Soạn bài Viết đoạn văn tóm tắt văn bản CTST

Xuất bản: 14/12/2022 - Tác giả:

Soạn bài Viết đoạn văn tóm tắt văn bản, hướng dẫn học sinh tóm tắt văn bản theo yêu cầu nhưng vẫn phản ánh đúng nội dung văn bản gốc.

Soạn bài Viết đoạn văn tóm tắt văn bản - Chân trời sáng tạo

Trong bài này, các em sẽ được tìm hiểu chi tiết về trình tự tìm hiểu kiểu văn bản và các bước để tóm tắt một đoạn văn.

Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Câu 1 trang 90 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 CTST

Đoạn văn có giới thiệu được nhan đề và tác giả của văn bản cần tóm tắt?

Trả lời

Đoạn văn có giới thiệu được nhan đề và tác giả của văn bản:

- Nhan đề: “Con muốn làm một cái cây”.

- Tác giả: Võ Thu Hương

Câu 2 trang 90 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 CTST

Đoạn văn có trình bày ngắn gọn, đầy đủ các thông tin: bối cảnh, nhân vật, sự kiện chính và các chi tiết quan trọng được kể trong truyện Con muốn làm một cái cây?

Trả lời

Đoạn văn có trình bày ngắn gọn, đầy đủ các thông tin: Bối cảnh, nhân vật, sự kiện chính và các chi tiết quan trọng được kể trong truyện Con muốn làm một cái cây.

- Bối cảnh: Khi được giao viết về ước mơ của em.

- Nhân vật: Bum, bố mẹ, cô giáo

- Sự kiện chính:

+ Bum được ông nội trồng cho một cây ổi từ khi còn trong bụng mẹ.

+ Gia đình Bum chuyển nhà từ Sài Gòn đến Vũng Tàu, xa bạn, xa cây ổi.

+ Cô giáo giao bài văn viết về ước mơ của em.

+ Bum ước mơ trở thành cây ổi.

+ Cô giáo gọi cho bố mẹ Bum.

+ Bố mẹ quyết định mang cây ổi lên trồng và cho các bạn xuống chơi với Bum.

- Chi tiết quan trọng:

+ Bài văn Bum viết về ước mơ biến thành cái cây

+ Cô giáo gọi kể cho bố mẹ Bum nghe về ước mơ ấy.

Hướng dẫn quy trình viết - Soạn bài Viết đoạn văn tóm tắt văn bản CTST

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn (từ 150 – 200 chữ) để tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc một truyện ngắn mà em yêu thích.

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

- Xác định đề tài

+ Đề bài yêu cầu tóm tắt một văn bản nghị luận hoặc truyện ngắn em yêu thích

+ Độ dài của đoạn văn: 150- 200 chữ.

- Thu thập tư liệu

+ Đọc lại văn bản cần tóm tắt và liệt kê các sự kiện theo trình tự thời gian, sự kiện quan trọng.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

- Tìm ý

  • Xác định sự kiện chính, chi tiết quan trọng và trình bày mối liên hệ giữa các yếu tố.
  • Lưu ý: Chỉ trình bày sự kiện, không nêu đánh giá người viết

- Lập dàn ý: Sắp xếp các sự kiện chính/ các ý tìm được theo một trình tự hợp lí.

Bước 3: Viết đoạn

Đoạn văn tham khảo

Trong tất cả những truyện mà em từng đọc, có lẽ gây ấn tượng với em nhất là truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” của nhà văn Thạch Lam. Câu chuyện kể về chị em Sơn với tấm lòng nhân hậu, yêu thương người khác. Đó là vào một buổi đầu đông, không khí lạnh chợt ùa về trên con ngõ nhỏ. Trong khi Sơn và chị được mặc những chiếc áo ấm và ra ngoài chơi thì đám trẻ con nhà nghèo nơi đây vẫn mặc những bộ quần áo cũ rách nát. Đặc biệt trong số đó là Hiên, nhà nó nghèo lắm, nó đứng co ro bên cột quán và chỉ mặc có manh áo rách tả tơi. Động lòng thương xót chị em Lan và Sơn đã đưa ra quyết định táo bạo: sẽ về nhà ấy chiếc áo của người em đã mất của Sơn và Lam để tặng cho Hiên. Nói là làm, hai chị em về thực hiện ngay kế hoạch. Nhưng rồi điều đó đã bị mẹ Sơn phát hiện ra, nhưng mẹ không trách mắng hai chị em mà cảm thấy hai con mình đúng là đã lớn khôn thật rồi. Quả thật câu chuyện trên vô cùng hay và có ý nghĩa, nó thể hiện tình cảm trong sang, yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ người khác.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

- Học sinh đọc lại bài và sửa lỗi sai.

-/-

Hy vọng các em sẽ học tốt Ngữ Văn 7 với trọn bộ tài liệu Soạn văn 7 Chân trời sáng tạo do Đọc tài liệu tổng hợp và biên soạn.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM