1. Chuẩn bị
Yêu cầu:
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
- Khi đọc hiểu văn bản thơ trữ tình hiện đại, các em cần chú ý:
+ Đọc toàn bộ bài thơ, nhận diện các yếu tố hình thức của văn bản, từ nhan đề, đặc điểm thể loại, bố cục,... đến giọng điệu chung của bài thơ.
+ Xác định nhân vật trữ tình - người đang giãi bày, thổ lộ tình cảm trong bài thơ.
+ Phân tích hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu thơ,... kết hợp liên tưởng, tưởng tượng, kết nối với hiểu biết của cá nhân để hình dung về thế giới tự nhiên, xã hội, con người trong văn bản thơ, qua đó, tìm hiểu những cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình.
- Đọc trước văn bản Việt Bắc, tìm hiểu thêm thông tin về nhà thơ Tố Hữu.
Trả lời
- Tác giả Tố Hữu
+ Tố Hữu: (1920 - 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh tại thị xã Hội An (tỉnh Quảng Nam), quê ở làng Phù Lai (nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế).
+ Năm 1937, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và từ đó hoàn toàn hiến dâng cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng.
+ Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng nên các chặng đường thơ cũng song hành với các giai đoạn của cuộc đấu tranh ấy đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ.
2. Đọc hiểu
Nội dung chính:
Việt Bắc là khúc ca hùng tráng và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể hiện sự gắn bó, ân tình sâu nặng với nhân dân, đất nước trong niềm tự hào dân tộc…Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1: “Mình”, “ta” trong bốn dòng thơ đầu là những ai?
Trả lời
Ta - nhân dân Việt Bắc, mình cán bộ cách mạng – tác giả.
Câu 2: Người ở lại đang gợi nhắc những kỉ niệm nào?
Trả lời
Người ở lại đang gợi nhắc những kỉ niệm:
- Mưa nguồn suối lũ, mây mù
- Miếng cơm chấm muối
- Trám măng
- Mối thù nặng vai
- Kháng Nhật, Việt Minh
- Những địa danh Tân Trào, Hồng Thái
Câu 3: Những kỉ niệm nào đã sống lại theo nỗi nhớ của nhân vật trữ tình?
Trả lời
- Kỉ niệm về thiên nhiên: Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê
- Kỉ niệm về hình ảnh con người Việt Bắc: bát cơm, củ sắn lùi, chăn sui, những bà mẹ tần tảo, lớp học i tờ,....
Câu 4: Hãy tưởng tượng bức tranh thiên nhiên và con người trong đoạn thơ này.
Trả lời
Bức tranh thiên nhiên và con người trong đoạn thơ này: có màu sắc, âm thanh chủ đạo và rất sinh động đa dạng: khi lắng dịu, khi rực rỡ chói chang, khi rộn ràng náo nức. Tương ứng với mỗi màu sắc, âm thanh của tự nhiên là một nét đẹp con người. Thiên nhiên làm nền cho con người và chính con người lại tô điểm cho thiên nhiên trở nên đẹp đẽ sinh động hơn.
Câu 5: Những địa danh lịch sử và không khí chiến đấu, chiến thắng đã được tái hiện thế nào qua những vần thơ lục bát này?
Trả lời
- Địa danh lịch sử với những chiến công tiêu biểu góp phần quan trọng:
+ Phủ thông, đèo Giàng: diễn ra các trận hồi đầu cuộc kháng chiến chống Pháp
- Sông Lô – phố Ràng: nơi đánh tàu chiến Pháp trong chiến dịch Việt Bắc và trận đánh phố Ràng
- Cao – Lạng: Cao Bằng và Lạng Sơn, năm 1950 ta mở chiến dịch giải phóng biên giới Việt – Trung
- Không khí chiến đấu
+ điệp điệp trùng trùng: những đoàn quân nối tiếp nhau
+ dân công đỏ đuốc từng đoàn/ Bước chân nát đó, muôn tàn lửa bay: là hình ảnh dân quân bước đi hiên ngang không sợ hãi, không chùn bước.
- đèn pha bật sáng như ngày mai lên: là hình ảnh của đoàn ô tô quân sự, xe kéo pháo, chở súng đạn, thuốc men lương thực rùng rùng ra trận.
Câu 6: Người ở lại muốn gửi gắm tâm tư gì với người về?
Trả lời
Người ở lại muốn nhắc nhở người ra đi hãy luôn khắc sâu, ghi nhớ những kỉ niệm sâu đậm với quê hương cách mạng Việt Bắc trong kháng chiến. Dẫu có về thành thị xa xôi, về với phố đông sáng đèn thì những năm tháng gắn bó với chiến khu Việt Bắc vẫn là quãng thời gian không thể nào quên.
Câu 7: Người về đã đáp lại những suy nghĩ của người ở lại thế nào?
Trả lời
Người về đã đáp lại những suy nghĩ của người ở lại:
- Trấn an, an ủi người ở lại Đường về, đây đó gần thôi!
- Niềm tin, hi vọng vào tương lai tươi sáng Ngày mai về lại thôn hương… Ngược xuôi tàu chạy, bốn bề lưới giăng.
Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Dựa vào hình thức trình bày của văn bản và sự xuất hiện luân phiên của các từ xưng hô “mình” và “ta”, hãy xác định kết cấu của tác phẩm. Kết cấu đó gợi cho em liên tưởng đến thể loại nào của văn học dân gian?
Trả lời
- Tác phẩm chia thành 3 phần
+ Phần 1: 8 câu đầu: Diễn tả cảm xúc cuộc chia tay
+ Phần 2: tiếp đến câu 20: Lời của người dân Việt Bắc
+ Phần 3: còn lại: Lời của người cách mạng
- Tác phẩm Việt Bắc gợi liên tưởng đến thể loại ca dao.
Câu 2: “Mình”, “ta” trong bài thơ này là những ai? Dựa vào yếu tố nào trong văn bản và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ để xác định điều đó?
Trả lời
- Trong đoạn trích bài thơ “Việt Bắc”, từ mình được dùng để chỉ bản thân người nói - ngôi thứ nhất, nhưng cũng còn dùng ở ngôi thứ hai. Từ ta là ngôi thứ nhất, chỉ người phát ngôn, nhưng có khi ta chỉ chúng ta. Cặp đại từ này được sử dụng rất sáng tạo, biến hóa linh hoạt:
+ Có trường hợp: mình chỉ những người cán bộ, ta chỉ người Việt Bắc (Mình về mình có nhớ ta/ Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng).
+ Có trường hợp: mình chỉ người Việt Bắc, ta chỉ người cán bộ (Ta về, mình có nhớ ta/ Ta về, ta nhớ những hoa cùng người).
+ Có trường hợp: mình chỉ cả người cán bộ và người Việt Bắc (như chữ mình thứ ba trong câu: Mình đi mình lại nhớ mình).
Câu 3: Tâm trạng bao trùm của cả “mình” và “ta” trong đoạn trích là gì? Từ tâm trạng ấy, những kỉ niệm nào đã ùa về? (Ví dụ: kỉ niệm về thiên nhiên Việt Bắc,...).
Trả lời
- Tâm trạng bao trùm: tình cảm lưu luyến, bịn rịn.
- Từ tâm trạng ấy, những kỉ niệm đã ùa về:
+ thiên nhiên khắc nghiệt của Việt Bắc như mưa nguồn suối lũ
+ chiến khu đầy gian khổ, cơm chấm muối, mối thù nặng vai
+ sản vật miền rừng trám bùi, măng mai
+ mái nhà nghèo nàn nhưng ấm áp tình người, tình cách mạng
+ ngày tháng cơ quan gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
+ người mẹ, cô em gái mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của người lao động
+ lớp học trò i tờ, những giờ liên hoan
+ những ngày giặc đến giặc lùng.
Câu 4: Hình tượng thiên nhiên, con người và cuộc sống kháng chiến ở Việt Bắc đã được nhà thơ khắc hoạ qua những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nào? Hãy giải thích sự độc đáo hoặc nét đặc sắc của một trong các yếu tố nghệ thuật đó.
Trả lời
- Từ ngữ và hình ảnh: Nhà thơ sử dụng từ ngữ giản dị, mộc mạc, giàu hình ảnh, tạo nên sự gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên.
- Biện pháp tu từ:
+ Điệp từ nhớ diễn tả nỗi nhớ tràn đầy, tha thiết
+ Hoán dụ áo chàm chỉ người dân Việt Bắc, diễn tả tình cảm quân dân gắn bó, tha thiết
+ So sánh: Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu và Đêm đêm rầm rập như là đất rung.
+ Liệt kê
+ Phóng đại
- Bằng nghệ thật phóng đại: Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay nhà thơ Tố Hữu dường như đã tái hiện lại bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ để rồi giờ đây chỉ qua những dòng thơ ngắn gọn, ta như trở về với một thời hào hùng của cha ông. Giữa bóng tối vây quanh ngọn đèn pha như thắp lên niềm tin niềm hi vọng của quân dân về một tương lai tốt đẹp hơn.
Câu 5: Việt Bắc là một bài thơ hiện đại nhưng lại thấm đẫm chất dân gian. Hãy chỉ ra các biểu hiện của tính dân gian, tính hiện đại trong đoạn trích.
Trả lời
- Tính dân gian
+ Cấu tứ đối đáp trong ca dao với hai nhân vật trữ tình là mình và ta
+ Cảm xúc mang phong vị dân gian: đó là tình cảm gắn bó, chia sẻ nhau trong cảnh khó khăn, đề cao ân tình, đạo lí thủy chung…
+ Nhịp thơ uyển chuyển, linh hoạt, cân xứng, kết hợp hài hòa, dễ nhớ, thấm sâu vào tâm tư
+ Tố Hữu đã sử dụng nhiều hình ảnh quen thuộc trong ca dao, dân ca
- Tính hiện đại
- Miêu tả bức tranh tứ bình nơi Việt Bắc: hiên nhiên hiện lên tươi đẹp, sinh động đa màu sắc, được gợi lại bằng bút pháp chấm phá, đặc tả. Con người hiện lên vừa cụ thể vừa phiếm chỉ; cần cù trong lao động, thủy chung trong kháng chiến.
- Miêu tả bức tranh tứ bình bắt đầu là mùa đông và kết thúc đoạn thơ bằng hình ảnh mùa thu.
Câu 6: Em đọc được thông điệp gì từ đoạn trích Việt Bắc?
Trả lời
Thông điệp: Bài thơ không chỉ thể hiện sự gắn bó, ân tình sâu nặng với nhân dân, đất nước trong niềm tự hào dân tộc, mà còn là tiếng ca anh hùng tráng về cuộc kháng chiến chống Pháp và những con người bình dị nhưng mang phẩm chất anh hùng.