Dưới đây Đọc tài liệu hướng dẫn trả lời cho từng câu hỏi có trong bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ trang 61 Ngữ văn 10 tập 1 Kết nối tri thức.
Phân tích bài viết tham khảo
Giá trị hay là sự vô giá của quà tặng trong truyện ngắn Quà Giáng sinh của O.Hen-ry
- Nhan đề bài viết cho biết tên truyện, tên tác giả và hướng phân tích của người viết.
- Đoạn văn 1: Giới thiệu và cung cấp thông tin khái quát về tác phẩm.
- Đoạn văn 2: Tóm tắt nội dung chính của truyện ngắn.
- Đoạn văn 3: Phân tích cốt truyện, nhân vật, tình huống truyện, lời thoại, …; Phân tích lời kết của truyện dựa vào các dẫn chứng lấy từ văn bản truyện.
- Đoạn văn 4: Nêu tác dụng của việc kể chuyện từ ngôi thứ 3 và xác định chủ đề của truyện.
- Đoạn văn 5: Nhấn mạnh và mở rộng chủ đề của truyện.
- Đoạn văn 6: Phần kết luận tóm lược các ý kiến đánh giá đã trình bày trong bài viết.
Khẳng định giá trị của truyện: độ phổ biến, sức sống lâu bền, khả năng tái sinh, …
Soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ chi tiết
Câu 1. Bài viết tham khảo cảm nhận và phân tích bài thơ Mùa xuân xanh (Nguyễn Bính) vừa theo tuyến hình ảnh trải dọc bài thơ, vừa theo trình tự câu thơ, khổ thơ. Cách cảm nhận và phân tích đó có những ưu thế gì nổi bật?
Trả lời:
Ưu thế nổi bật của cách cảm nhận và phân tích thơ vừa theo tuyến hình ảnh trải dọc bài thơ, vừa theo trình tự câu thơ, khổ thơ:
- Cách cảm nhận và phân tích này chỉ ra được các hình ảnh nổi bật trong bài thơ từ đó đánh giá và nhận xét được suy nghĩ, quan niệm của tác giả một cách chính xác nhất.
- Cách cảm nhận và phân tích này thể hiện được rõ ràng mạch cảm xúc của bài thơ, phân tích bài thơ theo từng câu, từng khổ thơ một cách rõ ràng và mạch lạc để người đọc có thể dễ dàng hiểu được nội dung bài thơ từ đầu đên cuối.
- Với bài thơ Mùa xuân xanh, cách cảm nhận này không chỉ làm nổi bật được nội dung bài thơ, phân tích được tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong từng câu thơ, khổ thơ; mà còn nhấn mạnh được các chi tiết, hình ảnh quan trọng trong bài thơ.
=> Cách cảm nhận và phân tích vừa theo tuyến hình ảnh dọc bài thơ vừa theo trình tự câu thơ, khổ thơ giúp người đọc cảm nhận bài thơ một cách dễ hơn, rõ ràng hơn và không bị bỏ quên một chi tiết nào của bài thơ.
Câu 2. Trong bài nghị luận phân tích, đánh giá về một tác phẩm thơ, thực chất của việc phân tích chủ đề là gì?
Trả lời:
Trong bài nghị luận phân tích, đánh giá về một tác phẩm thơ, thực chất của việc phân tích chủ đề là việc phân tích, nêu cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thơ đó. Phân tích chủ đề để làm nổi bật lên nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ đồng thời nhận xét và đánh giá quan niệm của tác giả qua bài thơ đó.
Câu 3. Người viết đã đánh giá bài thơ như thế nào? Nêu nhận xét khái quát về tính thuyết phục của đánh giá đó.
Trả lời:
- Người viết đã đánh giá bài thơ là bài thơ giản dị mà vẫn làm toát lên sức sống phơi phới của vạn vật lúc xuân về. Nó là bài thơ của niềm vui sống, của sự chan hòa giữa con người với tạo vật, là khúc dạo đầu của tình yêu lứa đôi.
- Nhận xét khái quát về tính thuyết phục của đánh giá:
+ Người viết đã phân tích từng câu thơ, từng hình ảnh trong bài thơ để làm nổi bật giá trị nội dung của bài thơ.
+ Người viết cũng nêu và phân tích được các biện pháp nghệ thuật tu từ trong bài thơ và nhận xét được phong cách nghệ thuật của tác giả.
+ Ngoài ra, người viết cũng sử dụng một số câu thơ, bài thơ cùng chủ đề để so sánh và đánh giá.
=> Đánh giá của người viết với bài thơ đã có đủ sức thuyết phục người đọc, có những luận điểm, lí lẽ và bằng chứng xác đáng, làm nổi bật được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
-/-
Vậy là trên đây Đọc tài liệu đã hướng dẫn các em soạn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ. Mong rằng với nội dung này thì các em sẽ có một phần chuẩn bị bài tốt nhất trước khi tới lớp. Đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Kết nối tri thức!
- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 10 mới -