Soạn bài Tự đánh giá Xử kiện

Xuất bản: 23/08/2022 - Cập nhật: 24/08/2022 - Tác giả:

Soạn bài Tự đánh giá Xử kiện (Trích Nghêu, Sò, Ốc, Hến) trang 87 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Cánh diều, đầy đủ câu trả lời và giải thích đáp án câu hỏi trong bài.

Để tổng hợp, ghi nhớ, vận dụng và liên hệ kiến thức đã học về Kịch bản chèo và tuồng, các em tiến hành làm bài Tự đánh giá Bài 3 trang 87-91 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Cánh diều. Đọc văn bản Xử kiện (Trích Nghêu, Sò, Ốc, Hến) và cùng Đọc tài liệu trả lời câu hỏi trong phần soạn bài Tự đánh giá dưới đây

Tóm tắt đoạn trích Xử kiện

Trần Ốc, một gã kẻ trộm, nhờ thầy bói là Lữ Ngao gieo quẻ chỉ hướng vào ăn trộm nhà Trùm Sò - một trọc phú trong vùng. Ốc đêm của trộm được bán cho Thị Hến, một gái góa trẻ đẹp, ma mãnh. Trùm Sò báo với lí trưởng (Lý Hà), thuê phù thuỷ dùng bùa phép tìm kẻ gian. Một tên gia định của Thị Hến, vì bất bình với cách đối xử cay nghiệt của Thị Hến, đã có lời nói hớ hênh, khiến tang vật do Ốc lấy cắp từ nhà Trùm Sò bị phát giác. Lí Hà giam giữ Thị Hến cùng tang vật. Đề Hầu xuất hiện, thấy Thị Hến xinh đẹp, có ý bênh vực thị. Sau đó, cả bọn bị giải lên huyện để quan xét xử. Thị Hến làm cho cả quận huyện (Huyện Trìa) lẫn Đề Hầu mê mệt nhan sắc của mình. Thị được tha bổng, Trùm Sò không lấy lại được tài sản mất cắp.

Soạn bài Tự đánh giá: Xử kiện

Câu 1 trang 90 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều

Sự việc trong đoạn trích diễn ra ở đâu?

A. Chốn huyện nha

B. Nhà Thị Hến

C. Nhà Trùm Sò

D. Nhà Đề Hầu

→ Đáp án: A. Chốn huyện nha

Câu 2 trang 90 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều

Thành ngữ cú nói có, vọ nói không trong lời của Huyện Trìa có nghĩa là gì?

A. Lời khai của Trùm Sò mâu thuẫn, không trung thực

B. Lời trình của Đề Hầu mâu thuẫn với lời khai của Trùm Sò và Thị Hến

C. Lời khai của Trùm Sò và Thị Hến mâu thuẫn, không biết đúng sai, phân định thế nào cho thoả đáng

D. Lời khai của Thị Hến với Đề Hầu và Huyện Trìa không thống nhất

→ Đáp án: C. Lời khai của Trùm Sò và Thị Hến mâu thuẫn, không biết đúng sai, phân định thế nào cho thoả đáng

Giải thích: Vì giữa hai người này quan chưa biết xử sao, những lời khai thì chưa rõ ràng nên chưa phân định được, cần nhờ đến thầy Đề viết lại cho đúng.

Câu 3 trang 90 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều

Phương án nào phát biểu đúng về nhân vật Thị Hến trong văn bản?

A. Bị Trùm Sò hống hách, ỷ thế phụ gia vu oan tội tàng trữ đồ ăn trộm, bắt giải quan (bỏ)

B. Chăm chỉ lao động, không làm việc gì bất chính

C. Khai báo trung thực, đầy đủ

D. Lợi dụng thói háo sắc của quan lại để tìm cách thoát tội

→ Đáp án: D. Lợi dụng thói háo sắc của quan lại để tìm cách thoát tội.

Giải thích: Thị Hến đã dùng những lời nói ngon ngọt để  thoát tội: “Như việc ấy nhờ ơn trên phân giải/ Thời duyên kia đành phận thiếp vương mang/ Xin ngài hãy thương/ Vốn tôi ưng dạ.”

Câu 4 trang 90 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều

Dòng nào thể hiện nhận xét đúng về việc xử kiện của Huyện Trìa và Đề Hầu trong văn bản?

A. Đổi trắng thay đen.

B. Con kiến mà kiện củ khoai

C. Nén bạc đâm toạc tờ giấy

D. Có tiền mua tiên cũng được

→ Đáp án: A. Đổi trắng thay đen.

Giải thích: Nhờ lời ăn nói ngọt của Thị Hến Huyện Trìa đã xử cho Hến thắng, thay đổi hết những lời khai.

Câu 5 trang 90 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều

Văn bản xử kiện có gì giống với các văn bản khác trong Bài 3?

A. Đều là kịch bản sân khấu dân gian.

B. Đều thể hiện số phận bất hạnh của người phụ nữ

C. Đều thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ

D. Đều thể hiện tiếng cười phê phán các thói hư tật xấu trong xã hội

→ Đáp án: A. Đều là kịch bản sân khấu dân gian.

Giải thích: Bởi văn bản Thị Mầu lên chùa, Mắc mưu Thị Hến, Xúy Vân giả dại đều là những tác phẩm sân khấu dân gian.

Câu 6 trang 90 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều

Tình huống tạo ra tiếng cười trong đoạn trích trên là gì?

Trả lời:

Tình huống tạo ra tiếng cười trong đoạn trích là việc phân xử công lí dựa trên sắc đẹp, lời ăn nói ngọt ngào của Thị Hến rót mật vào tai Huyện Trìa. Tình huống này đã tố cáo và phản ánh lên thói hư tật xấu của thời xưa, vì sắc dục mà mờ đi lí trí, công bằng công lí.

Câu 7 trang 91 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều

Phân tích ý nghĩa của tiếng cười trong đoạn trích xử kiện.

Trả lời:

Tiếng cười trong đoạn trích Xử kiện đã lên án thói hư tật xấu của bọn quan lại, chính cách xử kiện đổi trắng thay đen này đã lộ rõ bản chất của người cầm quyền, đáng lẽ là người cầm cân nảy mực thì phải công bằng nhưng ông quan huyện lại chọn sắc dục chứ không quan tâm đến bằng chứng. Đoạn trích Xử kiện đã tạo nên tiếng cười sảng khoái bởi sự mâu thuẫn và tình huống giữa các nhân vật tạo ra, tiếng cười khong chỉ là tiếng cười tự nhiên mà còn là tiếng cười phê phán, lên án, châm biếng.

Câu 8 trang 91 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều

Đặc điểm của kịch bản tuồng được thể hiện như thế nào ở văn bản Xử kiện?

Trả lời:

Đặc điểm của kịch tuồng được thể hiện qua văn bản Xử kiện là những thủ pháp gây cười như kết cục bất ngờ, lối chơi chữ. Tình huống truyện hết sức bất ngờ, trái ngược hoàn goàn so với dự đoán là Trùm Sò sẽ thắng nhưng cuối cùng lại về tay Hến.

Câu 9 trang 91 SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) bày tỏ suy nghĩ của em về bản án mà Huyện Trìa đưa ra.

Trả lời

Vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến nói về cuộc xử kiện của một vịa quan đứng đầu một huyện. Huyện Trìa đã đưa ra bản án cho vợ chồng Trùm Sò, tội hống hách ỷ phú gia để ăn hiếp quả phụ thân cô và xử phạt theo pháp công “ Cứ lấy đúng pháp công / Tội cả chồng lẫn vợ”. Có thế thấy quan huyện xử phạt theo bản năng của người đàn ông về sắc dục chứ không phải vì tham lam tiền bạc, bản án theo đúng những gì đề ra, không thêm không bớt tội nhưng lại không công bằng Thị Hến thì được tha còn Trùm sò vừa bị phạt vừa không lấy lại được của cải đã mất.

Xem thêm đoạn văn mẫu: Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về bản án mà Huyện Trìa đưa ra

-/-

Trên đây là nội dung hướng dẫn Soạn bài Tự đánh giá Xử kiện trang 87 SGK Ngữ văn 10 tập 1 Cánh diều đầy đủ, chi tiết cho các em tham khảo, giúp các em soạn văn 10 Cánh diều tốt hơn mỗi ngày.

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM