Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Xuất bản: 04/08/2020 - Cập nhật: 03/09/2020 - Tác giả:

Hướng dẫn soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân, trả lời câu hỏi bài tập soạn Từ ngôn ngữ chung tới lời nói cá nhân trang 10 sách giáo khoa Văn lớp 11 tập 1.

Qua nội dung bài soạn Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân gồm: phần tóm tắt lí thuyết và hướng dẫn giải bài tập luyện tập SGK, Đọc Tài Liệu hi vọng các em có thể đạt được những mục tiêu sau:

- Thấy được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân.

- Hình thành và nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong lời nói cá nhân, năng lực sáng tạo của cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ trên cơ sở những từ ngữ và quy tắc chung

- Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc ngôn ngữ của dân tộc.

A- Kiến thức bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội

- Khái niệm: Ngôn ngữ là tài sản chung, là phương tiện giao tiếp chung của xã hội và cộng đồng.

- Tính chung trong ngôn ngữ được biểu hiện qua:

+ Các yếu tố ngôn ngữ chung (âm, thanh, âm tiết, từ và ngữ cố định)

+ Các qui tắc chung (qui tắc cấu tạo từ, cấu tạo ngữ, cấu tạo câu, đoạn, văn bản)

+ Các phương thức chung (phương thức chuyển nghĩa, chuyển loại từ)

II. Lời nói - sản phẩm riêng của cá nhân

- Khái niệm: Lời nói là sản phẩm của cá nhân tạo ra trên cơ sở vận dụng các yếu tố ngôn ngữ chung và tuân thủ các qui tắc chung.

- Cái riêng trong lời nói cá nhân được biểu hiện ở:

+ Giọng nói cá nhân

+ Vốn từ ngữ cá nhân

+ Việc chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng các từ ngữ chung, quen thuộc

+ Việc tạo ra từ mới

+ Việc vận dung linh hoạt sáng tạo những qui tắc chung, phương thức chung

+ Phong cách ngôn ngữ cá nhân thường gắn với các tác giả văn học nổi tiếng.

B - Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

I. Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân ngắn nhất

Bài 1 trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1 . Trong hai câu thơ dưới đây, từ thôi in đậm đã được tác giả sử dụng với nghĩa thế nào?

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

(Nguyễn Khuyến - Khóc Dương Khuê)

Trả lời:

- Chữ thôi nghĩa gốc tức là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó (thôi học, thôi việc,...).

- Trong câu thơ của Nguyễn Khuyến, từ thôi (thứ hai) được dùng với nghĩa chấm dứt, kết thúc cuộc đời, cuộc sống. Cách dùng này là sự sáng tạo nghĩa mới cho từ thôi. Nó thể hiện rõ dấu ấn lời nói cá nhân của Nguyễn Khuyến.

Bài 2 trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1

. Nhận xét về cách sắp xếp từ ngữ trong hai câu thơ sau. Cách sắp đặt như thế tạo được hiệu quả giao tiếp như thế nào?

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

(Hồ Xuân Hương - Tự tình)

Trả lời:

– Ở các câu thơ trên, Hồ Xuân Hương đã sử dụng biện pháp nghệ thuật đảo ngữ

– Ở trong các tổ hợp cụm danh từ đều đảo danh từ trung tâm lên trước: danh từ + phụ ngữ trước: rêu + từng đám, đá + mấy hòn

– Đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ: “Xiên ngang mặt đắt, rêu từng đám” (Từng đám rêu, xiên ngang mặt đất)

– Đưa các cụm động từ mạnh “Xiên ngang mặt đất”, “đâm toạc chân mây” làm vị ngữ lên trước

⇒ Tạo nên âm hưởng mạnh cho câu thơ, sự dữ dỗi của thiên nhiên cũng như của lòng người.

Bài 3 trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1. Tìm thêm những ví dụ thể hiện được quan hệ giữa cái chung và cái riêng như quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân.

Trả lời:

Ví dụ trong một loài cá chúng đều có những nét chung giống nhau như sống dưới nước, thở bằng mang. Nhưng mỗi con cá lại có những nét riêng khác nhau về kích thức, màu sắc, khối lượng. Như các loài cá đều đẻ trứng chỉ có cá heo, cá ngựa.. đẻ con..

II. Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân chi tiết

Dưới đây là phần nội dung soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân đầy đủ, chi tiết nhất cho các em tham khảo. Ngoài ra để xem được nhiều cách trình bày câu trả lời cho từng câu hỏi, các em có thể bấm vào từng câu hỏi để chuẩn bị bài thêm nhé.

Bài 1 trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1 . Trong hai câu thơ dưới đây, từ thôi in đậm đã được tác giả sử dụng với nghĩa thế nào?

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

(Nguyễn Khuyến - Khóc Dương Khuê)

Trả lời:

– Từ “thôi” vốn có nghĩa là chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó

– Từ “thôi” in đậm được Nguyễn Khuyến sử dụng để chỉ sự chấm dứt, kết thúc một cuộc đời

⇒ Đây chính là sự sáng tạo nghĩa mới cho từ “thôi” của Nguyễn Khuyến để làm giảm bớt đi sự đau lòng, xót xa khi mất đi một người bạn tri kỉ là Dương Khuê.

Bài 2 trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1.

Nhận xét về cách sắp xếp từ ngữ trong hai câu thơ sau. Cách sắp đặt như thế tạo được hiệu quả giao tiếp như thế nào?

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.

(Hồ Xuân Hương - Tự tình)

Trả lời:

- Từ ngữ được sắp xếp theo lối đối lập: xiên ngang – đâm toạc; mặt đất – chân mây; rêu từng đám – đá mấy hòn, kết hợp với hình thức đạo ngữ. Thiên nhiên trong hai câu thơ như cũng như đang nổi loạn cùng tâm trạng, nỗi niềm nhà thơ. Rêu là một sinh vật nhỏ bé nhưng cũng không chịu khuất phục; nó phải xiên ngang mặt đất. Đá vốn rắn chắc nhưng giờ cũng nhọn hơn để đâm toạc chân mây.

- Hiệu quả: Nhà thơ sử dụng biện pháp đảo ngữ để làm nội tâm trạng phẫn uất của thiên nhiên mà cũng là sự phẫn uất của nhà thơ. Các động từ mạnh như xiên, đâm kết hợp với các bổ ngữ như ngang, toạc thể hiện sự bướng bỉnh, ngang ngạnh của thi sĩ. Chính biện pháp đối lập và đảo ngữ, cách dùng các từ ngữ tạo hình đó đã tạo nên ấn tượng mạnh mẽ, làm nên cá tính sáng tạo của Hồ Xuân Hương. Đó cũng là cách miêu tả sáng tạo về thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương: bao giờ cũng chuyển động, căng đầy sức sống ngay cả trong những tình huống bi thảm nhất.

Bài 3 trang 13 SGK Ngữ văn 11 tập 1. Tìm thêm những ví dụ thể hiện được quan hệ giữa cái chung và cái riêng như quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân.

Trả lời:

Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân là quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Trong hiện thực, có rất nhiều hiện tượng cũng có mối quan hệ như vậy:

- Ví dụ: Một chiếc tivi Samsung là sự hiện thực hóa của loại máy thu hình. Nó mang đầy đủ những đặc điểm chung của thể loại máy này (có bóng hình, có loa,...) song nó lại mang những đặc điểm riêng của thương hiệu.

- Có thể nêu ví dụ khác về mối quan hệ giữa giống loài và từng cá thể, chẳng hạn: Giữa chim bồ câu với loài chim, giữa một con cá cụ thể với một loài cá,...

C - Tổng kết bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

  1. Ngôn ngữ là tài sản chung là phương tiện giao tiếp chung của cả cộng đồng xã hội; còn lời nói là sản phẩm được cá nhân tạo ra trên cơ sở vận dụng các yếu tố ngôn ngữ chung và tuân thủ các quy tắc chung.
  2. Ngôn ngữ chung của xã hội là cơ sở để sản sinh và lĩnh hội lời nói cá nhân.
  3. Lời nói cá nhân vừa có những biểu hiện của ngôn ngữ chung, vừa có những nét riêng. Hơn nữa, cá nhân có thể sáng tạo, góp phần làm biến đổi, phát triển ngôn ngữ chung.

-/-

Với toàn bộ nội dung chi tiết phía trên các em hoàn toàn có thể tự tin chuẩn bị bài soạn Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân trong phần soạn văn 11 tốt nhất trước khi lên lớp. Chúc các em học tốt.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM