Soạn bài Viết văn bản thuyết minh (về một đối tượng) có lồng ghép lớp 11 CTST

Xuất bản: 02/11/2023 - Cập nhật: 23/01/2024 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn bài Viết văn bản thuyết minh (về một đối tượng) có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận, hướng dẫn chi tiết cách viết bài văn thuyết minh trang 99 - 102 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo.

Tài liệu hướng dẫn chi tiết soạn bài Viết văn bản thuyết minh (về một đối tượng) có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận, tham khảo cách trả lời các câu hỏi gợi ý viết bài văn thuyết minh trang 99 - 102 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo.

Đọc ngữ liệu tham khảo

Trả lời các câu hỏi trang 102 SGK Ngữ văn 11 tập 2 Chân trời sáng tạo - Văn bản "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh: những thước phim đánh thức kí ức tuổi thơ và tình quê hương"

Câu 1: Nhận xét của bạn về cách mở đầu và kết thúc của văn bản.

Trả lời:

Mở đầu và kết thúc của văn bản theo cách trực tiếp, đúng với yêu cầu của kiểu bài văn thuyết minh:

- Mở đầu bằng cách giới thiệu tác phẩm, đối tượng thuyết minh và các thông tin liên quan rõ ràng, cụ thể, tăng tính thân thiện và gần gũi với độc giả, giúp cho độc giả dễ tiếp cận và hiểu được nội dung của tác phẩm.

- Kết bài: khẳng định được giá trị của tác phẩm và đối tượng thuyết minh, giúp người đọc dễ dàng tóm tắt, tổng hợp lại nội dung và có được cái nhìn tổng quan về tác phẩm.

Câu 2: Bài thuyết minh đã giải thích, trình bày những nội dung cụ thể nào? Các nội dung ấy đã làm rõ được đặc điểm nào của đối tượng?

Trả lời:

- Bài thuyết minh đã giải thích, trình bày những nội dung cụ thể về nội dung câu chuyện được đề cập trong tác phẩm, những vẻ đẹp/ thành công của tác phẩm và những tín hiệu từ công chúng và dư luận đối với tác phẩm.

- Các nội dung ấy đã làm rõ được giá trị mà bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” mang lại, đó là những thước phim đánh thức ký ức tuổi thơ và tình yêu quê hương.

Câu 3: Văn bản đã lồng ghép yếu tố nào trong số các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận? Cách người viết lồng ghép các yếu tố trên trong văn bản có gì đáng lưu ý?

Trả lời:

Văn bản đã lồng ghép những yếu tố:

- Tự sự: khi nói về nội dung câu chuyện được đề cập trong tác phẩm.

- Miêu tả: khi nói về những vẻ đẹp của tác phẩm, về sự đón nhận của công chúng với tác phẩm

- Biểu cảm: khi bày tỏ cảm xúc về những thành công, những vẻ đẹp của tác phẩm,...

- Nghị luận: khi bày tỏ quan điểm của mình về những khía cạnh, những vấn đề trong tác phẩm.

Cách người viết lồng ghép các yếu tố trên trong văn bản được kết hợp một cách hài hòa và sắp xếp theo trình tự hợp lí. Từ đó, làm cho những thông tin của văn bản hiện lên rõ ràng, cụ thể. Văn bản trở nên hấp dẫn, thuyết phục hơn và bộc lộ được tình cảm của người viết.

Câu 4: Tác giả đã sắp xếp các nội dung cụ thể trong bài viết theo trật tự nào?

Trả lời:

Tác giả đã sắp xếp các nội dung cụ thể trong bài viết theo trật tự: nội dung - hình thức nghệ thuật - giá trị của tác phẩm.

Thực hành viết theo quy trình

Đề bài: Viết bài thuyết minh về một đối tượng theo lựa chọn cá nhân (một tác phẩm văn học, điện ảnh, âm nhạc, hội họa... hoặc một nhân vật/ sự kiện văn hóa... Bài viết có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

Mẫu dàn ý tham khảo:

1. Mở bài: Giới thiệu về đối tượng và lí do thuyết minh.

2. Thân bài:

- Khái quát về đối tượng cần phải thuyết minh

- Trình bày những chi tiết cụ thể của đối tượng

- Miêu tả thật chi tiết một số đặc điểm độc đáo và đặc sắc của đối tượng, có lồng ghép giữa những nhận xét, đánh giá và bày tỏ cảm xúc.

3. Kết bài: Đánh giá về đối tượng vừa được thuyết minh.

Một số bài văn mẫu:

Mẫu 1:

Việt Nam là một đất nước được biết đến với nhiều truyền thống văn hóa và phong tục độc đáo. Điều này xuất phát bởi đất nước ta là một quốc gia có nhiều dân tộc anh em. Trong số các dân tộc Việt, có lẽ các dân tộc ở Tây Nguyên được biết đến với nhiều nhạc cụ và các làn điệu độc đáo nhất. Một trong số nhạc cụ tiêu biểu của các dân tộc khu vực này đó chính là chiếc đàn đá. Nhạc cụ này cùng những điệu ca được tạo ra từ nó đã trở thành làn điệu chính trong các lễ hội ở Tây Nguyên.

Đàn đá ở Việt Nam có tên gọi khác là goong lu, được biết đến là một loại nhạc cụ cổ xưa nhất của nước ta và cũng là nhạc cụ sơ khai nhất của loài người. Đàn đá được phát hiện năm 1949 tại Tây Nguyên và nhạc cụ này sau đó đã được xác nhận có từ thời đồ đá cách đây khoảng 3000 năm.

Đàn có cấu tạo vô cùng đơn giản, đó là được làm từ các thanh đá với kích thước khác nhau. Các loại đá được sử dụng để tạo ra loại đàn này thường sẽ lấy từ vùng núi Nam Trung hay đông nam bộ và thường là đá nham, đá sừng,…. Trải qua quá trình đẽo gọt tỉ mỉ, với sự thẩm âm chính xác, con người đã tạo thành những chiếc đàn đá hoàn chỉnh.

Đàn có nhiều âm vực khác nhau tùy theo kích thước, độ mỏng hay dày của đá. Những âm trầm của đàn được tạo ra bởi những thanh đá to và dài, ngược lại những âm cao của đàn thường sẽ tạo ra bởi những thanh đá mỏng nhỏ và ngắn. Mỗi bộ đàn đá có thể có số lượng thanh khác nhau thường dao động từ khoảng 8 cho tới 15-20 thanh. Tuy nhiên, bộ đàn đá lớn nhất của Việt Nam là bộ đàn đá có số lượng thanh lên tới 100.

Đàn có âm sắc đặc trưng như tiếng và chạm của đá trong thiên nhiên. Đàn đá đá cũng là một nhà cụ được biết đến như một cầu nối giữa cõi âm và cõi dương của con người. Khi đánh đàn mỗi, người nghệ nhân sẽ sử dụng búa nhỏ để gõ vào mỗi thanh đá nhằm tạo ra những âm sắc và phải thật nhanh tay để các âm này được nối với nhau tạo sự liền mạch cho một làn điệu.

Đàn đá ngày nay vẫn được sử dụng trong các hoạt động nghi lễ, hội hè của đồng bào. Tiếng đàn đá tạo cho các nghi thức tế lễ thêm linh thiêng. Tiếng đàn phối tấu cùng các nhạc cụ khác tạo nên những tiết tấu sôi động cho các động tác nhảy múa trong các lễ hội. Trong âm thanh rộn ràng vang vọng của đàn đá, cả buôn làng cùng hòa mình vào những điệu múa tập thể trong các lễ hội lớn như Lễ hội mừng lúa mới, uống rượu cần…..

Giai điệu từ đàn được coi là những giai điệu linh thiên. Những giai điệu dân tộc từ đàn đá sẽ được thể hiện hay, nhất độc đáo nhất khi đó là những giai điệu gắn liền với âm hưởng Tây Nguyên, biểu thị tâm tư tình cảm của con người, đặc biệt gợi lên chút hoang dã và sức sống của người dân Tây Nguyên. Âm thanh của đàn đá khi vang lên vô cùng giản dị thanh thoát, khi ào ào như thác đổ, đôi khi lại trong vắt như tiếng suối chảy, có lúc lại như tiếng gió của đại ngàn khiến con người cảm thấy hòa hợp với thiên nhiên hơn.

Đàn đá cùng những giai điệu mang đậm nét văn hóa dân tộc đã được UNESCO công nhận là các nhạc cụ trong không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, trở thành một biểu trưng cho đời sống tinh thần và cuộc sống hòa hợp với thiên nhiên của người dân Tây Nguyên.

Đàn đá không phải chỉ là một nhạc cụ đem lại âm thanh đặc trưng của Tây Nguyên mà còn ẩn chứa trong đó cả giá trị lịch sử văn hóa lâu đời của mảnh đất này. Chính bởi vậy, đàn đá cùng với giá trị của nó cần được bảo tồn gìn giữ và phát huy.

Mẫu 2: 

Tuổi thơ không một đứa trẻ nào lại không biết đến chiếc chong chóng. Chong chóng chính là một thứ đồ chơi hết sức gần gũi và thân thuộc với lứa tuổi thiếu nhi. Đây là món đồ chơi dân gian khiến trẻ em vui khi cầm nó trong tay và người lớn thì thấy ấm áp mỗi khi trông thấy tuổi thơ ùa về.

Chong chóng được biết đến là thứ đồ chơi của trẻ em khi ra gió thì quay tít. Và đây cũng chính là thứ đồ chơi mà các em nhỏ hay chơi, khi không có gió thì các em cầm trên tay và chạy trên khắp đường làng để cho chiếc chong chóng quay tít trông rất đẹp mắt.

Chong chóng thường được làm bằng giấy, có chiếc chong chóng làm bằng lá dứa hoặc nhiều chất liệu nhẹ khác trông rất đẹp.

Chong chóng có loại hai cánh và loại bốn cánh. Chong chóng hai cánh là chiếc chong chóng bằng một que tre mỏng như chiếc đóm. Bề ngang độ gần một phân và bề dài chừng 20 phân. Đặc biệt hơn đó chính là ở hai đầu que thường dán hai mảnh giấy chữ nhật, và đó cũng chính là loại giấy hơi cứng, nó dường như có đáy quay về hai phía trái nghịch nhau. Và cũng như thay vì hai mảnh giấy chữ nhật là hai mảnh giấy hình tam giác, hai mảnh giấy có hình tam giác này lại như có đáy dán vào que tre, còn đỉnh quay trở ra ngoài. Hai mảnh giấy này, dù là hình chữ nhật hay hình tam giác cũng phải cân nhau chong chóng mới quay mạnh được. Chiếc chong chóng khi ở giữa thân que tre có dùi một lỗ nhỏ. Cũng thông qua lỗ nhỏ này mà các em nhỏ có thể xỏ một chiếc cán thường cùng bằng tre chắc chắn. Chú ý đó chính là chính chiếc cán ở đầu nhỏ hơn lỗ dùi nói trên, đầu chỉ dài vào khoảng một hai phân tây. Thế rồi đến thân cán to hơn được tiện bằng, chỉ chừa lại đầu cán.

Chong chóng bốn cánh có 4 cánh màu xanh đỏ khác nhau. Loại chong chóng này có một chiếc que tre mỏng mỏng như que đóm. Và bề ngang của nó lại có một phân có chiều dài chừng 20 cm. Ở hai đầu của chong chóng lại được dán hai đầu là hình chữ nhật như được dán trái nghịch nhau.

Nhìn kỹ sẽ thấy được chiếc chong chóng này chỉ có cán bằng tre còn thân hoàn toàn bằng giấy. Nó được cấu tạo và làm rất đơn giản, đó là một mảnh giấy vuông sau đó cắt thành tám mảnh nhưng cắt khéo léo sao cho nửa chừng mà thôi. Khi cắt xong thì các miếng của mảnh giấy như vẫn dính lại vào với nhau ở giữa một chút. Tại chính điểm chính giữa đó lấy một mảnh sau đó lại để lại một mảnh bẻ và dán lên đầu những mảnh giấy này lại với nhau. Thế là cũng đã có thể hoàn thành được chiếc chong chóng đẹp mắt với 4 cánh. Từ chỗ chính giữa mà các cánh đó dán lại với nhau rồi thì tạo ra một chiếc lỗ để có thể xỏ qua đó một chiếc cán nhỏ rồi chiếc cán nhỏ đó lại được buộc ở một chiếc gậy chắc chắn hơn. Cứ gặp những cơn gió ngược là chiếc chong chóng đó lại bắt đầu quay tít.

Trẻ con khi đi chơi chong chóng với bạn bè xong, về nhà thường lại đặt chiếc chong chóng đó bên chiếc cửa sổ. Thỉnh thoảng cơn gió thổi qua lại làm cho nó quay tít trông rất đẹp mắt.

Chong chóng là một trò chơi chung của các em nam nữ khắp nơi, các em chơi quanh năm. Trò chơi giúp các em luyện sự khéo tay, và cho các em hiểu gió có thể tạo một sức mạnh ly tâm làm cho chong chóng quay. Đây chính một món quà quý giá giúp tuổi thơ của các em thêm ý nghĩa và nhiều kỉ niệm.

-/-

Các bạn vừa tham khảo xong nội dung chi tiết soạn bài Viết văn bản thuyết minh (về một đối tượng) có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận lớp 11 tập 2 CTST. Hi vọng thông qua việc giải đáp các câu hỏi hướng dẫn cuối bài các em sẽ nắm được kiến thức cơ bản về bài học một cách dễ dàng và ghi nhớ lâu hơn.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM