinh (Vinh)....

- Trung tâm công nghiệp: Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu, cần Thơ,...

- Vùng công nghiệp: Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2001), cả nước được chia thành sáu vùng công nghiệp:

+ Vùng 1: Các tỉnh Trung du và miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh.

+ Vùng 2: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

+ Vùng 3: Các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.

+ Vùng 4: Các tỉnh thuộc Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng).

+ Vùng 5: Các tỉnh Đông Nam Bộ và Bình Thuận, Lâm Đồng.

+ Vùng 6: Các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.

Luyện tập và vận dụng trang 93: Soạn Địa 10 Cánh diều bài 25

Câu 1. Hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau để thể hiện đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

sơ đồ theo mẫu sau để thể hiện đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Trả lời:

Ta hoàn thiện sơ đồ như sau:

sơ đồ theo thể hiện đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Câu 2. Hãy thu thập thông tin về một trong số các khu công nghiệp ở nước ta.

Trả lời:

- HS tự tìm hiểu thông tin qua sách, báo hoặc internet.

- Ví dụ: Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội

Khu công nghiệp Thăng Long là dự án khu công nghiệp tập trung đầu tiên của Việt Nam. Được xây dựng vào cuối thế kỷ XX, hoàn thành vào năm 1997, KCN có quy mô 300 ha tại huyện Đông Anh, Hà Nội.

Dự án là sản phẩm hoàn chỉnh của Công ty TNHH KCN Thăng Long, do Trung tâm Phát triển vùng SENA (Việt Nam) lập quy hoạch phát triển. KCN tập trung các doanh nghiệp FDI (Foreign Direct Investment) từ Nhật Bản, đầu tư dài hạn vào Việt Nam, số vốn đầu tư lên đến 660 triệu USD.

Các doanh nghiệp FDI quy tụ tại dự án Bắc Thăng Long chủ yếu thuộc các ngành điện tử, máy tính, tàu thuỷ, xe máy, ô tô,… Điển hình nhất là các doanh nghiệp, tập đoàn lớn như Canon, Panasonic, Mitsubishi,…

Các khu công nghiệp này có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia đồng thời hình thành các khu công nghiệp có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp. Đưa tỷ lệ đóng góp của các khu công nghiệp vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp và tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp của các khu công nghiệp tăng.

- Kết thúc nội dung soạn địa lí 10 Cánh diều bài 25- 

-/-

Trên đây là toàn bộ nội dung Soạn địa 10 Cánh diều bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Chúc các em học tốt.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM