Chính tả: Cháu nghe câu chuyện của bà

Xuất bản: 01/08/2019

Soạn Chính tả: Cháu nghe câu chuyện của bà trang 26 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 hướng dẫn dễ hiểu sẽ giúp các em nắm chắc việc sử dụng phụ âm tr hay ch cũng như sử dụng dấu hỏi và dấu ngã

Soạn bài Chính tả: Cháu nghe câu chuyện của bà trang 26 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 được Đọc tài liệu chia sẻ những lưu ý về các phép chính tả cùng gợi ý chi tiết trả lời các câu hỏi SGK cho các em học sinh tham khảo để rèn luyện thêm.

Soạn Chính tả: Cháu nghe câu chuyện của bà trang 2 SGK Tiếng Việt 4 tập 1


Kiến thức cần nhớ

1. Phân biệt ch/ tr

- Một số từ có tiếng bắt đầu bằng ch: buổi chiều, cái chiếu, phản chiếu, chung thủy, chưng cất, cái chảo, đồi chè, làng chài, chải đầu, chính xác, chín chắn, chắc chắn, đường chéo,…
- Một số tiếng bắt đầu bằng tr: trái cây, ấm trà, triển lãm, ánh trăng, trong trắng, cây tre, trung tâm, tro bếp,….

2. Phân biệt dấu hỏi/ dấu ngã

- Một số từ có tiếng chứa dấu hỏi: chào hỏi, mong mỏi, len lỏi, giỏi giang, củ tỏi, viên sỏi, dáng vẻ, thước kẻ,…
- Một số từ có chứa dấu ngã: giã gạo, cái chão, cá ngão, hão huyền, bộ não, lão đại, họa sĩ, kĩ càng,….

Gợi ý trả lời câu hỏi SGK

Câu 1 (trang 26 sgk Tiếng Việt 4):

Nghe viết bài :

CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ

Chiều rồi bà mới về nhà
Cái gậy đi trước, chân bà theo sau.
Mọi ngày bà có thế đâu
Thì ra cái mỏi làm đau lưng bà!

Bà rằng : Gặp một cụ già
Lạc đường, nên phải nhờ bà dẫn đi
Một đời một lối đi về
Bỗng nhiên lạc giữa đường quê, cháu à!
Cháu nghe câu chuyện của bà
Hai hàng nước mắt cứ nhòa rưng rưng
Bà ơi, thương mấy là thương
Mong đừng ai lạc giữa đường về quê!

Theo NGUYỄN VĂN THẮNG

Gợi ý trả lời

Bạn đọc em viết, em đọc bạn viết, tự kiểm tra cho nhau (Chú ý trình bày theo thể thơ lục bát).

Câu 2 (trang 27 sgk Tiếng Việt 4):

a) Điền vào chỗ trống "tr hay ch?" trong đoạn văn đã cho.

"Như ...e mọc thẳng, con người không ...ịu khuất. Người xưa có câu" ...úc dầu ...áy, đốt ngay vẫn thẳng". ...e là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, ...e lại là đồng ...í ...iến đấu của ta, ...e vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc."

Theo THÉP MỚI

b) Đặt trên chữ in đậm "dấu hỏi " hay "dấu ngã"?

BÌNH MINH HAY HOÀNG HÔN?

"Trong phòng triên lam, hai người xem nói chuyện với nhau. Một người bao:

- Ổng thư đoán xem bức tranh này ve canh bình minh hay canh hoàng hôn
- Tất nhiên là tranh ve canh hoàng hôn
- Vì sao ông lại khăng định chính xác như vậy?
- Là bơi vì tôi biết họa si ve tranh này. Nhà ông ta ơ cạnh nhà tôi. Ông ta chăng bao giờ thức dậy trước lúc bình minh.

Gợi ý trả lời

a.

"Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất. Người xưa có câu" Trúc dầu cháy, đốt ngay vẫn thẳng". Tre là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta, tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc."

b.

BÌNH MINH HAY HOÀNG HÔN?

"Trong phòng triển lãm, hai người xem nói chuyện với nhau. Một người bảo:

- Ổng thử đoán xem bức tranh này vẽ cảnh bình minh hay cảnh hoàng hôn
- Tất nhiên là tranh vẽ cảnh hoàng hôn
- Vì sao ông lại khẳng định chính xác như vậy?
- Là bởi vì tôi biết họa sĩ vẽ tranh này. Nhà ông ta ở cạnh nhà tôi. Ông ta chẳng bao giờ thức dậy trước lúc bình minh.

***

Soạn bài Chính tả: Cháu nghe câu chuyện của bà trang 26 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 được Đọc tài liệu hướng dẫn chi tiết phía trên cả lý thuyết và thực hành để các em tham khảo và học tốt nhất bài học phân biệt các âm tr/ch, dấu hỏi/ dấu ngã.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM