Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Bài thơ nói ca ngợi vẻ đẹp của núi Tản Viên Sơn- là ngọn núi hiên ngang, hũng dũng trấn thủ ở phía Nam vùng đất cực Nam, là biểu tượng của đất Bắc. Bài thơ còn thể hiện sự kính trọng, khâm phục trước vị thần ở núi Tản Viên.
Câu 1:
Liệt kê một số từ ngữ, hình ảnh góp phần thể hiện vẻ đẹp của núi Tản Viên trong bài thơ (lưu ý đối chiếu bản dịch thơ với nguyên tác).Trả lời:
Một số hình ảnh: Bốn mặt tròn xoe, ngất một vòm, Đát cao muôn bậc, nước khôn chờm, Đá khe muôn thú tiên không tuổi…
Câu 2: Qua bài thơ, tác giả đã thể hiện tình cảm, cảm xúc gì đối với thiên nhiên núi Tản Viên và vị thần là chủ nhân của đỉnh núi ấy?
Trả lời:
- Thể hiện niềm tự hào, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên đất trời của núi Tản viên
- Thể hiện sự kính trọng, khâm phục trước vị thần- chủ nhân của ngọn núi.
Câu 3: Thông điệp tác giả muốn gửi tới người đọc qua bài thơ là gì?
Trả lời:
Thông qua bài thơ, tác giả muốn thể hiện ước nguyện muốn cứu dân, cứu nước của mình. Đồng thời, tác giả giúp người đọc thấy được khí thế hào hùng của dân tộc qua hình ảnh núi Tản viên.
Câu 4: Theo bạn, hình ảnh núi Tản Viên được miêu tả trong hai tác phẩm Trên đỉnh núi Tản (Nguyễn Tuân) và Vịnh Tản Viên sơn (Cao Bá Quát) có điểm gì chung?
Trả lời:
Đều liên quan tới truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh.