Chính tả (Nhớ - viết): Chuyện cổ tích về loài người

Xuất bản: 09/08/2019

Soạn bài Chính tả lớp 4: Chuyện cổ tích về loài người (nhớ - viết) trang 22 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn những nội dung chính cần lưu ý về âm r/d/gi và dấu hỏi/dấu ngã

Soạn bài Chính tả lớp 4: Chuyện cổ tích về loài người (nhớ - viết) trang 22 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu tổng hợp và chia sẻ, bao gồm các nội dung chính: nêu những từ, cụm từ thường gặp với các âm r/d/gi và dấu hỏi/dấu ngã, gợi ý làm bài tập SGK trang 22, 23.

Soạn bài Chính tả lớp 4: Chuyện cổ tích về loài người (nhớ - viết) trang 22 SGK Tiếng Việt 4 tập 2


Kiến thức cần nhớ

1. Phân biệt r/d/gi

- Một số từ có phụ âm đầu r: cá rô, rễ cây, rung động, rưng rưng, rạo rực, rực rỡ, reo vang, ra đời, rơm rạ, hàng rào, …
- Một số từ có phụ âm đầu d: dễ dàng, dí dỏm, dị hợm, da dẻ, dạ vâng, ca dao, dinh thự, kết dính, trung du, dụ dỗ, dự định,…
- Một số từ có phụ âm đầu gi: chế giễu, gia đình, giá cả, giao hàng, giáo dục, cỗ giỗ, giả tảo, ….

2. Phân biệt dấu hỏi/dấu ngã

- Một số từ có chứa thanh hỏi: giỏi giang, củ tỏi, mỏi mệt, sỏi đá, cứng cỏi, hỏi han, ngăn cản, nản chí, tản mát, sản sinh, sổ sách, tổ  chức,..
- Một số từ có chứa thanh ngã: lã chã, giã gạo, bộ não, lỗ vốn, cỗ bàn, nghĩ suy, mỡ gà, lỡ hẹn, ….

Gợi ý trả lời câu hỏi SGK

Câu 1 (trang 22 sgk Tiếng Việt 4): Nhớ - viết bài "Chuyện cổ tích về loài người"

Trả lời

Học thuộc đoạn thơ đã cho. Nhớ và viết lại đúng các câu, chữ trong văn bản và các dấu câu có trong đoạn thơ.

Mắt trẻ con sáng lắm
Nhưng chưa thấy gì đâu
Mặt trời mới nhô cao
Cho trẻ con nhìn rõ

Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Muốn cho trẻ hiểu biết
Thế là bố sinh ra
Bố bảo cho biết ngoan
Bố dạy cho biết nghĩ

Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất.

Câu 2 (trang 22 sgk Tiếng Việt 4): Điền vào chỗ trống

a) Điền vào chỗ trống khổ thơ đã cho ( SGK TV4 tập 2 trang 22) "r d hay gi"

Mưa ...ăng trên đồng
Uốn mềm ngọn lúa
Hoa xoan theo ...ó
...ải tím mặt đường.

b) Đặt trên chữ in nghiêng dấu "hỏi hay ngã" (SGK TV4 tập 2 trang 23)

Mỗi cánh hoa giấy giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mong manh hơn và có màu sắc rực rơ. Lớp hoa giấy rai kín mặt nhưng chỉ cần có một làn gió thoang, chúng liền tan mát bay đi mất.

Trả lời

a)

Mưa giăng trên đồng
Uốn mềm ngọn lúa
Hoa xoan theo gió
Rải tím mặt đường.

b)

Mỗi cánh hoa giấy giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp hoa giấy rải kín mặt nhưng chỉ cần có một làn gió thoảng, chúng liền tản mát bay đi mất.

Câu 3 (trang 23 sgk Tiếng Việt 4): Chọn những tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh bài văn đã cho (SGK TV4 tập 2 trang 43)

Cây mai tứ quý

Cây mai cao trên hai mét, (dáng/giáng/ráng) thanh, thân thẳng như thân trúc. Tán tròn tự nhiên xòe rộng ở phần gốc, thu (giần/dần/rần) thành một (điễm/điểm) ở đỉnh ngọn. Gốc lớn bằng bắp tay, cành vươn đều, nhánh nào cũng (giắn/dắn/rắn) chắc.

Mai tứ quý nở bốn mùa. Cánh hoa vàng (thẫm/thẩm) xếp làm ba lớp. Năm cánh đài đỏ tía như ức gà chọi, đỏ suốt từ đời hoa sang đời kết trái. Trái kết màu chín đậm, óng ánh như những hạt cườm đính trên tầng áo lá lúc nào cũng xum xuê một màu xanh chắc bền.

Đứng bên cây ngắm hoa, xem lá, ta thầm cảm phục cái mầu nhiệm của tạo vật trong sự hào phóng và lo xa: đã có mai vàng rực (rở/rỡ) góp với muôn hoa ngày Tết, lại còn có mai tứ quý cần (mẫn/mẩn), thịnh vượng quanh năm.

Theo Nguyễn Vũ Tiềm

Trả lời

...dáng thanh...thu dần...một điểm...rắn chắc...vàng thẫm...cánh dài...rực rỡ...cần mẫn.

***

Soạn bài Chính tả lớp 4: Chuyện cổ tích về loài người (nhớ - viết) trang 22 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 được Đọc tài liệu biên soạn và chia sẻ cho các em học sinh tham khảo.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM