Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh

Xuất bản: 13/02/2020 - Cập nhật: 19/07/2022 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn bài Viết bài làm văn số 5 - Văn thuyết minh, lập dàn ý chi tiết một số đề bài mẫu trang 53 SGK Ngữ Văn lớp 10 tập 2.

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Viết bài làm văn số 5 - Văn thuyết minh bao gồm những gợi ý cách làm và dàn ý chi tiết nhất cho một số đề bài mẫu trang 53 SGK. Với mục tiêu giúp các em dễ dàng hơn trong việc định hướng ý tưởng nội dung bài viết của mình, hi vọng bài soạn sẽ là nguồn tài liệu hỗ trợ hữu ích cho các em trong quá trình làm bài.

Cùng tham khảo...

Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh

---Kết quả cần đạt---

Qua việc thực hành viết bài văn thuyết minh với Bài làm số 5, các em cần:

Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học về văn bản thuyết minh để viết được một bài văn nhằm trình bày một cách cụ thể, chuẩn xác, hấp dẫn, sinh động về một sự vật hay hiện tượng.

Hướng dẫn chung

Để làm tốt bài văn này, ngoài những điều cần chú ý chung như đối với bài làm văn số 4, các em cần:

- Chú ý rèn luyện để việc thuyết minh không chỉ đem lại những tri thức chuẩn xác, khoa học, khách quan mà còn sinh động hấp dẫn được người đọc, người nghe).

- Muốn thế, khi quan sát, tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong thực tế, cần chú ý để nắm được những nét riêng biệt, đặc sắc, có sức cuốn hút đối với người đọc (người nghe).

- Chú ý đến các phép tu từ, các cách thức diễn đạt có thể làm cho người đọc (người nghe) có hứng thú theo dõi việc trình bày giới thiệu sự vật (hiện tượng).

Soạn bài Viết bài làm văn số 5 - Văn thuyết minh

Gợi ý cách làm và lập dàn bài chi tiết một số đề văn mẫu trang 53 SGK.

Đề 1 trang 53 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Giới thiệu một danh lam thắng cảnh của đất nước, quê hương.

Gợi ý:

Bài viết cần có những ý cơ bản sau:

- Giới thiệu khái quát chung về danh thắng: tên và địa điểm, nhận xét chung về giá trị ý nghĩa...

- Giới thiệu về quần thể kiến tạo của danh lam thắng cảnh.

- Giới thiệu về lịch sử của danh lam thắng cảnh.

- Giới thiệu về giá trị của danh lam thắng cảnh (giá trị du lịch, giá trị văn hoá...).

- Giới thiệu về sức hấp dẫn du khách của danh lam thắng cảnh...

Dàn ý tham khảo:

Mở bài:

- Giới thiệu về vịnh Hạ Long

Thân bài:

- Nguồn gốc xuất xứ

+ Theo tài liệu của người Pháp

+ Theo truyền thuyết dân gian Việt Nam

- Kết cấu:

+ Vịnh có rất nhiều hang động, có động nước và động khô.

+ Bên trong những hang động có rất nhiều đá vôi.

+ Có rất nhiều đảo và cồn đá.

+ Từ trên cao nhìn xuống, Vịnh Hạ Long như một bức tranh tuyệt hảo do thiên nhiên tạo thành gồm có những hang động và những hòn.

- Ý nghĩa

+ Vịnh Hạ Long là một trong những tài sản vô giá của đất nước Việt Nam thân yêu.

+ Ngoài ý nghĩa là một cảnh đẹp, nó còn tượng trưng cho nét đẹp hồn hậu của con người Việt Nam mỗi khi du khách ghé thăm.

Kết bài:

- Vịnh Hạ Long đúng là một cảnh đẹp thiên nhiên trên thế giới.

- Tôi tự hào là một người ở Quảng Ninh và sở hữu một cảnh đẹp thiên nhiên thế giới.

Văn mẫuGiới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em

Đề 2 trang 53 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Giới thiệu một loại hình ca nhạc (hay sân khấu) mà anh (chị) yêu thích.

Gợi ý:

Bài thuyết minh cần có những ý cơ bản sau:

- Giới thiệu chung về loại hình ca nhạc (sân khấu): Loại hình gì? Đặc điểm nổi bật của loại hình này là gì?

- Giới thiệu về đặc điểm cụ thể, chi tiết của loại hình. Nếu là ca nhạc thì giới thiệu đặc điểm âm nhạc, đặc điểm ca từ, đặc điểm biểu diễn... Nếu là sân khấu thì giới thiệu đặc điểm kịch bản, đặc điểm diễn xướng, đặc điểm hoá trang, ánh sáng...

- Giới thiệu lịch sử của loại hình ca nhạc (sân khấu): nguồn gốc xuất xứ, những bước thăng trầm, những tên tuổi tiêu biểu...

- Giới thiệu về giá trị, ảnh hưởng của loại hình ca nhạc (sân khấu) đến đời sống xã hội, đặc biệt nhấn mạnh đời sống tinh thần, ý nghĩa giáo dục tình cảm thẩm mĩ...

Dàn ý tham khảo:

Mở bài

- Giới thiệu về loại hình ca nhạc hay sân khấu mà ta định giới thiệu là gì (quan họ, tuồng, chèo, hát ví, hát xoan, hát trống quân, ...)

Thân bài

- Trong tổng thể văn hoá nó thuộc về văn hoá dân gian hay văn hoá hiện đại? Điểm đặc biệt nhất của loại hình ca nhạc hay sân khấu đó là gì? (quan họ, si, lượn, thổn thức, trong sáng, ...)

- Giới thiệu cụ thể về đối tượng

+ Loại hình nhạc (sân khấu) đó xuất phát ở đâu? Vùng đất ấy có đặc điểm như thế nào?

+ Nét sinh hoạt văn hoá đó thường diễn ra ở đâu? (Trong lao động hay trong mùa lễ hội)

+ Đặc điểm nội dung các câu hát, điệu hát là gì? Cách phối khí ra sao? Trang phục của người diễn có gì đặc biệt? ...

+ Đánh giá vai trò, vị trí của loại hình nhạc (sân khấu) có trong đời sống văn nghệ nói riêng và đời sống tinh thần của dân tộc nói chung.

Kết bài

- Trách nhiệm của chúng ta trong việc gìn giữ và phát huy sản phẩm văn hoá tinh thần đó là là?

Đề 3 trang 53 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Giới thiệu một ngành thủ công mĩ nghệ (hoặc một đặc sản, một nét văn hoá ẩm thực) của địa phương mình.

Gợi ý:

Bài thuyết minh cần có những ý cơ bản sau:

- Giới thiệu khái quát về ngành thủ công mĩ nghệ hoặc đặc sản, nét văn hoá ẩm thực (tên gọi, đặc điểm nổi bật).

- Giới thiệu các đặc điểm, tính chất cụ thể: nếu là ngành thủ công mĩ nghệ thì giới thiệu đặc điểm lao động làm ra sản phẩm, mẫu mã sản phẩm, tính năng, tác dụng của sản phẩm... Nếu là món ăn thì giới thiệu nguyên liệu, cách chế biến, đặc điểm món ăn như màu sắc, hương vị, cách thưởng thức… Nếu là một nét văn hoá ẩm thực thì giới thiệu những nét độc đáo văn hoá trong việc thưởng thức, các nghi thức ẩm thực...

- Giới thiệu lịch sử ngành thủ công mĩ nghệ hoặc đặc sản, nét văn hoá ẩm thực: Ra đời từ khi nào? Trải qua những thăng trầm thời gian ra sao? Gắn với tên tuổi của ai? Có những truyền thuyết gì liên quan?

- Giới thiệu tổng hợp về giá trị của ngành thủ công mĩ nghệ hoặc món ăn, nét văn hoá ẩm thực trong việc nâng cao vị thế của địa phương trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai.

Dàn ý tham khảo:

Mở bài:

– Ngành thủ công (hoặc đặc sản, hoặc nét văn hóa ẩm thực) mà bạn muốn giới thiệu là gì? Nó là sản phẩm của quê hương bạn hay của vùng miền khác?

Thân bài:

– Giới thiệu về vùng quê có nghề truyền thống hay có đặc sản, có nét văn hóa ẩm thực đó.

– Giới thiệu cụ thể về đối tượng:

* Với ngành thủ công, có thể thuyết minh về:

+ Nguồn gốc hình thành nghề thủ công đó (nên lựa chọn các truyền thuyết hoặc những câu chuyện cũ để kể một cách tóm lược).

+ Sản phẩm của ngành thủ công đó là gì? Có vai trò như thế nào trong cuộc sống?

+ Miêu tả lại công đoạn sản xuất (chú ý những “bí quyết nhà nghề” có tính đặc trưng trong quá trình tạo ra sản phẩm).

+ Nghề thủ công ấy trong thời hiện đại có những thay đổi ra sao? (ví dụ sự can thiệp của máy móc, công nghệ vào quá trình sản xuất như thế nào? …)

* Với các loại đặc sản hay nét văn hóa ẩm thực có thể thuyết minh về:

+ Quá trình tạo nên sản phẩm (cũng cần chú ý những “bí quyết” riêng).

+ Cách thưởng thức sản phẩm đó như thế nào để nó trở thành một nét văn hóa.

+ Đánh giá chung về ý nghĩa, vai trò của đối tượng vừa được thuyết minh.

Kết bài: – Đánh giá khái quát vai trò của nó đối với xã hội (ngành thủ công) hoặc với kho tàng văn hóa ẩm thực nói chung.

Tham khảo văn mẫuThuyết minh về một ngành thủ công mỹ nghệ hoặc đặc sản của địa phương mình

Đề 4 trang 53 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Giới thiệu một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thê sôi nổi của thời đại.

Gợi ý:

Học sinh có thể chọn một trong hai kiểu lễ hội, kiểu lễ hội mang tính truyền thống còn giữ được nét đẹp cổ xưa hoặc kiểu lễ hội mang tính thời đại, thể hiện khí thế sôi nổi.

Bài viết cần giới thiệu được những nét chính sau đây:

- Giới thiệu khái quát: Tên lễ hội, thời điểm tổ chức lễ hội, đặc điểm chung nổi bật của lễ hội...

- Giới thiệu lịch sử của lễ hội: Có từ bao giờ? Xuất phát từ đâu? Trải qua một quá trình như thế nào?

- Giới thiệu quy trình tổ chức một lễ hội từ khâu chuẩn bị đến quá trình diễn ra và kết thúc.

- Giới thiệu giá trị của lễ hội trong đời sống tinh thần, văn hoá của con người...

Dàn ý tham khảo:

Mở bài

- Giới thiệu tên, địa danh, thời gian mà lễ hội diễn ra.

Thân bài

- Điểm độc đáo của lễ hội là gì? (Ví dụ: lễ hội chợ Viềng (Nam Định), mỗi năm chỉ họp một phiên,...)

- Giới thiệu cụ thể về lễ hội:

+ Nguồn gốc của lễ hội (gắn với những sự tích hay sự kiện gì đặc biệt.)

+ Miêu tả tóm tắt những nghi thức và các trò chơi có tính truyền thống trong lễ hội. Chú ý nêu những ý nghĩa của các nghi thức trong xã hội.

+ Nét đặc trưng của lễ hội này (để phân biệt với các lễ hội khác) là ở những điểm gì?

+ Lễ hội trong thời đại đã có những thay đổi gì ra sao?

+ Lễ hội trong con mắt du khách,...

Kết bài

- Suy nghĩ của bản thân về việc giữ gìn và phát huy bản sắc vốn quý của lễ hội văn hoá ấy, ...

-/-

Trên đây là phần hướng dẫn soạn văn 10 viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh với cả 4 đề bài, các em nên nắm rõ từng dàn ý cho từng đề để có thể chuẩn bị bài viết số 5 về văn thuyết minh được tốt nhất.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM