Đọc Tài Liệu cung cấp nội dung hướng dẫn chi tiết soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống bài 6, tham khảo cách trả lời các câu hỏi bài tập Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trang 19 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo.
Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trang 17 Ngữ văn 7 tập 2 CTST
Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản
Đọc văn bản "Ý nghĩa của sự tha thứ" trang 18 và trả lời các câu hỏi trang 19 SGK Ngữ văn 7 tập 2 Chân trời sáng tạo
Câu 1 trang 19 SGK Ngữ văn 7 tập 2 CTST:
Tác giả viết bài văn này nhằm mục đích gì?
Trả lời:
Tác giả viết bài "Ý nghĩa của sự tha thứ" nhằm mục đích truyền tải, thuyết phục người đọc về ý nghĩa, vai trò của sự tha thứ trong đời sống con người.
Câu 2 trang 19 SGK Ngữ văn 7 tập 2 CTST:
Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đây là bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống?
Trả lời:
Những dấu hiệu giúp em nhận ra "Ý nghĩa của sự tha thứ" là bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống:
- Bài văn viết về một vấn đề trong đời sống (sự tha thứ)
- Bài văn nêu rõ ý kiến của người viết: đồng tính, tán thành sự tha thứ trong cuộc sống con người mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp.
- Đưa ra những lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến.
Câu 3 trang 19 SGK Ngữ văn 7 tập 2 CTST:
Bài viết đã đưa ra ý kiến, lí lẽ, bằng chứng nào về sự tha thứ?
Trả lời:
Bài viết đã đưa ra ý kiến, lí lẽ, bằng chứng về sự tha thứ là:
- Giải thích tha thứ là gì?
- Bỏ qua cho những lỗi lầm của người khác
- Tạo điều kiện cho người mắc lỗi sửa sai
- Sự tha thứ tạo cơ hội cho con người sửa chữa lỗi lầm, cơ hội sửa sai:
- Không ai tránh khỏi sai lầm.
- Sự bao dung, tha thứ sẽ tạo động lực sửa sai, từ đó hoàn thiện bản thân
- Bằng chứng: Phong trào viết thư với chủ đề "Gửi lời xin lỗi ở trại giam Gia Trung"
- Sự tha thứ giúp buông bỏ thù hận giúp chúng ta tìm thấy sự bình an, thanh thản trong tâm hồn
- Mãi ôm lòng thù hận khiến cuộc sống chúng ta đau khổ
- Sự tha thứ xoa dịu được vết thương lòng, tâm hồn bình yên
- Bằng chứng: Danh ngôn của nhà văn Gu-i-li-am A-thơ-rơ Gu-ơ-rơ: "Cuộc sống nếu không có sự tha thứ thì chỉ là tù ngục"; nghiên cứu của bác sĩ tại Mĩ cho thấy tha thứ giúp làm giảm căng thẳng.
- Phân biệt sự tha thứ với sự dung túng cho cái sai cái ác
- Sự tha thứ có giá trị khi người mắc lỗi hối cải và khắc phục lỗi lầm
- Học cách tự tha thứ cho bản thân
Câu 4 trang 19 SGK Ngữ văn 7 tập 2 CTST:
Xác định đoạn văn có chức năng giải thích và đoạn văn có chức năng bổ sung, xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh.
Trả lời:
Đoạn văn có chức năng giải thích: “Tha thứ chính là… hòa nhập với xã hội”.
Đoạn văn có chức năng bổ sung: “Bên cạnh đó… hàn gắn cho quá khứ”.
Câu 5 trang 15 SGK Ngữ văn 7 tập 2 CTST:
Ở phần kết bài, tác giả đã đề xuất giải pháp gì? Theo em, giải pháp ấy có hợp lí, khả thi hay không?
Trả lời:
- Ở phần kết bài, tác giả đã đề xuất giải pháp:
+ Đặt mình vào vị trí của người khác, cố gắng hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh dẫn họ đến sai lầm.
+ Có thể viết thư cho những người từng mắc lỗi với ta để thể hiện sự tha thứ và tình yêu thương.
- Theo em, giải pháp mà tác giả đưa ra có hợp lí vì khi đặt mình vào vị trí người khác sẽ dễ dàng hiểu được nguyên nhân dẫn đến sai lầm của họ. Từ đó cảm thông, tha thứ cho sai lầm ấy. Còn việc viết thư cho người từng mắc lỗi với ta có thể xảy ra hoặc không do tính cách và suy nghĩ mỗi người. Bởi suy cho cùng mục đích hướng đến là sự bình yên trong tâm hồn.
Các bạn vừa tham khảo xong nội dung chi tiết soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trang 17 SGK Chân trời sáng tạo. Hi vọng thông qua việc giải đáp các câu hỏi bài tập luyện tập các em sẽ nắm vững hơn kiến thức mà bài học muốn truyền tải một cách dễ dàng và ghi nhớ lâu hơn.
Xem thêm bài soạn liên quan: