Hướng dẫn soạn bài Viết bài làm văn số 2 với đầy đủ nội dung lý thuyêt được nhắc lại cùng gợi ý làm các đề bài trong SGK Ngữ văn 10 tập 1.
Soạn bài Viết bài làm văn số 2 ngắn gọn
Đề 1 trang 81 SGK Ngữ văn 10 tập 1:
Kể lại truyện cổ tích hoặc một truyện ngắn mà anh (chị) yêu thích
Dàn ý:
a) Mở bài: Giới thiệu truyện ngắn “Bến quê”.
b) Thân bài:
– Nhĩ là người từng trải, đã từng khi nhiều nơi trên thế giới trong suốt cuộc đời mình.
– Thế nhưng, đến cuối đời anh mới nhận ra một nơi ngay gần nhà mình mà chưa từng đặt chân đến..
– Từ đây những dằn vặt trong anh diễn ra, và anh nhận ra nhiều điều giản dị vô ngần từ người vợ tần tảo.
– Anh muốn đứa con trai sẽ thực hiện ước mơ của anh đí ang kia bãi bồi bên kia sông đẻ tận hưởng vẻ đẹp của nó.
– Nhưng tiếc rằng thằng bé lại bị cuốn vào thú vui mà xao nhãng nhiệm vụ của bố.
c) Kết bài: Câu chuyện khép lại với hành động của Nhĩ vẫy tay nhưu muốn nhắc nhở đứa con.
Không chỉ đưa cho các em học sinh cách lập dàn ý đề bài 1 trang 81, Đọc tài liệu còn có một số bài văn mẫu cho nội dung Viết bài làm văn số 2 lớp 10 đề 1 để các em tham khảo.
Đề 2 trang 81 SGK Ngữ văn 10 tập 1:
Hãy tưởng tượng mình là Xi-mông, kể lại chuyện Bố của Xi-mông.
Dàn ý:
a) Mở bài: Giới thiệu câu chuyện thông qua lời của Xi-mông.
b) Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự các sự kiện bằng ngôi kể của Xi-mông.
– Tôi luôn bị các bạn xa lánh và bắt nạt do không có bố.
– Tôi thất vọng và rầu rĩ ngồi bên bờ sông thì chú Philip xuất hiện, trò chuyện cùng tôi, an ủi tôi và đưa tôi về nhà.
– Tôi nhận chú Philip làm bố của mình và luôn giữ niềm tin mình có một người bố là chú Philip.
c) Kết bài: Kết lại câu chuyện.
Đề 3 trang 81 SGK Ngữ văn 10 tập 1:
Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thuỷ cung, Trọng Thuỷ đã tìm gặp lại Mị Châu. Những sự việc gì đã xảy ra ? Hãy kể lại câu chuyện đó.
Lưu ý: Đối với đề bài này, có ba tình huống có thể xảy ra cho học sinh lựa chọn:
- Gặp lại Trọng Thủy, Mị Châu cảm động và nhận lời nối lại duyên xưa.
- Gặp lại Trọng Thủy, Mị Châu tức giận bỏ đi.
- Gặp lại Trọng Thủy, Mị Châu giảng giải lẽ đúng sai. Trọng Thủy rất ân hận, muốn nối lại duyên xưa, nhưng Mị Châu không chấp nhận.
Dàn ý:
1. Mở bài:
Hoàn cảnh (không gian, thời gian, tình huống xảy ra câu chuyện): Sau khi tự tử ở Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mị Châu.
- Sau khi an táng cho vợ, Trọng Thuỷ ngày đêm buồn rầu khổ não.
- Một hôm đang tắm, Trọng Thuỷ nhìn thấy bóng Mị Châu ở dưới nước bèn nhảy xuống giếng ôm nàng mà chết.
2. Thân bài
- Khung cảnh của cuộc gặp gỡ dưới thủy cung:
+ Quang cảnh chung.
+ Sự xuất hiện của Mị Châu.
- Tâm trạng của Mị Châu – Trọng Thủy sau khi gặp lại nhau trong suốt thời gian dài xa cách:
+ Trọng Thủy vui mừng khôn xiết.
+ Mị Châu xao xuyến nhưng oán trách, giận hờn.
- Câu chuyện của Mị Châu và Trọng Thủy ở chốn thủy cung:
+ Mị Châu trách Trọng Thủy và nhớ lại những kỉ niệm về tình yêu. Nàng cũng đau đớn kể về kết cục của cha và chính mình.
+ Trọng Thủy thanh minh cho những lỗi lầm của mình, khẳng định tình cảm của mình với Mị Châu, và bày tỏ ước nguyện muốn nối lại duyên xưa.
+ Tuy rất xúc động trước tấm lòng của Trọng Thủy, nhưng Mị Châu không đồng ý lại nối duyên với chàng.
+ Trọng Thủy đau khổ từ giã nhưng những hàng nước mắt cứ tuôn ra như mưa. Chàng hóa thân thành những bọt nước biển mang hình giọt lệ.
3. Kết bài: Nêu cảm xúc của nhân vật Trọng Thủy.
Đề 4 trang 81 SGK Ngữ văn 10 tập 1:
Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh (chị) về tình cảm gia đình, tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất.
Dàn ý:
1. Mở bài
- Giới thiệu mối quan hệ của bản thân với người mà mình đã có được kỉ niệm giàu ấn tượng và sâu sắc (ông bà, cha mẹ, bạn bè, thầy cô…).
- Kể lại hoàn cảnh nảy sinh kỉ niệm ấy.
2. Thân bài
* Giới thiệu chung về tình cảm của bản thân với đổi tượng.
* Kể về kỉ niệm.
- Câu chuyện diễn ra vào khi nào ?
- Kể lại nội dung sự việc.
+ Sự việc xảy ra thế nào ?
+ Cách ứng xử của mọi người ra sao ?
- Kỉ niệm ấy đã để lại trong bản thân điều gì? (Một bài học, thêm yêu quý ông bà, bạn bè, thầy cô hơn…).
3. Kết bài
- Nhấn mạnh lại ý nghĩa của kỉ niệm ấy.
- Tự hào và hạnh phúc vì có được người ông (bà, cha mẹ, bạn, thầy cô …) như thế.
Soạn bài Viết bài làm văn số 2 hay nhất
Đề 1 trang 81 SGK Ngữ văn 10 tập 1:
Kể lại truyện cổ tích hoặc một truyện ngắn mà anh (chị) yêu thích
Dàn ý:
1. Mở bài
– Kể giới thiệu gia cảnh bố mẹ Sọ Dừa.
– Sự ra đời thần kì và hình ảnh dị dạng của Sọ Dừa.
2. Thân bài
Lần lượt kể các sự việc sau:
– Sọ Dừa đi chăn bò cho nhà Phú ông những tưởng sẽ rất khó khăn nhưng cậu chăn rất giỏi.
– Phú ông cắt cử ba cô con gái đưa cơm cho Sọ Dừa.
+ Hai cô chị ác nghiệt, kiêu kì, thường hắt hủi Sọ Dừa.
+ Cô út hiền lành, tính hay thương người, đối đãi với Sọ Dừa rất tử tế.
– Cô út nhiều lần bắt gặp Sọ Dừa biến thành chàng trai tuấn tú khôi ngô đem lòng yêu thương chàng.
– Sọ Dừa đòi mẹ sang hỏi cho mình con gái Phú ông.
– Hai cô chị xấu tính nên từ chối. Cô út vì biết được thân hình của Sọ Dừa nên cúi mặt, e lệ bằng lòng.
– Sọ Dừa đi thi. Trước khi đi còn dặn dò và trao cho vợ những vật hộ thân.
– Hai cô chị bày mưu ác rồi đẩy cô em vào bụng cá.
– Cô em không chết, dạt vào sống ở đảo hoang rồi may mắn nhờ vào những vật hộ thân mà gặp được chồng mình.
3. Kết bài
– Hai cô chị thấy cô em trở về thì xấu hổ bỏ đi biệt tích.
– Vợ chồng quan trạng từ đấy sống hạnh phúc bên nhau.
Đề 2 trang 81 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Hãy tưởng tượng mình là Xi-mông, kể lại chuyện Bố của Xi-mông.
Dàn ý:
1. Mở bài
- Giới thiệu: Tôi là Xi-Mông, tối vốn là một đứa trẻ mồ côi cha. Tôi sống với mẹ Blang-sốt.
2. Thân bài
- Đến trường tôi thường:
+ Bị bạn bè trêu như thế nào ?
+ Bản thân đau đớn ra sao ? (trong suy nghĩ, hành động,…)
+ Cảm giác sợ hãi, muốn lẩn tránh, xa lánh bạn bè.
- Tôi đã bỏ lên bờ sông, trong đầu vướng vấn ý định tự tử ngay lúc ấy.
+ Kể lại tâm trạng vô cùng tuyện vọng lúc ở bờ sông.
+ Cảnh vật lúc đó thế nào ? Nó khiến "tôi" cảm giác ra sao ?
- Đang tuyệt vọng, bỗng nhiên có một bàn tay chắc nịch đặt lên vai tôi. Đó là bác thợ rèn Phi-líp.
+ Miêu tả đôi chút về ngoại hình của bác.
+ Kể lại việc bác thợ rèn nói chuyện với mình ra sao.
+ Bác đưa mình về và nói chuyện với mẹ thế nào.
- Vô cùng sung sướng khi Bác Phi-líp đồng ý nhận làm cha của mình. Muốn khoe với các bạn và tự hào vì mình có bố.
- Ngày hôm sau khi đến trường tôi không còn lo lắng, sợ hãi trước những lời trêu ghẹo của những đứa bạn, tôi tự tin, hãnh diện vì đã có bố.
3. Kết bài: Cảm nhận sau khi có bố (hạnh phúc, tự hào,...)
Đề 3 trang 81 SGK Ngữ văn 10 tập 1:
Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thuỷ cung, Trọng Thuỷ đã tìm gặp lại Mị Châu. Những sự việc gì đã xảy ra ? Hãy kể lại câu chuyện đó.
Lưu ý: Đối với đề bài này, có ba tình huống có thể xảy ra cho học sinh lựa chọn:
- Gặp lại Trọng Thủy, Mị Châu cảm động và nhận lời nối lại duyên xưa.
- Gặp lại Trọng Thủy, Mị Châu tức giận bỏ đi.
- Gặp lại Trọng Thủy, Mị Châu giảng giải lẽ đúng sai. Trọng Thủy rất ân hận, muốn nối lại duyên xưa, nhưng Mị Châu không chấp nhận.
Dàn ý:
1. Mở bài
– Sau khi an táng cho vợ, Trọng Thuỷ ngày đêm buồn rầu khổ não.
– Hàng ngày, Trọng Thủy thường ra bên giếng, nhớ lại những chuyện vợ chồng ngày xưa.
– Trọng Thủy nhảy xuống giếng tự tử để đền tộ với Mị Châu, với Âu Lạc.
2. Thân bài
– Trọng Thuỷ lạc xuống Thuỷ cung.
+ Vì trong lòng luôn ôm nỗi nhớ Mị Châu nên sau khi chết, linh hồn Trọng Thuỷ tự tìm đến thuỷ cung.
+ Miêu tả cảnh ở dưới thuỷ cung (cung điện nguy nga lộng lẫy, người hầu đi lại…).
– Trọng Thuỷ gặp lại Mị Châu.
+ Đang ngơ ngác thì Trọng Thuỷ bị quân lính bắt vào đại điện.
+ Trọng Thuỷ được đưa đến quỳ trước mặt một người mà lính hầu gọi là công chúa.
+ Sau một hồi lục vấn, Trọng Thuỷ kể rõ mọi sự tình trong niềm ân hận. Lúc ấy Mị Châu đã cảm động, rưng rưng nước mắt.
– Mị Châu kể lại chuyện mình và trách Trọng Thuỷ.
+ Mị Châu chết, được vua Thuỷ Tề nhận làm con nuôi.
+ Mị châu cứng rắn nặng lời phê phán oán trách Trọng Thuỷ: Trách chàng là người phản bội; trách chàng gieo bao đớn đau cho hai cha con nàng và đất nước.
+ Mị Châu nhất quyết cự tuyệt Trọng Thuỷ rồi cả cung điện tự nhiên biến mất.
– Trọng Thuỷ còn lại một mình: Buồn rầu, khổ não, Trọng Thuỷ mong ước nước biển ngàn năm sẽ xoá sạch lầm lỗi của mình.
3. Kết bài
– Trọng Thuỷ hoá thành một bức tượng đá vĩnh viễn nằm lại dưới đáy đại dương.
* Lưu ý: Người viết có thể vẫn dựa vào dàn ý nêu trên nhưng có thể chọn nội dung câu chuyện khác, ví dụ:
– Trọng Thuỷ và Mị Châu gặp gỡ nhau. Hai người tỏ ra ân hận. Nhưng rồi họ quyết định từ bỏ mọi chuyện ở dương gian để sống cuộc sống vợ chồng hạnh phúc nơi đáy nước.
+ Sau khi nghe Trọng Thủy giải thích, ban đầu Mị Châu không đồng ý tha thứ, nhưng Trọng Thủy đã làm mọi việc để chuộc lỗi, thể hiện sự thay đổi của bản thân nên đã nhận được sự tha thứ, hai người trở thành tri kỉ.
⇒ Nếu chọn phát triển câu chuyện theo hướng này, ta nhấn mạnh đến chi tiết ngọc trai – giếng nước – lời tha thứ của Mị Châu dành cho Trọng Thủy.
Đề 4 trang 81 SGK Ngữ văn 10 tập 1: Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của anh (chị) về tình cảm gia đình, tình bạn, tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất.
Dàn ý:
* Gợi ý chủ đề: Cô giáo – người thay đổi cuộc đời tôi.
1. Mở bài:
– Do được bố mẹ chiều từ nhỏ nên tôi là một đứa trẻ ham chơi và hay quậy phá trong lớp.
– Mọi giáo viên đều không thích tôi, cho đến khi tôi gặp cô Mai – Giáo viên chủ nhiệm lớp 3 của mình.
2. Thân bài:
– Sự ham chơi và những trò quậy phá tôi hay làm trên lớp ⇒ Mọi người xa lánh, bạn bè và thầy cô không thích.
– Cô giáo mới nhận lớp (hình dáng và tính cách).
– Những trò nghịch ngợm của tôi đã được cô giải quyết bằng tình yêu thương.
– Cô bảo ban, dạy cho tôi từng li từng tí, giúp tôi trở thành một học sinh gương mẫu của lớp.
– Tôi giúp đỡ các bạn và mọi người xung quanh nên được mọi người yêu quý.
– Cảm nhận về những ngày đó, thể hiện lòng biết ơn với cô.
3. Kết bài:
– Tôi nỗ lực học tập và trở thành một thầy giáo.
– Lời cảm ơn đối với cô
Hướng dẫn chung viết bài làm văn số 2
1. Ôn lại đặc điểm chung của phương thức tự sự đã được học ở THCS:
Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc: Sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa. Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê.
Đặc điểm chung của phương thức tự sự là có cốt truyện, bao gồm chuỗi sự việc, sự kiện, những diễn biến, tình tiết câu chuyện được liên kết với nhau một cách hợp lý. Nhân vật có khi là người, loài vật, sự vật… tuỳ theo phương thức sáng tác khác nhau và mục đích giao tiếp khác nhau.
2. Các bước làm một bài văn tự sự
- Suy nghĩ kĩ về đề tài phải viết, sao cho câu chuyện nêu được một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc.
- Lập dàn ý: Sau khi chọn được đề tài, cần hình dung câu chuyện định kể diễn ra như thế nào để xây dựng cốt truyện: có những nhân vật nào, những sự việc gì, gồm những chi tiết nào, thứ tự các sự việc, chi tiết ra sao,... Lập dàn ý cho bài viết theo bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Sau khi lập dàn ý, cần tập trung tư tưởng để làm bài; chú ý kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm để câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
- Viết xong, nên đọc lại để bổ sung hoặc sửa chữa những lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu,...
3. Ôn lại những kiến thức đã học: lập dàn ý; chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu; kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
Dàn ý chung của bài văn tự sự:
* Mở bài:
- Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
* Thân bài: Kể diễn biến sự việc.
– Khi kể chuyện, cụ thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, việc gỡ xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết. Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định (câu chuyện diễn ra ở đâu? Khi nào? Với ai? Như thế nào?....)
– Nhưng để gây chú ý bất ngờ, hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, ta có thể đem kết quả, sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại và kể tiếp các sự việc đó xảy ra trước đó.
- Trong khi kể, người viết thường kết hợp miêu tả sự việc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả.
* Kết bài:
– Kể kết cục sự việc.
– Nêu cảm nghĩ về truyện.
-/-
Kết quả cần đạt
Sau khi xem xong phần Soạn bài Viết bài làm văn số 2 - Văn tự sự, các em học sinh cần biết cách vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học để viết được một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.