Soạn bài Vẻ đẹp của sông Đà Chân trời sáng tạo ngắn nhất

Xuất bản: 27/08/2024 - Tác giả:

Soạn bài Vẻ đẹp của sông Đà Chân trời sáng tạo ngắn nhất trang 18 được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Văn bản khắc họa vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng, gợi cảm của dòng sông Đà hiện lên dưới những góc nhìn khác nhau của tác giả.

Câu 1: Vẻ đẹp Sông Đà hiện lên như thế nào trong văn bản và được miêu tả từ những góc nhìn nào? Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện Sông Đà từ những góc nhìn đó?

Trả lời:

- Hình tượng con sông Đà hiện lên hiền hòa, trữ tình, thơ mộng, gợi cảm.

- Con sông Đà được miêu tả từ 3 góc nhìn:

+ Góc nhìn từ tàu bay:

• Từ trên tàu bay mà nhìn xuống sông Đà, không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hằng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc…;

• Con sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình…;

+ Góc nhìn của một cố nhân, tình nhân, của người đi rừng lâu ngày gặp lại sông Đà:

• Xuống một cái dốc núi, trước mắt thấy loang loáng như trẻ con nghịch chiếu gương vào mắt mình rồi bỏ chạy,…;

• Bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà. Chao ôi, trông con sông vui như thấy nắng ròn tan sau kì mưa dầm,...thác lúc ngay đấy.

+ Góc nhìn của người trôi thuyền trên sông phía hạ lưu.

• Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng như tờ.

• Thuyền tôi trôi qua một nương ngô… Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.

• Thuyền tôi trôi trên dải sông Đà bọt nước lênh đênh….

Câu 2: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong các câu văn:

- Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng Hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.

- Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.

Trả lời:

- Biện pháp so sánh:

Con sông Đà tuôn dài - một áng tóc trữ tình.

+ Bờ sông hoang dại - một bờ tiền sử.

+ Bờ sông hồn nhiên - một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.

- Tác dụng:

+ Tạo nhạc tính, làm câu văn hay, sinh động, hấp dẫn hơn.

+ Nhấn mạnh vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà.

+ Tình yêu tha thiết của tác giả dành cho cảnh sắc quê hương đất nước.

Câu 3: Tác giả thể hiện cảm xúc gì khi miêu tả Sông Đà? Tìm những chi tiết từ văn bản để làm rõ ý kiến của em.  

Trả lời:

- Cảm xúc của tác giả khi miêu tả Sông Đà là: say sưa, vui sướng, rộn rã, đắm say, thấy lòng mình như trẻ lại.

+ Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên sông Đà,…  

+ Chao ôi, trông con sông vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng… Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê,…

+ đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân.

+ …

→ Tình yêu tha thiết với dòng sông Đà, với thiên nhiên Tây Bắc.

Câu 4: Tìm những từ ngữ mà em cho là mới mẻ, thú vị trong văn bản và giải nghĩa các từ ngữ đó.

Trả lời:

- tãi (từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lờ lờ bóng mây dưới chân mình): rải mỏng và dàn đều ra trên bề mặt rộng.

lừ lừ chín đỏ: màu nước sông Đà mùa thu mang vẻ bực bội, giận dữ.

đằm đằm ấm ấm (nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân): êm và gợi cảm xúc sâu xa, lắng đọng.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM