Soạn bài Chính tả (Nhớ-viết): Chợ Tết lớp 4 trang 44 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn và chia sẻ chi tiết các nội dung phân biệt âm s/x và ưc/ưt, từ đó gợi ý, hướng dẫn các em học sinh làm các bài tập trong sách giáo khoa.
Kiến thức cần nhớ
1. Phân biệt s/x
- Một số từ có chứa phụ âm s: so sánh, sứ giả, sĩ số, lo sợ, sâu xa, chim sáo,cây súng, sung sướng, sùng bái, ..
- Một số từ có chứa phụ âm x: xinh xinh, xa xa, xôi xéo, cái xô, xơ xác, xào xạc, xì xào, ….
2. Phân biệt ưt/ưc
- Một số từ có chứa vần ưt: mứt tết, sứt mẻ, day dứt, nứt nẻ, mứt gừng, …
- Một số từ có chứa vần ưc: háo hức, chức vụ, mức độ, sức khỏe, náo nức, tức giận, bực tức, thơm phức, nóng nực,…
Gợi ý làm bài SGK
Câu 1 (trang 44 sgk Tiếng Việt 4) : Nhớ - viết bài "Chợ Tết" (từ "Dải mây trắng... ngộ nghĩnh đuôi theo sau").
Trả lời:
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.
Đọc thuộc đoạn thơ "Chợ Tết" rồi tự viết lại 11 dòng thơ theo quy định của bài chính tả.
Câu 2 (trang 44 sgk Tiếng Việt 4) : Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện đã cho (SGK TV4 tập 2 trang 44).
Một ngày và một năm
Men-xen là một hoạ (1).................. trứ danh của nước (2)............. được rất nhiều người hâm mộ. Mỗi khi tranh của ông trưng bày là ngưòi ta tranh nhau mua.
Có một hoạ sĩ trẻ nói với ông:
- Ngài thật là một người (1).............. sướng. Còn tôi, không hiểu (1)........ tranh rất khó bán. Nhiều (2)................ tranh tôi vẽ mất cả ngày nhưng phải một năm mới bán được.
Men-xen liền bả:
Anh hãy thử làm ngược lại xem sao! Nghĩa là hãy để cả một nắm vẽ một (2) .... tranh, rồi bán nó trong một ngày.
Trả lời:
Em đọc mẩu chuyện và dựa vào các yếu tố gợi ý đã cho, tìm từ để điền sao cho từ đó kết hợp được với từ đứng trước (hoặc sau) thích hợp với ý diễn đạt của câu là được. Em điền như sau: "... họa sĩ... nước Đức... sung sướng... không hiểu sao... bức tranh... bức tranh".
***
Soạn bài Chính tả (Nhớ-viết): Chợ Tết lớp 4 trang 44 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết phía trên, hi vọng các em học sinh sẽ nắm chắc phần kiến thức về âm s/x và ưc/ưt để vận dụng làm bài tập cũng như sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.